TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam về những vấn đề gì?

15 Tháng Sáu 201612:18 SA(Xem: 10690)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 15  JUNE 2016

TT Obama "làm mưa làm gió" từ Hà Nội tới Saigon

Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).

 

1/ Air Force One đến Nội Bài, phủ Chủ tịch nghi lễ đón tiếp, họp báo, dự đại yến, gặp Tổng bí thư và Thủ tướng.


image004Ngoại trưởng John Kerry đến phi trường Nội Bài - Hà Nội.

image006
TT Obama từ trong Air Froce One sân bay Nội Bài bước ra cửa máy bay giơ tay chào khách đón ở chân cầu thang lúc 21h32 tối 22/5/2016.


image008image010Bó hoa tươi đầu tiên do nữ sinh viên Trần Mỹ Linh trao tặng tổng thống; bên cạnh là ông đại diện phủ chủ tịch nước ra đón Tổng thống.

image012
Tổng thống Obama bước ra xe, Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius tháp tùng phía sau.

image014
Khoảng gần 10 giờ tối 22/5/16, sau khi nhận bó hoa tại chân cầu thang Air Force One ở sân bay Nội Bài, đoàn xe Tổng thống Obama chạy về khách sạn Mariotte ở trung tâm thủ đô Hà Nội cách khoảng 30km.

 
image016
Trên đường từ Nội Bài về Hà Nội, một thanh niên Việt cầm tấm bích chương welcome Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam.

image018
Dân chúng Hà Nội welcome TT Obama lúc nửa đêm tối đầu tiên 22/5/16.

image020
Đoàn xe TT Obama di chuyển trên đường phố Hà Nội sáng 23/5/16.

image022
Đoàn xe TT Obama di chuyển trên đường phố Hà Nội

image024
Lúc 10h30 sáng 23/5/2016, Tổng thống Obama và phái đoàn đến phủ chủ tịch nước VN ở Hà Nội.

image026
Ông Trần Đại Quang Chủ tịch nước (góc phải) đến tận cửa xe đón chào TT Obama sáng 23/5/2016.

image028
Một cháu bé gái tặng hoa cho TT Obama ngay bên cạnh cửa xe Cadilac One.

image030
TT Obama và Ct Trần Đại Quang duyệt hàng quân danh dự.


image032image034Quốc thiều hai nước cử hành.

image036
Hội đàm song phương bắt đầu ngay sau nghi lễ đón TT Obama tại phủ chủ tịch.

image038
Hai nhà lãnh đạo gặp nhau vui vẻ cả làng.


image040image042Ngay sau khi kết thúc hội đàm, lúc 11g30 ngày 23/5/16, Tổng thống Obama đã gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí  Minh. Sau khi thả thức ăn cho cá tại ao cá, TT Obama và phái đoàn đã quay lại phủ Chủ tịch để chuẩn bị cho buổi họp báo.

image044
Họp báo chung lúc 12g55 ngày 23/5/16.

image046
TT Obama vui vẻ trả lời báo chí trong cuộc họp báo.

image048
13g30 ngày 23/5/16, sau buổi họp báo, Tổng thống Mỹ Obama dự buổi đại yến cấp nhà nước; hai nhà lãnh đạo giữa bầy tiên nữ vui vẻ cả làng.

image050
Hai nhà lãnh đạo bắt tay "mối tình đồng minh" vui vẻ cả làng. Cú bắt tay mở ra trang sử mới trong mối quan hệ Việt - Mỹ.

 
image052
Nâng ly, một ông uống rượu vang đỏ, một ông uống rượu vang trắng vàng (có thể là sâm banh). Hai bàn tay cầm ly rượu vẫn khác nhau.

image054
16g30 ngày 23-5, TT Obama gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương đảng.

image056
TT Obama gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

image058
14g15 ngày 24-5, Tổng thống Mỹ Obama rời Hà Nội lên Air Force One bay vào Sàigon. Ảnh: Nguyễn Khánh

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

2/ Lúc 11g55 ngày 24-5, Diễn văn của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trước hơn 2.000 người được mời. Bài diễn văn tương tợ như bài diễn thuyết trước công chúng dài 30 phút; ông Obama phải ngừng lại nhiều lần vì tiếng vỗ tay.

 
image060
Ngoại trưởng John Kerry đến trước tại Trung tâm Hội nghị Mỹ Đình.

image062Khi TT Obama bước vào sân khấu Mỹ Đình trưa 23/5/2016, tiếng hoan hô nồng nhiệt kéo dài; TT Obama hai lần chắp hai tay chào mọi người.

 
image064Tổng thống nói bằng tiếng Việt: "xin chào, xin chào" trước khi phát biểu. Nhiều người nói rằng TT đọc diễn văn đã viết sẵn, nhưng nhiều người cho rằng phong thái diễn thuyết và nội dung diễn văn của TT đã làm rung động hàng triệu trái tim Việt Nam. Hình ảnh của TT Obama từ giờ phút này trở thành "Hiện tượng Obama" đối với dân chúng Hà Nội và là "Thần tượng" của dân chúng Sàigon đang theo dõi trên TV. Dù là "hiện tượng hay thần tượng", ông Obama đã "làm mưa làm gió" ở Việt Nam (theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen), chẳng bù với ông Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam tháng 11 năm ngoái buồn thỉu buồn thiu.

image066image068image070TT Obama đã phải ngừng lại nhiều lần vì những tràng pháo tay hoan nghênh.

image072
Mỹ Đình không đủ sức chứa dân chúng Hà Nội đành phải welcome TT Obama ngoài đường phố.

image074
Mỹ Đình không đủ sức chứa dân chúng Hà Nội đành phải welcome TT Obama ngoài đường phố.

image076Mỹ Đình không đủ sức chứa dân chúng Hà Nội đành phải welcome TT Obama ngoài đường phố.


