Gotama Cetiya, tuyệt tác bảo tháp ở Sài Gòn

02 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 12556)
"BỘ ẢNH - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 02 FEB 2015

Gotama Cetiya, tuyệt tác bảo tháp ở Sài Gòn

 

GNO - Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.


image124
Tháp chùa Bửu Long - nhìn từ xa, như một tòa lâu đài ẩn mình trong tán cây xanh mát

Chùa cách trung tâm TP.HCM hơn 20km - là một không gian vừa để tham quan du lịch, vừa là chốn tâm linh Phật giáo bình an, tĩnh lặng.

Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của HT.Thích Viên Minh, trụ trì. Sau khi hoàn thành chánh điện, Bửu Long tự giống như một tòa lâu đài sừng sững, oai nghiêm giữa đất trời.

Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.

Chùa Bửu Long được xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn - tạo cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức Tăng thống Phật giáo Sri Lanka tặng thiền viện một cây bồ-đề chiết từ cây mẹ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ-đề Phật cảnh.


image126
Và nhìn từ phía sau


image128
Được biết, ngôi tháp là nơi tôn trí xá-lợi Phật, Thánh Tăng để Phật tử xa gần chiêm bái, đảnh lễ

Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ-tát Tất-đạt-đa tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm (tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn), xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite, điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka (A Dục) tại các Phật tích Ấn Độ.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ - nơi Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn, nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. 

image130
Ngắm ngôi tháp trong một cự ly gần qua ống kính của PV Giác Ngộ

image132
Từ bên trong bảo tháp nhìn ra là hồ bán nguyệt xanh thẳm 

cùng không gian trong lành với cây xanh và nắng vàng của ngày cuối năm tĩnh lặng

Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tai là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.

Về tới Bửu Long, ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật giáo, Phật tử còn có dịp được chiêm bái xá-lợi Phật và Thánh Tăng. Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Pali, ngôn ngữ từ thời Đức Phật - đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ-đề được chiết từ nhánh cây bồ-đề ở nơi Phật thành đạo tại Ấn Độ, sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật giáo.

image134
Những trụ đèn bằng đá quanh tháp tạo nên nét cổ kính, trang nghiêm

image136
Nét kiến trúc đặc trưng của PG Nam tông trên các trụ đèn

image138
Con đường này, bạn có thể vừa đi vừa thở vào thở ra nhẹ nhàng, tĩnh lặng

image140
Bóng tháp soi xuống hồ bán nguyệt

image142
Và ở góc này, bạn như đang lạc giữa Âu châu cổ kính

Bài, ảnh: Vũ Giang

Bảo tháp Gotama Cetiya là nơi lý tưởng để bạn vừa tham quan du lịch, ghi lại những bức hình độc đáo, vừa rũ bỏ mọi căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống.

 

 

image143
Men theo đường Nguyễn Xiển, bạn sẽ đến nơi có ngôi chùa nguy nga và tráng lệ. Đó là chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Bửu Long) với không gian yên tĩnh, tách biệt với sự náo nhiệt giữa chốn Sài Gòn.

image144
Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 ha, nằm trên một ngọn đồi bao quanh bởi rừng cây xanh, hướng ra bờ sông Đồng Nai. Đây là nơi lý tưởng để bạn vừa tham quan du lịch vừa tìm thấy sự thanh tịnh cho riêng mình.

image145
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã đặt văn phòng tại đây để làm trung tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành Phật giáo nguyên thủy.

image146
Chùa Bửu Long có sự kết hợp độc đáo bởi lối kiến trúc của bốn quốc gia gồm Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Đây cũng là nơi được xây dựng theo nền văn hóa Phật giáo cổ đại cùng nét kiến trúc triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Do đó, Bửu Long mang một vẻ đẹp riêng, độc đáo và lạ so với những ngôi chùa khác trong nước.

image147
Bảo tháp Gotama Cetiya nằm trong khu chùa này, có quy mô lớn nhất Việt Nam, là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000m, cao 70 m. Nơi đây thể hiện nét cổ kính của Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka.

