RFI - HỘI HỌA - ÂM NHẠC - ĐIỆN ẢNH

29 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12722)

Paris, người Việt và tranh Lê Tài Điển

le_tai_dien

Thụy Khuê RFI Thứ tư 30 Tháng Giêng 2013

Để tìm những ký hiệu ngôn ngữ gắn bó với con người, tôi thường hình dung những chữ phù hợp với phong cách nghệ thuật của một vài nghệ sĩ, ví dụ với Lê Thị Lựu là niềm âu yếm, dịu dàng; Vũ Cao Đàm là những mãnh liệt thầm kín; tranh Nguyễn Trung chứa đựng khát vọng dục tình... nhưng chưa bao giờ nghĩ đến một ký hiệu cho tranh Lê Tài Điển bởi hội họa của ông với tôi là bí mật, dù đã quen nhau rất lâu và cùng sống trên đất Pháp. Có một chữ gần ông nhất là ít : nói ít, viết ít, vẽ ít...

Ở người hoạ sĩ vẽ ít ấy, tranh Lê Tài Điển chia làm hai vùng : 

Một vùng dễ hiểu chứa đựng những màu sắc, đường nét tươi sáng, rất trừu tượng, trẻ trung, mạnh bạo, dứt khoát vươn lên như muốn phá vỡ bức thành cổ của phục hưng hay ấn tượng, để xây dựng họa hình mới, tác phẩm mở, vào muôn vàn ngõ rẽ khác biệt.

Những bức tranh trong sáng của ông còn rọi về tuổi trẻ của chúng tôi, lớp người sang Pháp thập niên 60-70, xuất dương du học hay tập nghề, một niềm tin vào "tương lai xán lạn".

Mầu xanh lơ trên bầu trời không gợn mây hay những mảnh lam biếc đầy hấp lực, biểu dương lý tưởng tự do, mà chúng tôi vừa tập tễnh tiếp xúc trên đường tha hương sách vở. Cái mầu xanh ấy, màu xanh mà ngày nay, bất cứ chính trị gia nào cũng dành làm "nền" cho các bài diễn văn của mình, thời ấy còn là hiếm. Những vạch sơn vững chãi đầy nam tính trên tranh ông, là sự tự tin, đôi khi thái quá, và cũng là niềm kiêu hãnh của một tuổi trẻ muốn chinh phục thế giới bên ngoài.

Đó là phần lạc quan, dễ hiểu, trong tranh Lê Tài Điển, phần họa hình ánh sáng.

Nhưng Lê Tài Điển còn một vùng tối. Phần sâu kín, âm u, bi quan, và bí mật.

Nụ cười xé hai của ông luôn luôn gợi cảm giác đớn đau, một thứ phũ phàng của định mệnh, một khối u trong tâm hồn, một bệnh chứng di căn không có cách gì lành trong con người. Người Việt.

Ông không dùng ký hiệu ngôn ngữ bình thường để giao tiếp. Tất cả dường như đã cất kỹ vào kho, khuất trong nội tạng, thỉnh thoảng hé ra một chút, loé lên trong ánh mắt, phẫn nộ như một tia lửa, bùng lên rồi biến mất, để lại cho người nhận chút hoài bão, sững sờ, tê dại.

Ở Lê Tài Điển là sự truyền chân cảm, rất ít, rất nhanh và thật vội, như sợ người ta biết được, nhận được và hiểu được bí mật của mình.

Bí mật ấy là một vũ trụ u ám, phải chú ý lắm mới có thể bắt gặp.

Trong một buổi triển lãm tranh ông tại Paris, đã khá lâu, tôi không còn nhớ rõ ngày tháng. Kỷ niệm mạnh nhất để lại cho người xem là những gam màu tối, vô thể, vô hình, chứa đựng những khối u, tan nát, vỡ vụn.

Dường như ông muốn vẽ cái đau đớn, cô độc của chính mình trong cuộc đời nghệ sĩ những đêm say lạc ngủ quên trên con tàu từ Paris ra ngoại ô, đến cuối đường lại quay trở lại.

Thân xác đi, ở, nhập, vào toa tầu những đêm đông lạnh và buồn ấy, đến sáng.

Còn tranh đã nhúng hồn và máu trong những con tầu say.

Tranh ông thể hiện con đường rầy ngoại ô Paris-Sartrouville, lạnh lội những đêm đông mưa dầm giá buốt, những căn nhà xiêu vẹo cạnh đường rầy đuổi nhau trên khung kính toa tầu, những mảnh đời nhờ nhờ đen như mầu da những người sống bên cạnh lộ.