3/ Thay vì dự "đại yến" vào buổi tối, TT Obama đi ăn tối tại quán bún chả bình dân ở phố Lê Văn Hưu Hà Nội.

image078
Tối 23/5/2016, ở trong parking khách sạn Mariotte, TT Obama đọc chương trình trong xe Cadilac trước khi xe chuyển bánh.

image080
Xe chở TT Obama dời khách sạn Mariotte, không ai biết đoàn xe sẽ đi tới đâu! Xe không cắm cờ hai bên.


image082image083Bất ngờ xe TT Obama ngừng trước quán bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu.

image085
Tài xế lấy khăn và nước đứng trước của xe lau xe trong lúc TT Obama chuẩn bị bước xuống.

image087
Báo chí Mỹ yêu cầu an ninh Mỹ cho vào trong quán bún chả.

image089
An ninh Việt Nam cho biết chỉ được phía Mỹ báo trước 30 phút TT Obama sẽ tới ăn tối ở quán bún chả Hươgn Liên.

image090
An ninh Việt Nam chỉ được phía Mỹ báo trước 30 phút đã tới ngay hiện trường yêu cầu các cư gia bên kia đường đóng tất cả các cửa sổ trên lầu lại.

image092
Cận vệ Mỹ xuất hiện ngay trước của quán bún chả.

image094
Cận vệ Mỹ trong và ngoài cửa quán đón TT Obama ngay khi ông bước vào quán.

image096
TT Obama nở nụ cười và bắt tay ngay các nhân viên phục vụ trong quán bún đón ông ở cửa.

 

image098TT Obama bắt tay các nhân viên quán bún chả và tỏ ra ngạc nhiên khi nhìn thấy một quán ăn ở Hà Nội lần đầu tiên (có lẽ nó không giống như mấy quán bánh Humberger ở Mỹ mà TT thường tới ăn).

image100
TT Obama và đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain bắt đầu nâng ly so đũa món bún chả trên bàn, chung quanh là các thanh niên nam nữ "vô tư ngồi đồng".

image102
TT Obama và đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain ngồi trên ghế nhựa "dzô" bia thoải mái. Bình dân hết cỡ. Có lẽ đây là những giây phút thư giãn hiếm có trong 8 năm làm tổng thống nước Mỹ của ông Obama.

* Đầu bếp Anthony Bourdain chia sẻ về sáu sự thật trong quan sát của ông khi ăn bún chả tại Hà Nội tối 23-5 cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama:

- Tổng thống dùng đũa rất thoải mái. Ông khéo léo gắp được những sợi bún dính vào nhau rất khó tách ra cùng với thịt heo và các món đi kèm với nước chấm của món bún chả. Ông thậm chí chỉ mất vài giây cho việc này.

- Tổng thống là người chuộng văn hóa phương Đông. Ông bâng khuâng nói về khoảng thời gian từng ở Indonesia của mình và ký ức về những hương vị, mùi thơm của thức ăn đường phố tại đó.

- Tổng thống rõ ràng rất thích ngồi trên chiếc ghế nhựa để ăn bún chả. Nó khiến tôi cảm thấy như đó là một buổi tối thư giãn của ông ấy. Ngay cả khi các mật vụ đang quanh quẩn ở đó.

- Phản ứng của những người dân tại Hà Nội trước việc tổng thống Mỹ chọn ăn bún chả đã vượt qua mọi tưởng tượng. Hiệu ứng đó thật không thể tin nổi. Ngày hôm sau có người thực sự đã khóc khi kể cho tôi nghe về sự bất ngờ và tự hào của họ, về phản ứng từ những người hàng xóm của họ trước lựa chọn bất ngờ về bữa ăn và chỗ ăn.

- Tổng thống là một trong số rất ít khách mời trong chương trình của tôi (chương trình truyền hình Parts Unknown của Đài CNN) đã hỏi êkíp quay phim xem họ có muốn ăn cùng không. Và ông ấy cũng đã để tâm tới việc chụp chung một tấm hình với tất cả họ khi chúng tôi xong việc.

- Tôi tin là ông ấy thích món bia hôm đó. (theo D. Kim Thoa /TTO)

image104Bà chủ quán bún chả Hương Liên nhìn TT Obama xơi bún.

image106
Một nhân viên trong quán bún chả cho biết TT Obama xơi 2 suất bún, dzô 2 chai bia (không biết bia hiệu gì?)

image108
Sau khoảng nửa tiếng "chén chú chén anh chén đầy chén vơi" với đầu bếp Bourdain,  TT Obama có vẻ "no say" đứng dậy ra về giơ ngón tay cái nói "number one" với các nhân viên trong quán.

image110
Bước ra cửa quán, TT Obama ngạc nhiên khi nhìn thấy dân chúng Hà Nội đã vây kín tứ bề đón chào ông.

image112
Ông liền tiến tới bắt tay từng người. Đây là bức ảnh đầu tiên của TT Obama tiếp xúc với dân chúng Hà Nội, và cũng là lần đầu tiên người Hà Nội nhìn thấy tận mặt bằng xương bằng thịt tổng thống đệ nhất siêu cường trên thế giới bình dị tới mức như vậy. Ấn tượng mạnh để lại là hình ảnh cá nhân TT Obama tương phản với đoàn xe "khủng" của phái đoàn di chuyển trên đường phố Hà Nội.


image114image116Và luôn tay bắt tay từng người.

image118
Và luôn tay bắt tay từng người.

image120
Và luôn tay bắt tay từng người.

 
image121
Và luôn tay bắt tay từng người.

 
image123
Và luôn tay vẫy chào dân chúng Hà Nội.

image125Và luôn tay vẫy chào dân chúng Hà Nội.

image127
TT Obama chào tạm biệt dân chúng Hà Nội trong đêm ăn tối ở quán bún chả Hà Nội khi bước ra xe.

image129
TT Obama lên xe chạy về hướng hồ Hoàn Kiếm.

image131
Trước đó khoảng một tiếng, Ngoại trưởng John Kerry đã đến hồ Hoàn Kiếm; ông tham quan quanh hồ và bước qua cầu Thê Húc vào bên trong đền Ngọc Sơn.

image133
- Có thể xe chở TT Obama chạy về hướng hồ Gươm biết đâu Tổng thống sẽ ghé vào đền Ngọc Sơn lễ Phật, lễ Thánh, lễ Vua nước Việt. TT Obama là người có niềm tin tín ngưỡng lịch sử, ngưỡng mộ và hiểu biết sâu đậm tập quán văn hóa các dân tộc trên thế giới; xem lại các hình ảnh phong cách trân trọng của ông khi gặp các Quốc vương Trung Đông, gặp Nhật Hoàng ... mới thấy cái "Lễ Nhạc" đúng mức của người lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, ảnh trên cho thấy hai nét mặt đăm chiêu của Ngoại trưởng John Kerry và bà trợ lý đứng ở trên cầu Thê Húc, ta có thể đoán vì lý do an ninh, TT Obama không thể đến đền Ngọc Sơn để viếng linh tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, ngài Văn Xương đứng tay cầm bút và Thần Rùa nghìn tuổi nằm trong tủ kính. Cho đến 18g40, ngoại trưởng John Kerry cùng đoàn rời đền Ngọc Sơn.