image148
Trước tòa tháp là hồ nước hình bán nguyệt với màu xanh ngọc, được xem là điểm nhấn giúp ngôi chùa thêm lộng lẫy.

image149 
Thỉnh thoảng, từng cơn gió thổi ngang qua giữa không gian tĩnh lặng. Tiếng chuông gió trên đỉnh tòa tháp lại ngân vang leng keng. Ngước nhìn bầu trời xanh thẳm, chiêm ngưỡng tòa tháp uy nghiêm và lắng nghe tiếng chuông gió, hẳn du khách sẽ thấy lòng bình yên vô cùng.

image150
Lối dẫn vào chính điện với những con rồng uốn lượn đang ngậm ngọc rất uy nghi.

image151
Giữa lối vào chính điện là một cánh cửa lớn màu vàng đồng với những biểu tượng, hoa văn Phật giáo được chạm trổ tinh xảo.

image152
Bên trong chính điện mỗi tầng tháp là khu vực thờ các vị Thánh Tăng ngồi quanh đức Phật Thích Ca trông giống người thật.

image153
Leo hết bốn tầng thang gỗ là tới đỉnh của tòa tháp. Bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh ngôi chùa, ngắm bốn bề cây xanh bao phủ và tàu thuyền qua lại tấp nập trên sông Đồng Nai.


Phan Ngọc Hạnh

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++BỘ ẢNH BÊN DƯỚI:

NOTE: Lấy ảnh và tựa dưới cho mục BỘ ẢNH BÊN DƯỚI:

Những bức ảnh thời sự gây xúc động

++++++++++++++++++

BỘ ẢNH - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 02 FEB 2015

Những bức ảnh thời sự gây xúc động




Một cậu bé cố gắng cứu đẩy chiếc xe nôi sau cơn bão Hanna khủng khiếp tại Haiti vào năm 2008 là cảnh tượng cho thấy nỗi thống khổ mà người dân ở đây phải đối mặt sau thiên tai. Patrick Farrell, nhà báo của tờ Miami Herald tại Mỹ, ghi lại thảm cảnh tại Haiti bằng loạt ảnh đen trắng. Ông gọi loạt ảnh đó là "Sau cơn bão". Ảnh: Patrick Farrell.




Năm 2006, chính quyền Israel yêu cầu những người định cư trái phép rời khỏi nhà của họ. Oded Balilty, một nhiếp ảnh gia Israel, chụp cảnh tượng một người định cư chống trả quyết liệt hơn chục cảnh sát. Bức ảnh cho thấy sức mạnh và quyết tâm của người dân khi lâm vào thế đường cùng. Ảnh: Oded Balilty




Một người lớn đưa Agim Shala cậu bé hai tuổi tại Kosovo, qua hàng rào thép gai để sang trại tị nạn Kukes bên lãnh thổ Albania, nơi gia đình em đang chờ. Carol Guzy, tác giả bức ảnh, đã đoạt giải Pulitzer vào năm 2000. Giống như Agim, hàng vạn người Kosovo đã sang trại tị nạn Kukes để tránh làn sóng bạo lực ở quê hương. Ảnh: Carol Guzy


Carolyn Cole, phóng viên ảnh của báo Los Angeles Time, cảm thấy kinh hãi khi chứng kiến cảnh tượng vỏ đạn phủ kín một đường phố ở thủ đô Monrovia trong cuộc nội chiến tại Liberia. Thành phố Monrovia là nơi chịu tác động nặng nề nhất của cuộc chiến bởi những trận giao tranh ác liệt giữa binh sĩ chính phủ và lực lượng nổi dậy. Ảnh: Carolyn Cole




Vào ngày 6/10/1976, sinh viên trường Đại học Thammasat cùng hàng nghìn người dân Thái Lan biểu tình tại thủ đô Bangkok để phản đối sự trở về của tướng Thanom Kittikachorn - một nhà độc tài sống lưu vong ở nước ngoài. Thanom từng chỉ đạo cuộc đảo chính vào năm 1971 và giải tán quốc hội. Lực lượng an ninh đã đánh, bắn, tra tấn, cắt bộ phận cơ thể, thiêu và sát hại người biểu tình. Neal Ulevich, người chụp bức ảnh, đoạt giải Pulitzer vào năm 1977. Ảnh: Neal Ulevich