Tranh ông ngoặc những nét sần sùi thô nhám trên những khung cửa lõm vào mình immeuble HLM (Habitation à loyer modéré - nhà cho thuê rẻ tiền) tối om và ẩm ướt, những gờ thang máy bẩn thỉu hỏng quanh năm, những cửa kính vỡ, toác hoác đón gió lùa, những bức tường bôi bác vết nhơ, những đứa trẻ bơ vơ, lạc, loạn trong xì ke ma tuý...

Tranh ông thể hiện chái sau những quán ăn Tàu, Việt, Paris khu mười ba, mười tám, những xưởng may quần áo lậu, hậu trường thiếu vệ sinh, thuê người trái phép, bóc lột nhân công, cả một hệ thống bí mật giấu trong những gói rác, đổ vội trong đêm khuya sau khi thực khách cuối cùng rời tiệm.

Tranh ông phản ảnh niềm tuyệt vọng ẩn trong những giấc mơ của người dân nhược tiểu, hăm hở đến kinh đô ánh sáng để tìm "tương lai tươi sáng", lại chỉ gặp được định mệnh đắng cay, tàn khốc.

Tranh ông thể hiện niềm tuyệt vọng chung của người nhập cư từ những nước nghèo tìm đến Paris, mong hưởng chút bơ thừa, sữa cặn, của một xã hội thừa ánh sáng, thiếu nhân tình.

Và cũng từ Paris, nẩy sinh niềm tuyệt vọng riêng của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, sự lưu lạc của một kẻ sống dưới ánh sáng, mà vẫn tưởng mình là bóng tối.

Ông vẽ những thất lạc của con người trong đêm, như con tàu, cứ lao đi, đi mãi, mà không biết dừng lại ở một chốn nào...

Sự lưu lạc của ông cũng là sự lưu lạc của chúng tôi, hậu duệ của bọn người đầu thai nhầm thế kỷ. Paris, dĩ nhiên huy hoàng và mỹ lệ, dưới vạn ánh đèn. Nhưng có mấy ai biết Paris còn là một vũ trụ đen sâu đầy cạm bẫy của bóng đêm và bất hạnh, của những thất bại không ngừng, của những thờ ơ và lãnh đạm, của những kỳ thị hoang vu, của những chuyện chẳng lành đến từ quê cũ, của những hổ thẹn của một dân tộc đội sổ về quyền làm người...

Paris càng sáng càng vui càng tự do bao nhiêu, thì lũ đầu thai nhầm thế kỷ chúng tôi càng cảm thấy lạc loài sinh nhầm tổ quốc, có lúc tự nhủ giá mình là người Lào, người Thái...

Tranh Lê Tài Điển nói lên được cái "trót lỡ" ấy, cái trót lỡ đầu thai nhầm thế kỷ ấy, mà chúng tôi phải gánh như cây thánh giá trên mình, đeo nó bước đi trong kinh thành ánh sáng, nơi mọi người hoan hỷ, chỉ riêng bọn chúng tôi héo hắt với thập tự trong tim, bởi bao nhiêu "thành công" nghề nghiệp cũng không xoá được nỗi bất lực toàn diện, bó tay, không thể rút độc tài ra khỏi guồng máy thống trị, rút tham nhũng ra khỏi dân mình, rút bất công ra khỏi số phận những đứa trẻ bụi đời trên khắp nẻo Sài Gòn Hà Nội, rút ê chề khỏi thân thể những cô gái bán mình sang Hồng Kông, Hàn Quốc...

Sống trên đất Pháp từ lâu, quá lâu, gần ba phần tư cuộc đời, đã là một nửa người Pháp, đã có thể trở thành người Pháp, nhưng tại sao nửa kia vẫn muốn, vẫn nhận, vẫn là người mình, mặc dầu khó ai biết rõ mình là ai, là người gì, ngoài tấm thẻ căn cước và tờ hộ tịch. Người ta bảo đó là người Pháp gốc Việt, người Mỹ gốc Việt, nhưng có ai rõ người là gì và gốc là gì? Điểm rõ nhất là sự xuất huyết nội tâm cả người lẫn gốc mỗi khi được tin về nước mình, từ thuở thuyền nhân vượt biển.

Ở những thuyền nhân sống sót đến Paris, lại một kỳ vọng mới cho tương lai. Bao nhiêu thế hệ đã qua, đến Pháp, hết lớp này lớp khác, mỗi lần đều mang một khát vọng mới: và nếu ai đó có thành công về kinh tế xã hội, cũng không khoả lấp được niềm tuyệt vọng của một dân tộc.