- Vua Lê Thái Tổ là nhân vật trong truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm; một sự tích thần thoại nổi tiếng trong dân gian Việt Nam kể lại câu truyện vào đầu thế kỷ 15, người anh hùng áo vải Lam Sơn Lê Lợi sau chiến thắng quân Minh lên làm Vua nước ta đế hiệu Lê Thái Tổ, nhân một đêm du ngoạn hồ Gươm, bỗng thấy Thần Rùa nổi lên mạn thuyền nói: - Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua rút gươm ra, nhanh như cắt, Thần Rùa há miệng đớp lấy thanh kiếm báu lặn sâu mất dạng; từ đó dân gian gọi hồ là hồ Hoàn Kiếm.


4/ TT bất ngờ đi thăm dân chúng ở làng Mễ Trì, huyện nam Từ Liêm và ghé quán trà đá bên đường hỏi chuyện đời sống.

Trưa 24/5/16, ngay sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ với 2000 đại biểu ở tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Tổng thống Obama đã lên xe ngay đi thăm người dân Hà Nội ở khu chợ làng Mễ Trì huyện nam Từ Liêm, xe đi đến đâu trời đổ mưa to đến đó. Với bộ quần áo mỏng sơ mi trắng sắn tay quần tây xanh đậm, tổng thống bước xuống chợ làng với cây dù đội mưa chào hỏi bắt tay và vào mấy của hàng buôn bán lẻ hỏi chuyện. Hình như ông nói với đầu bếp Anthony Bourdain mua ít bánh cốm Hà Nội về thủ đô Hoa Thịnh Đốn làm quà cho vợ! (Ảnh trích từ video).

image135Xe Tổng thống Obama di chuyển đến chợ làng Mễ Trì.

image137Xe Tổng thống Obama di chuyển đến chợ làng Mễ Trì.

image139Dân chợ làng Mễ Trì chiều 24/5/16 bất ngờ được đón Tổng thống Hoa Kỳ đội mưa đến thăm. (Đúng là "anh đến thăm em một chiều mưa. mưa dầm dề đường trơn ướt lối về...".

 
image141Tổng thống bắt tay từng người.

image143Tổng thống bắt tay từng người. Nụ cười của ông sảng khoái của ông bây giờ mới xuất hiện.

image145Nụ cười của ông sảng khoái của ông bây giờ mới xuất hiện.

image147

Nụ cười của ông sảng khoái của ông bây giờ mới xuất hiện.

image149

Anh chị bán món gì vậy? Bao nhiêu tiền một món?

image150

Những giây phút sảng khoái cuộc đời chia sẻ với đầu bếp Bourdain.

image151

Đầu bếp và cận vệ mưa ướt sũng.

image153

Ta vào quán bên đướng kia đi nào!

 
image155

TT Obama và đầu bếp vai ướt sũng đứng dưới mái quán nghèo "bàn" về cơn mưa Hà Nội.

image157

"Hậu Obama": Mưa Hà Nội

image159

 "Hậu Obama": Mưa Hà Nội - Mưa ngày nay, như lệ khóc phần đất quê hương tù đày... (thơ Hoàng Anh Tuấn)

image160

 "Hậu Obama": Mưa Hà Nội, người Hà Nội cõng người Thủ đô: Chuyện bình thường như "Thương người như thể thương thân!"

 

Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?”

Trên đường ra sân bay Nội Bài vào thành phố Sàigon, xe tổng thống đỗ lại một quán cóc bên đường, Tổng thống bước xuống xe bước vào và hỏi chị chủ quán: “Ngoài bán nước, thuốc lá, kẹo cao su còn bán gì nữa không?”, chị chủ quán cóc chỉ kịp trả  lời: “Dạ chỉ bán thế này thôi ạ!”

image161

Kể lại thời khắc không thể tưởng tượng được, bất ngờ được gặp Tổng thống Obama, chị Trà – chủ quán cóc trà đá nơi Tổng thống ghé vào cho biết: “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa”. Nguồn ảnh: Facbook.

image163

Đến sân bay Nội Bài, Tổng thống bước ra Air Force One để vào thăm Sàigon chiều 24/5/16.

image165

TT Obama vẫy tay chào Hà Nội. Ông hẹn sẽ trở lại thăm Việt Nam khi mãn nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ.

-Một Tiến sĩ Mỹ học ở Hà Nội, ông Thế Hùng ví von: "Tổng thống Barack Obama đã thể hiện văn hóa ứng xử trong nghệ thuật thu phục lòng người có 4 chữ “S”, đó là: Smile (Cười); Smart (Lịch sự): Speed (Nhanh nhẹn); Sincerity (Chân thành).

image167

Air Force One của TT Obama đang đáp xưống đường băng Tân Sơn Nhứt.

image169

Đại diện thành phố Sàigon đến tận chân cầu thang máy bay tặng hoa cho tổng thống Obama. Người đẹp Sàigon cứ mải nhìn về ống kính của phóng viên mà không nhìn thẳng vào TT Obama khi ông đang nói. Còn ông cận vệ thi đăm đăm quan sát bó hoa "tháp mười đẹp nhất bông sen".


image171 

Đoàn xe của TT Obama chạy về hướng chùa Ngọc Hoàng ở Đakao Tân Định.

image173

Đoàn xe của TT Obama chạy về hướng chùa Ngọc Hoàng ở Đakao Tân Định.

 image175image177

Dân Sàigon đội mưa chờ đón TT Obama.

image179

Dân Sàigon đội mưa đứng ngồi chờ đón TT Obama.

 
image181

Dân Sàigon đội mưa chờ đón TT Obama.

image182

Trẻ em Sàigon chờ đón TT Obama.

image184

Thanh nien Sàigon chờ đón TT Obama.

 
image185

Lão niên Sàigon chờ đón TT Obama.

image187

Phụ nữ Sàigon chào đón TT Obama.

image189

Lão niên, phụ nữ, thanh niên welcome TT Obama.

 
image191

Thanh niên Sàigon hô to: Obama, Obama khi đoàn xe của TT từ Tân Sơn Nhứt vào trung tâm thành phố.