"Sau sóng thần" là tên bức ảnh mà Arko Datta, phóng viên của Reuters, chụp tại Tamil Nadu, Ấn Độ sau thảm họa sóng thần vào năm 2004. Arko thấy một phụ nữ Ấn Độ úp mặt trên đất, dang hai tay khi thấy tử thi của những người thân thiệt mạng vì sóng thần. Bức ảnh đầy thương tâm giúp Arko đoạt giải cao nhất trong cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới 2004. Ảnh: Arko Datta



Khoảnh khắc phi cơ thứ hai lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York hôm 11/9 lọt vào ống kính của Steve Ludlum, một nhiếp ảnh gia. Những khối cầu lửa bốc lên và khói bao trùm tòa nhà trước khi nó sập. Giới truyền thông bình luận rằng bức ảnh có sức mạnh to lớn, khó diễn tả bằng lời. Ảnh: Steve Lumdlum



"Operation Lion Heart" là tên bức ảnh về Saleh Khalaf, một cậu bé 9 tuổi bị thương rất nặng bởi vụ nổ bom tại Iraq. Giới chức Mỹ đã đưa em tới một bệnh viện ở thành phố Oakland, bang California - nơi các bác sĩ thực hiện hàng chục ca phẫu thuật để cứu sinh mạng em. Sự dũng cảm và nghị lực sống phi thường của em khiến mọi người cảm phục. Họ gọi em là "người có trái tim của sư tử". Deanne Fitzmaurice, tác giả bức ảnh, làm việc cho báo San Francisco Chronicle. Nó giúp Deanne đoạt giải Pulitzer vào năm 2005. Ảnh: Deanne Fitzmaurice




Khi núi lửa Nevado del Ruiz tại Colombia phun trào vào năm 1985, nó gây lở đất trên diện rộng. Thảm họa kép phá hủy nhiều thành phố và khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng. Omayra Sanchez, một bé gái, mắc kẹt trong bùn và đống đổ nát suốt ba ngày. Mặc dù sống sót sau trận lở đất, Omayra vẫn qua đời sau đó vì thân nhiệt giảm và chứng thối hoại cơ thể. Hàng trăm triệu người trên hành tinh đã chứng kiến cái chết đau đớn của em trên màn hình tivi. Sự chậm trễ của chính quyền trong hoạt động cứu hộ là nguyên nhân gián tiếp khiến em không thể giữ mạng sống. Frank Fournier, một nhà báo, đã chụp ảnh Omayra trong bùn trước khi em qua đời. Ảnh: Frank Fournier




Do không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định an toàn, methyl isocyanate và nhiều loại khí gas khác đã rò rỉ tại nhà máy hóa chất Union Carbide India Limited ở thành phố Bhopal, Ấn Độ vào năm 1988, gây nên một vụ nổ khủng khiếp. Khoảng 15.000 người chết, 558.125 người bị thương vì vụ nổ. Khi Pablo Bartholomew, một phóng viên ảnh Ấn Độ, tới hiện trường của vụ nổ để đưa tin, anh cùng Raghu Rai, một nhà báo ảnh khác, gặp một người đàn ông chôn một đứa trẻ. Em bé tử vong vì vụ nổ ở nhà máy hóa chất. "Bức ảnh có sức mạnh to lớn và rất cảm động. Nó cho thấy mức độ tàn khốc của thảm họa", Raghu Rai bình luận. Ảnh: Pablo Bartholomew


Minhhà


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

THANK YOU

23 Tháng Mười 2016(Xem: 9387)
10 ngày đêm chiêm ngưỡng Trường Sa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 8224)
- Khởi hành từ Cát Lái - Sàigon 18/4/2014
18 Tháng Chín 2016(Xem: 10117)
- Kỳ 1: Con tàu HQ-571
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 9759)
Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).