Một dân tộc không thiếu nhân tài, có nền văn hoá lâu đời, nhưng bao nhiêu thập niên đã trôi qua, không thể ngóc mình lên khỏi nấc thang chót về quyền làm người, cũng là nấc thang xác định nền văn minh của một nước. Đó là một cái nhục mà chúng tôi phải chịu, và chúng tôi có trách nhiệm.

Cái nhục ấy, chúng tôi, những kẻ đầu thai nhầm thế kỷ phải chịu trách nhiệm và mang trong người như một ung nhọt nội tâm, chưa có thuốc chữa và cũng không thể ngỏ cùng ai. Mà nói thế nào? Ngoài niềm tuyệt vọng dấu kín trong lòng, rồi một phút nào đó, bí mật trào qua nét bút.

Tranh Lê Tài Điển mang những nét bí mật như thế.

Một họa sĩ bảo: "Có những khuôn mặt dễ bắt, có những khuôn mặt khó bắt". Chữ bắt của ông thật tài tình, mà không chỉ với tranh, dường như với bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng vậy, đều có những đối tượng khó bắt và những đối tượng dễ bắt.

Lê Tài Điển là một khuôn mặt khó bắt. Khuôn mặt ở đây cũng là toàn bộ con người và nghệ thuật. Nhìn một bức tranh "tươi" của ông, với màu xanh hy vọng, sắc thắm, nhiều ánh sáng, đường nét dứt khoát không lưỡng lự, các gam màu ăn khớp trong mật độ hài hoà, vẫn thấy như có cái gì không ổn, "không đúng", chưa phải ông, chưa phải chúng tôi, không phải.

Trong tim của mắt, có sự từ chối những gì quá sáng, quá vui, nơi Lê Tài Điển. Ngược lại, chỉ khi nhìn những nét vá víu, ngượng nghịu, như quẹt vội, như bút ráp, những nét âm u, vô hình thức, chưa phải là hình, một thứ ánh sáng chưa thoát khỏi bóng đêm, một tương lai chưa đến đã vỡ, một kết hợp chưa thành đã vữa, đó mới thực là Lê Tài Điển.

Bởi tranh ông cũng là hiện thân cái mâu thuẫn, cái đen tối trong tâm hồn chúng tôi, những người Việt sống ở chốn này: ánh mắt nào cũng muốn lừ lên một chút phẫn nộ, uất ức cái gì đó, rồi lại dịu xuống chịu đựng, đợi chờ. Ai cũng muốn làm một cái gì đó cho đất nước, nhưng rồi vẫn ngồi trơ đó, bó tay, hoặc hồ hởi đi về, ngậm ân huệ mà nuốt trôi nhân cách.

Lê Tài Điển vẽ được cái bãi rác ấy trong tim chúng tôi. Vẽ được cái vùng phân tranh, bất phân thắng bại, nhưng không ai nhường ai, trong thâm tâm người Việt, đã có hoà bình gần một phần ba thế kỷ. Ông vẽ những đen tối cạnh tranh, của một cộng đồng chưa từng hội ngộ, chưa từng đoàn kết, nhưng đã lên ngôi những nghi ngờ, những đố kỵ, những đổ vỡ, những tàn tạ.

Paris, những ngày tuyết tháng 2/2012
Thụy Khuê

Đặng Thái Sơn biểu diễn nhạc Chopin tại Paris

RFI Bài đăng ngày 08/03/2010 Cập nhật lần cuối ngày 08/03/2010 17:06 TU

Trung tâm âm nhạc Cité de la Musique tại Paris mời nhạc sĩ Đặng Thái Sơn tham dự vào chương trình vinh danh Frédéric Chopin ngày Chủ Nhật 14/3/2010.

nhac_si_dang_thai_son

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn
DR

Trong khuôn khổ các chương trình kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhạc sĩ Frédéric Chopin, Trung tâm âm nhạc Cité de la Musique tại Paris tổ chức gần 20 buổi trình diễn để giới thiệu lại những tác phẩm của người nhạc sĩ đến từ Ba Lan, nhưng đã chọn nước Pháp làm quê hương thứ hai.

Nhân dịp này, Cité de la Musique đã mời nhạc sĩ Đặng Thái Sơn tham dự vào chương trình mang tên mang tên "Chopin, người của châu Âu".

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn là nguời châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng dương cầm quốc tế Chopin năm 1980.

Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn sẽ trình diễn :

Vào lúc 15 giờ - ngày Chủ Nhật 14 tháng 3/2010

Địa điểm : Cité de la Musique - 221 Avenue Jean Jaurès-75019 Paris

PHÁP - 

Bài đăng : Thứ năm 03 Tháng Mười Một 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 03 Tháng Mười Một 2011

 

Đăng biếm họa nhà tiên tri Mahomet, một tòa báo trào phúng bị phóng hỏa

hoa_si_biem_hoa_luz_cam_to_bao_charlie_hebdo

Họa sĩ biếm họa Luz cầm tờ báo Charlie Hebdo số đặc biệt được đặt tên lại là "Charia Hebdo", trước tòa soạn báo tại Paris đã bị hư hại, ngày 02/11/2011.

REUTERS/Benoit Tessier

Anh Vũ RFI

Rạng sáng ngày hôm qua, tòa soạn tuần báo trào phúng nổi tiếng của Pháp Charlie Hebdo tại Paris đã bị đốt cháy trước khi phát hành số đặc biệt đưa tranh biếm họa nhà tiên tri Hồi giáo Mahomet lên trang nhất.

Theo nguồn tin của Viện công tố Paris, có kẻ đã ném bom xăng gây ra vụ hỏa hoạn, tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hại một phần của tòa soạn. Cảnh sát đã vào cuộc điều tra, tuy chưa khẳng định cụ thể nhưng nhiều nghi vấn tập trung vào hướng đây là vụ tấn công có chủ định, liên quan đến số báo chuẩn bị phát hành.

Giám đốc xuất bản của tờ tuần báo, ông Stéphane Charbonnier khẳng định có sự liên hệ trực tiếp giữa vụ hỏa hoạn và số báo đặc biệt chuẩn bị ra. Đây là số báo thứ 1.011 nhân sự kiện phe nổi dậy Libya thông báo thiết lập lại luật Hồi giáo và sự thắng thế của đảng Hồi giáo Ennahda trong cuộc bầu cử tại Tunisia. Số báo này đăng trên trang nhất bức biếm họa nhà tiên tri Mahomet với những câu chơi chữ châm biếm hài hước được cho là nhạo báng nhà tiên tri của Hồi giáo.

Theo các lãnh đạo tuần báo thì sau sự kiện bị phóng hỏa, nhiều quầy bán báo tại Paris có thể đã từ chối bán số báo này. Chưa hết, ngày hôm qua trang mạng của tờ báo cũng đã bị tin tặc tấn công, đưa lên trang chủ một bức ảnh nhà thờ Hồi giáo và một bài kinh Coran được dịch sang tiếng Anh. Trên trang Facebook của tờ báo, hôm nay cũng tràn ngập các lời bình chửi rủa vì cho rằng số báo của Charlie Hebdo tuần này đã nhạo báng nhà tiên tri của đạo Hồi.

Đây không phải lần đầu tiên, năm 2006 khi cho đăng những bức vẽ biếm họa nhà tiên tri Mahomet của họa sĩ Đan Mạch, tờ báo hài huớc này cũng đã nhận được nhiều lời đe dọa.

Vụ hỏa hoạn xảy ra đối với tòa báo Charlie Hebdo lần này tuy chưa có kết luận điều tra nhưng vẫn gây nên những phản ứng bất bình trong dư luận và chính giới Pháp vì cho rằng việc tấn công vào một tòa báo là hành động xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận./

ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ bảy 29 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 29 Tháng Mười 2011

 

Đài Loan trưng bày tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị

ngai_vi_vi

Ông Ngải Vị Vị vắng mặt tại cuộc triển lãm ở Đài Loan (Reuters)

Thụy My

Hôm qua (28/10/2011), Viện bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc đã khai mạc cuộc triển lãm mới của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị, mang tên « Ngải Vị Vị vắng mặt ». Cuộc triển lãm này trưng bày nhiều tác phẩm táo bạo của nhà nghệ sĩ ly khai nổi tiếng thế giới đang bị Bắc Kinh đàn áp.

Đặc biệt có thể kể một bức ảnh trong đó nhà ly khai dùng ngón giữa trỏ vào chân dung Mao Trạch Đông trưng trên quảng trường Thiên An Môn, một hành động được xem là sỉ nhục đối với phương Tây. Một trong số các tác phẩm gây tranh cãi nữa là chân dung ông Ngụy Kinh Sanh, một trong những nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã bị tù 15 năm trước khi sang Mỹ sống lưu vong. 

Hoành tráng nhất là tác phẩm sắp đặt mang tên « Forever Bicycles », gồm 1.200 chiếc xe đạp được chồng chất lên nhau, biểu trưng cho sự thay đổi trong cộng đồng người Trung Quốc. Tác phẩm này vừa được Ngải Vị Vị hoàn tất sau khi được tạm trả tự do. 