 

image193image195

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

 
image197

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

 
image199

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

image201

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

image203

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

image205

Dân chúng Sàigon đứng ngẹt hai bên đường chào mừng TT Obama.

image207

Một phụ nữ bế con sẵn sàng với cái Iphon chụp hình tổng thống Obama.

image209

Một cửa hàng hớt tóc trưng tấm quảng cáo lớn hình TT Obama trước của tiệm.

image211

Mặt tiền chùa Ngọc Hoàng (ba chữ Thiên Địa Hội).  Sang đến thế kỷ thứ 19, khi Thiên Địa hội trở thành hội của người Việt rồi thì mục tiêu hoạt động của hội cũng không còn là phản Thanh phục Minh nữa mà chuyển sang chống thực dân Pháp cùng bọn tay sai để khôi phục độc lập cho Việt Nam.

image213

TT Obam bước vào sân bên trong đền Thiên Địa Hội (chùa Ngọc Hoàng), Trụ trì Thích Minh Thông và ông dẫn chuyện ra đón tổng thống trong lúc TT Obama chắp tay cúi đầu chào.

image215

TT Obama chắp tay cúi đầu chào. Hai vị kia mặt "ngây" ra không cúi đầu đáp lễ vị nguyên thủ số 1 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Tấm bảng phía sau không đề ba chữ "Thiên Địa Hội", cũng không đề "Chùa Ngọc Hoàng" mà đề "Chùa Phước Hải"!  

image217

Theo lời ông dẫn chuyện ở chùa Ngọc Hoàng, vì TT Obama theo đạo Tin Lành nên không nên thắp hương vì sẽ phạm tội với Chúa, Trụ trì Thích Minh Thông gõ mõ thắp nhang trong lúc T đang chăm chú nhìn bàn thờ Phật. Người tùy tùng sau lưng TT đang chăm chú quan sát trụ trì.

 
image219

Theo tin báo trong nước trích từ AP, Trụ trì Thích Minh Thông hỏi Tổng thống Obama có muốn cầu xin có con trai không? TT Obama trả lời: "Tôi thích con gái" (TT Obama và bà Michelle có hai cô con gái).

image221

Tấm ảnh "kỳ lạ" chụp TT Obama tại chùa Ngọc Hoàng: TT đang chắp tay, đang nghĩ gì, đang nói gì với ai mà khuôn mặt ông biểu lộ một trạng thái rất lạ!

TT Obama gặp gỡ giới trẻ và Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam

image223image225

Trưa 24 tức ngày 25/5/2016, tại Sàigon, TT Obama đã gặp gỡ 800 giới trẻ và cộng đồng doanh nhân VN.


image227image229

Tháp tùng TT Obama trong cuộc gỡ giới trẻ nhận thấy có Ngoại trưởng John Kerry, bà Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, bà Elizabeth Phú, Đại sứ Ted Osius, Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerry, và nhiều viên chức ngoại giao tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại Sàigon.

image231

Bài nói chuyện của TT Obama với giới trẻ và doanh nhân Việt Nam.

image233

TT Obama trở thành MC dẫn dắt chương trình hỏi và đáp với giới trẻ và doanh nhân Việt Nam.

image234

... hãy thử Rap một chút cho tôi nghe xem nào...

 

 image236image238image240

Giải khát tại chỗ

image241

Giới trẻ Việt Nam trong ngước "cực kỳ" thoải mái với nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

image243

Nhà lãnh đạo số 1của Hoa Kỳ luôn lắng nghe tiếng nói từ giới trẻ.

 
image245

Những cú bắt tay lịch sử.

image247

Những nụ cười hết cỡ.

image249

Lại lắng nghe.

 
image250

Những cú bắt tay lịch sử.  May 25, 2016. Photo credit: Jim Watson/AFP

image252

Ngô Thùy Ngọc Tú, thành viên của YSEALI là người dẫn chương trình và giới thiệu Tổng thống Barack Obama trong buổi gặp gỡ giới trẻ sáng 25/5/16.

image254

Bài phát biểu của Ngô Thùy Ngọc Tú có chữ ký của tổng thống Obama - Ảnh: NGỌC HIỂN

image256

TT Obama tạm biệt Sàigon, tạm biệt Việt Nam.

TT Obama đi tới đâu mưa gió mát mẻ kéo tới đó


image257Untitled

Mưa Hà Nội.

image159

Mưa Hà Nội.


image259 

Mưa Sàigon.

 

image261image263image265image267image269image271image273image275image277image279

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 22  JUNE 2016

TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam về những vấn đề gì?:

 

Văn hóa Văn học, Lịch sử, Di tích, Thi ca, Âm nhạc, Giáo dục, Tôn giáo, Chính trị, Kinh tế, Khoa học, Công nghệ, Ẩm thực, Nông nghiệp, Nhân quyền, Dân quyền, Đầu tư, Báo chí, Môi trường sinh thái, Ý thức hệ, Chủ quyền lãnh thổ, Biển Đông, Trật tự mới, Quan hệ đối ngoại, Đối thoại, Chiến tranh và Hòa bình ...

 

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước người dân Việt Nam ở Mỹ Đình

Nhà trắng

Văn phòng Thư ký Báo chí

Dành cho đăng tải ngay
Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Hà Nội, Việt Nam

 
12:11 P.M. ICT
 
TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.
 
Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.
 
Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.
 
Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.
 
Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.
 
Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
 
Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.
 
Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ, chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng, chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.
 
Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.
 
Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) – cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.
 
Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt được trong một khoảng thời gian rất ngắn.
 
Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng, và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.
 
Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).
 
Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê người; từ đây, người biết thương người”.
 
Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới. Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.
 
Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới. Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.
 
Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.
 
Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.
 
Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.
 
Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ. (Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này, chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền. Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang làm việc trong chính phủ - thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực. Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự - thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta. Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích cực.

Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra. Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành, bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ hành tinh của mình ... tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn. (Vỗ tay).
 
END12:43 P.M. ICT

++++++++++++++++++++++++++++++++

30 Tháng Năm 201612:35 SA(Xem: 686)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 30 MAY  2016

Thôi, hãy để cho ông Obama ông ấy làm chuyện "bàng hoàng cách mạng!"


image057image058

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA, California - Chuyến đi thăm dân cho biết sự tình của Tổng thống Barack Obama đã để lại dấu ấn đậm nét nào trong lòng người dân ba miền đất nước Việt Nam?

Với một đoàn tùy tùng khổng lồ chưa từng có đối với các vị tổng thống Hoa Kỳ trước đây mỗi khi xuất ngoại, TT Obama đến Việt Nam lần này mang theo tất cả tinh hoa của con người và xứ sở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Hàng trăm nghìn người nam phụ lão ấu Việt Nam đổ ra đường đón TT Obama, hoặc ở nhà nhìn màn ảnh không khỏi lác mắt. Không lác mắt sao được! Hàng chục năm qua hàng tỷ đô la từ Mỹ gởi về Việt Nam cho thấy sức mạnh của đô la nó nặng ký và chinh phục lòng người đến cỡ nào. Nay thì chính ông tổng thống bằng xương bằng thịt, ông chủ đô la thân chinh đến tận một đất nước xa xôi nhỏ tí, kéo theo đoàn tùy tùng "khủng". Bà con ơi! Xuống đường xem nó "khủng" tới cỡ nào! Xuống đường xem nó "choáng" tới cỡ nào bà con ơi!!

