Sếu đầu đỏ ‘không bỏ VN sang Campuchia’

28 Tháng Bảy 20168:00 CH(Xem: 11055)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 29  JULY 2016


Sếu đầu đỏ ‘không bỏ VN sang Campuchia’


image069

Image copyright Tram Chim National Park Image caption Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim trong mùa khô từ tháng 11, 12 đến tháng 4, 5 năm sau


Đại diện Vườn Quốc gia Tràm Chim khẳng định với BBC rằng không có chuyện sếu đầu đỏ ‘bỏ Việt Nam sang Campuchia’ như báo trong nước tường thuật.


Sếu đầu đỏ được coi là biểu tượng của Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp và là một trong những yếu tố giúp Vườn quốc gia này trở thành khu đất ngập nước (Ramsar) thứ 2.000 thế giới năm 2012, theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS).


Hôm 21/7, một số báo Việt Nam đưa tin sếu đầu đỏ bỏ Việt Nam sang Campuchia.


“Biểu tượng một thời của Vườn quốc gia Tràm Chim nay đứng trước bờ tuyệt chủng”, VnExpress viết hôm 21/7.


“Nếu như trước đây, sếu về Tràm Chim ước tính lên đến 60% số lượng sếu di cư, thì nay chỉ còn vài chục cá thể”.


“Sinh cảnh không phù hợp ở Việt Nam buộc loài sếu đi tìm nơi dừng chân khác. Khu bảo tồn Anlung Pring (Campuchia) - cách biên giới Kiên Giang khoảng 30 km đang trở thành ‘nhà’ của chúng”.


Trước đó, báo Nhân Dân ghi nhận: “Cán bộ bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim đã bắt gặp một số cá thể sếu đầu đỏ bị bệnh hoặc chết do mắc lưỡi câu hoặc trúng thuốc trừ sâu”.


“Bên cạnh đó là mặt trái của các hoạt động phát triển du lịch. Khách du lịch, xuồng máy, giao thông đi lại liên tục trên các tuyến kênh ngay sát các bãi ăn của sếu đầu đỏ đã phần nào ảnh hưởng tới sự tự do của đàn sếu vốn đã vô cùng nhạy cảm với môi trường.


‘Quy luật’


Trả lời BBC hôm 22/7 từ tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Hoàng Minh Hải, trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim, nói: “Dường như có hiểu lầm ở đây về quy luật di cư hàng năm của loài sếu”.


“Thường thì sếu đầu đỏ ở Tràm Chim trong mùa khô từ tháng 11, 12 đến tháng 4, 5 năm sau rồi bay đi Campuchia. Đến mùa khô, chúng lại quay trở về. Quy luật ấy đã diễn ra từ 20, 30 năm trước chứ không phải là chuyện mới đây”.


“Nếu có dịp đến Tràm Chim vào mùa khô, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường sếu đầu đỏ cách 300, 400 mét”.


“Tôi khẳng định là môi trường đa dạng sinh học tại Tràm Chim ngày càng tốt hơn cho loài sếu đầu đỏ”.


Ông Hải cũng cho biết thêm là tháng 3/2016, Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội sếu quốc tế (ICF) ghi nhận một cá thể sếu đầu đỏ được đeo vòng giám sát cách đây 18 năm “đưa cả gia đình quay lại Tràm Chim”./


image071image073image075image077image079image081image083image085image087image089image091image093image094image096image098image100image102image104image105image107image109image111

BBC 23 tháng 7 2016


(Ành sưu tầm thêm trên Google images)

07 Tháng Mười 2018(Xem: 9067)
20 Tháng Chín 2018(Xem: 7428)
08 Tháng Ba 2018(Xem: 10985)