Ông Ngải Vị Vị, một nghệ sĩ nhiều lần mạnh dạn công khai chỉ trích đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ hồi tháng Sáu, gây phẫn nộ cho dư luận thế giới. Sau ba tháng bị giam giữ ở một địa điểm bí mật, ông đã được tạm tha nhưng vẫn đang bị truy tố về tội trốn thuế, và bị quản thúc không cho ra khỏi Bắc Kinh. 

Ngải Vị Vị tuyên bố : « Chính sự khiếm diện của tôi đã tạo cho cuộc triển lãm một ý nghĩa đặc biệt ». Ông cho rằng việc ông phải vắng mặt trong cuộc triển lãm riêng lớn nhất từ trước đến nay của mình trước một cộng đồng người Hoa, tự nó đã nói lên tất cả. 

Hôm 13/10, tạp chí chuyên ngành nghệ thuật nổi tiếng của Anh, Art Review, đã tặng cho Ngải Vị Vị danh hiệu Nghệ sĩ gây ảnh hưởng nhiều nhất thế giới. Tổng biên tập tạp chí nhận định : « Ngải Vị Vị đã nhắc nhở cho giới nghệ thuật vai trò chính trị quan trọng của họ, như một nhân tố phản kháng, vượt ra khỏi lãnh vực đôi khi khép kín của các phòng triển lãm tranh và bảo tàng…Sự dấn thân của ông cho thấy nghệ thuật có thể tác động đến một lượng khán giả rộng rãi và gắn bó với thế giới thực ». Ngay sau đó Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối việc trao tặng danh hiệu này. 

Triển lãm kéo dài ba tháng, giới thiệu nhiều tác phẩm của Ngải Vị Vị được sáng tác từ năm 1983 cho đến nay, kể cả các tác phẩm sắp đặt, ảnh nghệ thuật, điêu khắc và video. Một phát ngôn viên chính phủ Đài Loan cho hay, bà Lộ Thanh, vợ ông Ngải Vị Vị dự định sẽ đến Đài Bắc vào tháng tới để xem triển lãm./

CUBA - 

Bài đăng : Thứ ba 24 Tháng Năm 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 24 Tháng Năm 2011

 

Một họa sĩ nổi tiếng Cuba chỉ trích đầu óc hẹp hòi của chính quyền

vladimir_alejo_montesdeoca

Vladimir Alejo Montesdeoca, con trai của một nhà ly khai Cuba đang tuyệt thực - ông Vladimir Alejo - trước cửa nhà mình tại La Habana, ngày 29/4/11.

Reuters

Thanh Phương

Họa sĩ Pedro Pablo Oliva đã bị Hội đồng tỉnh Pinar del Rio cách chức đại biểu, do ông đã tiếp các nhà đối lập tại xưởng vẽ của ông, và cũng vì ông đã chỉ trích chính phủ trên các trang mạng của phe đối lập Cuba.

Chính quyền Cuba xem ông Pedro Pablo Oliva là một « tên phản động », « tên phản bội Tổ quốc », nhận tiền của CIA và ủng hộ việc sáp nhập Cuba vào Hoa Kỳ. Trong một bức thư đăng trên trang web của ông, www.pedropablooliva, họa sĩ Oliva phản bác những lời cáo buộc đó. Theo ông, những lời cáo buộc này chỉ dựa trên việc ông đã dám bày tỏ những quan điểm của mình.

Hoạ sĩ Oliva khẳng định quyền của ông được tự do phát biểu và gặp gỡ các nhà đối lập. Ông viết: « Tôi là một người không chịu câm nín trước sai trái. Tôi cũng đấu tranh chống đầu óc hẹp hòi». Ông tuyên bố đấu tranh vì « một xã hội tốt đẹp hơn », nhưng không nhất thiết là phải lập ra một đảng khác, ngoài Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo ở Cuba.

23 Tháng Chín 2014(Xem: 15214)
Naked volunteers lie on Aletsch glacier, posing for photographer Spencer Tunick as part of an environmental campaign about global warming, on August 18, 2007. The campaign organized by Greenpeace is aimed at drawing attention to melting Alpine glaciers, a clear sign of global warming and man-made climate change according to the organization. (Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)
15 Tháng Chín 2014(Xem: 11352)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21671)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11569)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12794)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11806)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12435)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13129)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12397)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12993)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13668)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12228)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11606)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19409)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10467)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9982)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11460)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12506)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12140)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11239)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.