Mà choáng ngợp thật. Nội cái đoàn xe cũng đủ áp đảo tinh thần mấy ông thân Tầu. Chẳng bù với ông chủ tịch phương Bắc, dân Việt nghe ông đến "thăm" mà phát ngán ngẩm, nghe ông "diễn thuyết" đến ngủ gục, nghe đì đùng 21 phát đại bác đón ông ở Hoàng thành không biết nó rớt về đâu! Cầu cho nó rớt về phương Bắc.

Thế thì trước hết phe ta phải nhiệt liệt vỗ tay khen ngợi bộ tham mưu của TT Obama ở Hoa Thịnh Đốn, Bộ ngoại giao, tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sàigon, và sau đó cực kỳ quan trọng: "sự thân thiết vô hình" của bà con cô bác dành cho Tổng thống Obama.

Nói cho cùng, đoàn tùy tùng và "quái thú cơ khí" chỉ là hình thức cơ bắp qua các lần biểu diễn trên các đường phố Hà Nội - Sàigon; "sự thân thiện" chữ mà TT Obama nói đến trong bài diễn thuyết trước 2000 đại biểu chọn lọc ở Mỹ Đình mới chính là nhân tố làm nhức nhối hàng triệu con tim và cái đầu, lan truyền tới hang cùng ngõ hẻm, mới thực sự chạm đến 95 triệu dân chúng Việt Nam trong ngoài.

Nếu TT Obama nói rằng: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi..."

Cá nhân tôi xin thưa với Tổng thống rằng: "Sự gần gũi của Tổng thống đã va - đã chạm đến hàng mấy chục triệu trái tim Việt Nam vốn đang bị ru ngủ, ru quên mấy chục năm nay!"

Tôi cũng có thể nói thẳng tuột thêm ra rằng, mấy triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam từ đất liền ra tới biển cả không phải ai ai cũng đông lạnh sơ cứng (frozen sclerosis) cái đầu và chai lỳ trái tim hết thẩy, họ đều chất chứa tâm hồn Việt Nam như mọi người Việt Nam trên khắp thế giới; riêng giới chóp bu thì phải ngậm đắng nuốt cay vì cái bọn phản động ở Bắc Kinh cực kỳ phản động. Tôi chắc chắn trái tim của những người gọi là cộng sản (1) cũng đều chạm nẩy khi nghe tiếng nói và từng bước đi lại của TT Obama ở Hà Nội và Sàigon. (Với điều kiện toàn bộ chữ nghĩa trong bài diễn văn của TT Obama phải được dịch chính xác, minh bạch và phổ biến công khai khắp mọi nơi qua tiếng Việt).

Và một điểm nữa, cũng cần biểu dương nhà cầm quyền trong nước hầu như không còn đủ sức bưng bít, cấm cản, ai nghe, ai xem, ai bình phẩm về TT Obama. (chắc họ đã được "thấm nhuần" chuyến đi OBAMA: FREE! OBAMA: FREE! trước khi rào đón kỹ lưỡng ông tổng thống xứ cờ hoa đến thămViệt Nam.

Và một điềm nữa cũng xin nói thẳng ra đây: Chương trình thăm viếng các địa điểm từ Hà Nội cho đến Sàigon của TT Obama hoàn toàn do phía Mỹ quyết định lên lịch từng phút từng giờ chứ không ở Bộ chính trị Việt Nam.

Có người cho rằng, phải có sự trao đổi chứ, giống như sự trao đổi "món quả" thà Lm Nguyễn Văn Lý để nhận "lại quả" tốt đẹp từ Mỹ, giống như VN nhận được cú "hích" từ tin bãi bỏ vũ khí sát thương. "Món quà" Lm Lý nhỏ quá, chưa đủ. Thật ra món quà này dành cho quí vị ở tòa lập pháp chứ hành pháp No "Care".

Có đúng như vậy không? Ngay cả bộ tham mưu Bạch Ốc cũng không thể dự kiến, tưởng tượng ra được hàng mấy trăm nghìn người Việt Nam ùa ra đường khi nghe tin Tổng thống Mỹ đến. Ngay cả thời hai đời tổng thống Mỹ là Tổng thống Bill Clinton (2000) và Tổng thống George W. Bush (2006) đến thăm Việt Nam, đều xếp hàng "cơn sốt" sau người của quần chúng (populist): TT Barack Obama. (2)

Dĩ nhiên, người của quần chúng chưa chắc đã "hòa giải hòa hợp" hết "cơn sốt rét" của các nhà lãnh đạo tối cao trong nghiêm cung chính trị.

Bởi vì sao? TT Obama nói: "Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến".

Cá nhân tôi xin thêm rằng: "Đừng xem thường cái chết của những người lính bất kể phe nào vì hòa bình mang tới cho quí vị hôm nay bắt đầu từ sự dẫn đường ở cái chết đó". 

Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào và đâu là lý do?

Vấn đề là: lòng dân ở nội tình đã chịu đựng nỗi thống khổ triền miên trong chiến tranh và ngoại tình là bọn chóp bu Tầu khựa ấp ủ mộng xâm lược đất đai Lạc Việt và nay là thôn tính Biển Đông. Nói cho cùng, "lửa gần nước xa", dân ta, nước ta ở thế gọng kềm lịch sử.

Lý do là: lòng dân ai ai cũng hướng về một đất nước tiêu biểu cho tự do, dân chủ, phú cường vì chỉ có đi với Mỹ thì mới đem lại tự do dân chủ phú cường toàn vẹn lãnh thổ; ngược lại, còn đi với Tầu khựa thì trước sau gì nó cũng ngoặm dần đất và nước ta. Củ hành hũ dưa nó còn ngoặm huống chi "tiền rừng bạc bể".

Trước bàng dân thiên hạ TT Obama tuyên bố rạch ròi: "Tất cả các quốc gia đều có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền quốc gia đều phải đảm bảo, các nước lớn không được hiếp đáp với các nước nhỏ" ... "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". (Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. - Lý Thường Kiệt, phát thanh rầm rộ trong trận sông Như Nguyệt 1076).

Tạm gọi sự kiện 24/5/2016 ở Hà Nội là "Hiện tượng Obama". Hiện tượng này đến từ sức hút của TT Obama hay hệ quả từ các tác nhân khác như tư tưởng thời đại hậu chiến tranh lạnh, xu thế của lực lượng đối lập, trào lưu xã hội dân sự, chủ nghĩa kim tiền thực dụng, chủ nghĩa sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi, chủ nghĩa vong bản, v,v... nhưng trước hết, "Hiện tượng Obama" đã tác động trực tiếp mãnh liệt thấu suốt tâm tư tình cảm tư duy người Việt Nam bất kể giới tính, quan điểm, hay đảng phái.

Thế nhưng nó tác động do những phát kiến nào từ TT Obama khi đề cập đến Việt Nam? Có 6 nhân vật trong lịch sử cổ đại và cận đại VN được TT Obama nhắc đến, mỗi lần TT nhắc đến các nhân vật này thì bà con vỗ tay vang dội.

Thứ nhất là Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt (1019-1105) . TT Obama nói đến Lý Thường Kiệt là ông "diễn lại sử thi" trận chiến chống quân nhà Tống.

Lý Thường Kiệt là dòng dõi đời thứ 5 phát huy tột đỉnh đến cái gene tư tưởng Độc lập của tổ tiên Ngô Quyền (3); chiến công phạt Tống bình Chiêm mở rộng bờ cõi phương Nam là chiến công lịch sử quan trọng bậc nhất của Đại Việt; 

Thứ hai, TT Obama "lẩy Kiều", nói mà như "ngâm thơ cổ" của cụ Tiên Điền Nguyễn Du tức mượn lời thơ của một tác phẩm thi ca Việt Nam lừng danh trên văn đàn thế giới qua hình ảnh cô Kiều và chàng Kim Trọng, để khéo nhắc tới cái mối liên hệ giữa Việt Nam và chú GI Mỹ đã xuất hiện từ thời ông Hồ Chí Minh và Thiếu tá OSS Archimedes Patti, lại còn nhắc chuyện ông Hồ "trích" ngôn từ trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ làm ngôn từ chính cho bản Tuyên ngôn Độc lập nước VNDCCH;

Thứ ba, nhắc đến câu nói của vị thiền sư Phật giáo Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới:“Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi , tức là ông Obama muốn nhắc khéo nhà cầm quyền hiện nay khi tham dự vào các cuộc đối thoại thì nên Bằng đối thoại chân thành, ngay cả với chính người dân trong - ngoài nước khi nhà nước chủ trương kêu gọi "hòa giải hòa hợp dân tộc" cũng nên bằng đối thoại chân thành, vì nếu anh không chân thành đối thoại thì anh cũng chỉ nhận được sự đối thoại không chân thành của khách thể. (4).

TT Obama mượn câu nói chính trị của Thiền sư Nhất Hạnh là ông có ý chứa chan tư tưởng đối thoại chính trị song phương, đối thoại song phương Việt - Mỹ trong nhân quyền dân quyền và có thể sẽ đến lúc đối thoại song phương dân chủ giữa người Việt "quốc gia" và người Việt "cộng sản".

Ông Obama nói trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông mới 13 tuổi không biết mùi chiến tranh là gì, các bạn trẻ cùng lứa tuổi với ông cũng không biết mùi chiến tranh. Chiến tranh đã qua rồi, nhưng chưa có một tổng thống Mỹ nào nói một cách khẳng định rằng: "chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch"; rằng: chiến tranh Việt Nam là do ảnh hưởng của ngoại bang "xía vào".   

Nhắc đến chiến tranh và hòa bình, tôi xin mượn và thêm vào câu viết của Ts Trần Công Trục như sau: "Đặc biệt, ông Obama không né tránh Chiến tranh Việt Nam / Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một đề tài có thể nói là nhạy cảm và khó diễn đạt đối với rất nhiều người, sao cho lịch sử không bị lãng quên nhưng cũng không khơi lại nỗi đau của của chiến tranh".

Tôi xin thêm vào: "Nỗi đau của cuộc chiến hai miền Nam Bắc không thể lãng quên vì chính là do ngoại bang đã xúi bẩy, giật dây, đã tạo ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn". Vì sao bị xúi bẩy, giật dây, thiết nghĩ, ai cũng biết rồi.

Nhắc đến tôn giáo là nhắc đến đời sống tâm linh, niềm đam mê, niềm thành kính và tình yêu bát ngát đối với vị siêu phàm.

Trong chương trình thăm viếng một cơ sở tôn giáo của TT Obama, rõ ràng từ sân bay Tân Sơn Nhất chiếc Cadilac chở ông chạy thẳng đến chùa Ngọc Hoàng để "lễ Phật". Chùa Ngọc Hoàng không phải là ngôi chùa to lớn có tầm vóc lịch sử tiêu biểu cho nền Phật giáo Việt Nam hàng ngàn năm trước và hiện nay.

Ở Sàigon có những ngôi chủa nổi tiếng như chùa Việt Nam Quốc Tự, chùa Ấn Quang, chùa Già Lam, chùa Xá Lợi, chùa Thanh minh Thiền viện ... đấy là những ngôi chùa chứng kiến nhiều năm thăng trầm của lịch sử; thế nhưng, danh sách các ngôi chùa này không nằm trong giờ giấc thăm viếng của tổng thống kể mà lọt vào đó chùa Ngọc Hoàng; khó hiểu thật!

Có ông "dẫn giải" nào đó giải thích vì lý do an ninh phòng thủ cho tổng thống an toàn nên đặc vụ chọn chùa Ngọc Hoàng; vì nó nhỏ!

Thông thường, nghi lễ bình thường bất kể người nào khi bước chân vào nhà chùa đều có quyền lễ Phật bằng cách thắp ba nén hương. Hương thơm đốt lên là để bày tỏ lòng tôn kính với bậc thánh nhân siêu phàm chứ khói hương không có năng lượng làm biến chất thể xác hay chuyển đổi tâm hồn người ta được, hay khiến người ta mang "trọng tội" với vị siêu phàm mà họ đang thờ phượng. 

Rất tiếc ông tiến sĩ thần học dẫn giải và "khuyên" TT Obama không nên thắp hương vì ông Obama theo đạo Tin Lành sẽ có tội với Chúa!!! Rồi cũng theo báo trong nước viết ông trụ trì còn hỏi tổng thống có muốn cầu có con trai không? Cả một đội ngũ tăng đoàn Phật giáo cả nước ở đâu mà không tiến cử vị cao tăng Đại thừa, Tiểu thừa nào đến dẫn giải cho tổng thống về lịch sử ngôi chùa Ngọc Hoàng và tư tưởng Phật giáo? 

Rõ là nhảm.

Thứ tư, TT Obama nhắc đến nhà cách mạng Phan Chu Trinh và tuổi trẻ toán học Ngô Bảo Châu. Cụ Phan Chu Trinh thì miễn bàn, sướng nhất là Toán học gia Ngô Bảo Châu.

Thứ năm, TT Obama trích ca từ "Từ đây người biết quê người/Từ đây người biết thương người / Từ đây người biết yêu người..." trong bài Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao để nói về tình yêu của con người đối với con người. Với một tâm hồn Vô lượng thọ Phật như TT Obama, trong thâm tâm ông kêu gọi "quí vị ơi, hãy thương người như thể thương thân, hãy thương dân như thương con đẻ". 

Tôi không biết TT Obama hay Bộ tham mưu chuyên nghề viết diễn văn có thuộc hết ca từ bài "Tiến quân ca" Văn Cao hay không? (5). Trong bài "Tiến quân ca" đó có đoạn: Cờ in máu ...,  xây xác quân thù ... Khiếp! TT Obama và cả ông tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang ra sức kêu gọi "Hòa Bình". thế mà ta mà vẫn cứ hát câu "Cờ in máu", "Xây xác quân thù".

Tuy nhiên, công bằng mà nói, lịch sử ra đời bài "Tiến quân ca" vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là hợp thời hợp cách. "Tiến quân ca" góp phần vang lừng chiến thắng Điện biên phủ.

Nhưng "Tiến quân ca" Văn Cao không thể tương tợ như bốn câu thần thơ thánh chữ "Nam Quốc Sơn Hà" mà tướng quân Lý Thường Kiệt sử dụng trong trận chiến sông Như Nguyệt. "Tiến quân ca" tượng trưng cho một thời giai cấp vô sản lên ngôi "thề phanh thây uống máu quân thù". Khiếp! Tướng lĩnh Đại Việt đánh thắng kẻ thù xong còn cấp lương, bắc cầu cho xuôi về nước.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam khởi đi từ năm 1930 - 1975, nhiều loại máu của nhiều dân tộc trên thế giới tưới lên mảnh đất khô cằn, trong đó máu đỏ da vàng ba miền Nam Trung Bắc của ta tưới ngập đỏ lòm sông, xương chất cao thành núi. Tôi nghĩ, nhắc đến Văn Cao, TT Obama trích vài ca từ trong bài "Mùa xuân đầu tiên" thay vì trích ca từ bài "Tiến quân ca" của nhạc sĩ Văn Cao là một ẩn dụ nhân bản cao cả và độ lượng.

Thứ sáu, TT Obama là một vị tổng thống rất ưa chuộng văn chương nghệ thuật, ông từng hát say mê ở phòng Văn Nghệ tòa Bạch Ốc tặng khán giả. Hình như các nhà lãnh đạo hàng đầu Hoa Kỳ đều ưa âm nhạc và thích chơi nhạc cụ. TT Bill Clinton thổi kèn Trumpet số một, bà Cố vấn An ninh quốc gia Condoleezza Rice chơi Piano cổ điển, đệ nhất phu nhân Michelle Obama mê tứ quái The Beatles, v.v... TT Obama có mê nhạc và lời Trịnh Công Sơn mới nhắc đến Sơn chứ.

TT Obama thích ca khúc "Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ họ Trịnh. Trịnh Công Sơn viết ca khúc này vào năm 1970, năm mà cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào đỉnh điểm. Có thể nói toàn bộ ca khúc Trịnh Công Sơn là bộ sử thơ nhạc về cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhạc ngữ của họ Trịnh là dòng trường thi chảy than thở thân phận người dân Việt nhược tiểu, âm giai của dòng nhạc là khúc tân đoạn trường của máu đỏ da vàng. Tuyệt đối, các tuyển tập ca khúc của ông không viết một chữ nào nhạo báng "đế quốc Mỹ" mà  chỉ viết "Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu; Một trăm năm đô hộ giặc Tây", "Hai mươi năm nội chiến từng ngày..." Phản đối chiến tranh, Trịnh Công Sơn viết: "Chính chúng ta phải nói hòa bình". (6)

Thập niên 1965-1975, nhạc sĩ học Trịnh viết "Nối vòng tay lớn" là để nối vòng tay của người Việt Nam với nhau tìm đến hòa bình chứ không viết để nối vòng tay Việt - Mỹ. TT Obama mượn nhạc ngữ "Nối vòng tay lớn" của họ Trịnh để nối vòng tay Việt - Mỹ trong bài diễn thuyết thì tài nghệ văn học nghệ thuật âm nhạc Việt Nam vượt bậc của tổng thống lên tới đỉnh Hoàng Liên Sơn.

Tôi nhớ có lần một ký giả Sàigon phỏng vấn TT Thiệu hỏi, TT thích nhạc của ai? ông Thiệu nói tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn. TT Thiệu nổi tiếng "ba không" nhưng vẫn thích hòa bình của Trịnh Công Sơn. Tông tông cực kỳ mâu thuẫn. Không chỉ Tông tông thích mà cả miền Nam cũng thích. Sau ngày "phỏng giái" cả nước từ Bắc chí Nam đều thích.

Thứ bẩy, TT Obama không nhắc tới chính khách đề xướng ra lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương cho các nước cộng sản, nhưng ông long trọng tuyên bố bãi bỏ lệnh này trước nhà nước cộng sản còn sót lại và toàn dân Việt Nam. Đây là một quyết định lịch sử đối với một nước còn vương vấn mấy chữ đảng cộng sản. 

Theo quan sát, có người cho rằng việc bãi bỏ cấm vận vũ khí là một thắng lợi ngoại giao của cả hai quốc gia; có người cho rằng chưa hẳn bãi bỏ là thả cửa cho Việt Nam muốn mua vũ khí nào của Mỹ thì mua; có vị biện luận rằng chính hành động xâm chiếm biển đảo của Tầu khựa đã khiến ông Obama quyết định bãi bỏ cấm vận cho VN; có vị cường điệu thắc mắc, bán vũ khí cho cộng sản để cộng sản lấy nó đàn áp dân oan!!!

Các ý kiến phẩm bình trên, có lẽ phải đánh giá lại từng phần.    

Tạm kết

Trước đây, cái tư tưởng: "Ta đánh là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc" cũng như cái tư tưởng "Biên giới Hoa Kỳ kéo đến tận vĩ tuyến 17" chắc chắn đã tan thành mây khói sau khi TT Obama tuyên bố hôm 24/5/2016 rằng: "Tất cả các quốc gia đều có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ thì chủ quyền quốc gia đều phải đảm bảo, các nước lớn không được hiếp đáp với các nước nhỏ".

Chắc chắn, qua chuyến đi thăm từ Hà Nội cho đến Sàigon, Tổng thống đã thấy, đã nghe, đã có niềm tin, "lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc". Tổng thống đã bắt mạch được tiếng nói từ trái tim Con Người Việt Nam đủ mọi tầng lớp, đủ mọi khía cạnh, mọi lãnh vực, mọi góc độ.

Tổng thống rao truyền niềm tin:

- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới".

- "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước" ...

- "nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột".

- "giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ".

*

Không còn ngòi bút nào có thể diễn tả hơn bài diễn văn tuyệt tác của Tổng thống Obama; tốt nhất, thôi, hãy để cho cái ông ốm nhom ốm nhách, đi đâu cũng chỉ có cái áo sơ mi trắng sắn tay, bộ com lê không ủi (là), bươn chải hết chỗ này đến chỗ nọ, từ cái quán chả cá bình dân đến cái cửa hàng cốm Bắc nghèo nàn dưới cơn mưa dầm dề, đến cái chòi trà đá lẻ loi bên đường, để thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta, hai dân tộc Việt-Mỹ; thôi, hãy để ông Obama ấy, cái ông gầy như ngọn tre làm chuyện "bàng hoàng cách mạng" cả nước./ (7)

Lý Kiến Trúc - California 26/5/2016

____________________________________

(1) Ông Võ Văn Kiệ trả lời phỏng vấn của nhà báo Xuân Hồng BBC rằng: “Tôi cho hòa giải, hòa hợp dân tộc, hai chiến tuyến trước đây cho là một bên là “quốc gia” và một bên là “cộng sản”. Bây giờ tôi cho không có chuyện một bên là ‘quốc gia’ và một bên là ‘cộng sản’, cái đó là vô lý”.

“Một số anh em trước đây chiến đấu bên cạnh Mỹ nhân danh là “người quốc gia” và coi chúng tôi là những người “cộng sản” chứ không phải “quốc gia”. Không phải! Chúng tôi là “quốc gia” chứ, chúng tôi yêu nước, chúng tôi chiến đấu cho dân tộc này cho quốc gia này! Các ông hãy xem xuyên suốt chúng tôi có chiến đấu cho một quốc gia nào khác không nào?”

“Nếu nói đầy đủ hơn tôi là người quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản. Chứ anh coi như người cộng sản không có quốc gia không có dân tộc là hoàn toàn không đúng. Bây giờ phải nói với nhau là quốc gia là của mình, của chúng ta, dân tộc là của chúng ta. Ngoài ra, không còn cái gì khác biệt nữa.

(2) Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Bill Clinton, cùng với vợ và con gái, Hillary và Chelsea Clinton, bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài bốn ngày. Clinton là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm đất nước này kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước. (wikipedia)

(3) Tướng quân Lý Thường Kiệt khi đi đánh phương nam với Vua Lý Thánh Tông đã bắt sống được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, nguyên danh của ông là Ngô Tuấn (吳俊), tự Thường Kiệt (常傑), sau được ban quốc tính nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ônglà con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền[2], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu[3] lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[4], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột[5]. Sử sách Trung Quốc thường chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát[6]. (wikipedia)

(4) Thật ra thuật ngữ "thực tâm đối thoại" theo như lời TT Obama quả là khó vô lường trước "xảo ngữ". Nhiều bình luận về cuộc hòa đàm Paris 1973, trong đó cho rằng một phần giới lãnh đạo miền Nam VN không hiểu rõ, đánh giá chính xác ngữ nghĩa của phía CS dùng trong các lần hội nghị. Mơ hồ về chữ nghĩa hiện nay vẫn còn như làn mây đen che mắt trong suy nghĩ người Việt hải ngoại. 

(5)

Lời 1

Đoàn quân Việt Nam đi

Chung lòng cứu quốc

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.

Đường vinh quang xây xác quân thù,

Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,

Tiến mau ra sa trường,

Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi

Sao vàng phấp phới

Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than

Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,

Đứng đều lên gông xích ta đập tan.

Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,

Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,

Tiến mau ra sa trường,

Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.


(6)Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản-chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và phần lớn bị cả hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòaViệt Nam Cộng hòa cấm đoán. Ngày 30 tháng Tư, 1975, ca khúc "Nối vòng tay lớn" do chính Trịnh Công Sơn hát ở đài phát thanh VNCH lúc ấy đã nằm trong tay quân giải phóng.

- Tội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài “Gia tài của mẹ” với câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài “Cho một người nằm” xuống thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương. (theo wikipedia)

- (theo một thân hữu gởi e-mail về cho tòa soạn cho biết: Chu thich ve toi cua trinh cong son co le do phia Viet cong  ket toi vi lam bai hat " cho mot nguoi nam xuong" khi Dai ta LKC bi viet cong ban se bang sung phong B40 tai nghia dia TAY TAN SON NHAT. Dai ta KQ LUU KIM CUONG khong tu tran trong phi vu PHAT BAC.

(Tòa soạn báo Văn Hóa xin cám ơn góp ý về chi tiết cái chết của Cố đại tá Lưu Kim Cương).

(7) Tất nhiên không thể loại trừ kỹ năng "choáng ngợp" biểu diễn trước đối tượng của bộ tham mưu Bạch Ốc; thế nhưng, kỹ thuật cơ khí thượng thặng nhìn thấy gồm Air Force One, Marine One, Cadilac chống đạn, "quái thú", v.v... và dàn bảo vệ an ninh áp đảo sẽ rơi mau vào quên lãng, nếu bà con ta không tận mắt nhìn thấy cánh áo sơ mi trắng sắn tay phong phanh, bộ quần giản dị tới mức không thể tin được về lối ăn mặc của vị tổng thống đệ nhất siêu cường! Trong lúc từ ngữ và cái a la mốt hiện nay ở nước ta đang tập lối sống "giầu đi với sang", có nghĩa là trời nóng như đổ lửa nhưng vẫn thắt cà vạt, choàng khăn phu loa mỗi khi ra đường!!

Copyright © 2016 nhatbaovanhoa.com

23 Tháng Mười 2016(Xem: 10231)
10 ngày đêm chiêm ngưỡng Trường Sa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 9073)
- Khởi hành từ Cát Lái - Sàigon 18/4/2014
18 Tháng Chín 2016(Xem: 11014)
- Kỳ 1: Con tàu HQ-571