Kim Tự Tháp Ai Cập: Vùng đất nơi thời gian phải sợ hãi

26 Tháng Ba 201711:21 CH(Xem: 8929)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  27  MAR  2017


Kim Tự Tháp Ai Cập: Vùng đất nơi thời gian phải sợ hãi


26/03/2017


"Mọi thứ đều sợ thời gian, nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp" là câu nói tự hào của người Ai Cập về sự hùng vĩ và trường tồn gần 5.000 năm của các kim tự tháp tại quốc gia này.


image102


Trong số hơn 130 kim tự tháp được tìm thấy ở đất nước này, cụm kim tự tháp Giza được xem là vĩ đại nhất, và cũng là kỳ quan cuối cùng trong 7 kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến bây giờ sau gần 5.000 năm.


image101


Kheops là đại kim tự tháp, lớn nhất Ai Cập. Qua thời gian nó từng bị tàn phá và hư hỏng, bề mặt và kích thước thay đổi một phần. Kim tự tháp này được làm từ hơn 2,3 triệu khối đá, mỗi khối nặng từ 2 tới 30 tấn, một số nặng hơn 50 tấn. Chiều cao của tháp hiện nay 138,75 m, chiều dài cạnh là 230 m.


image104


 Nằm trong cùng quần thể 3 kim tự tháp còn có kim tự tháp của Pharaoh Menkaure vương triều thứ 4 và của Pharaoh Khafre. Cả 3 kim tự tháp nằm thẳng hàng với ba ngôi sao tạo nên chòm sao Thắt lưng của Orion.


image105


Đường đi xuống lòng kim tự tháp Giza hướng thẳng tới sao Bắc đẩu có tên Alpha Draconis. Bên trong các kim tự tháp Ai Cập, nhiệt độ luôn ở mức ổn định, khoảng 20 độ C.


image106


Ngày nay du khách đến đây thường thấy các kim tự tháp có bề ngoài thô ráp, nhưng theo lời giải thích của các nhà khoa học, đó là do sự tàn phá theo thời gian, còn thực tế là ban đầu chúng được ốp một lớp đá vôi sáng bóng phản chiếu ánh sáng mặt trời như một tấm gương rực rỡ trên sa mạc.


image107


Du khách nghỉ ngơi bên những khối đá khổng lồ xây dựng nên kim tự tháp. Mỗi khối đá bình quân trọng lượng từ 15 đến 30 tấn, có những khối nặng đến 50 tấn. Điều đặc biệt, chúng được mài cực kỳ nhẵn và xếp khít nhau đến mức không khí không thể lọt qua.


image108


Không chỉ du khách mà người dân từ khắp nơi tại quốc gia này cũng muốn một lần được tận mắt chiêm ngắm kim tự tháp vĩ đại.


image109


Hàng ngày, rất nhiều người dân địa phương tập trung hoạt động các dịch vụ du lịch như cưỡi lạc đà, đua ngựa, bán đồ lưu niệm, hóa trang, hướng dẫn viên...


image110


Chi phí cho một lần cưỡi lạc đà là 5 USD, ngồi lên chụp hình là 2 USD. Thông thường những người kinh doanh dịch vụ này sẽ hét giá khá cao nhưng du khách có thể mặc cả và trả giá giảm 50-70%.


image111


Dù thời tiết rất nóng bức, nhưng nhiều du khách thích thú với loại hình cưỡi lạc đà trong sa mạc để có trải nghiệm cuộc sống thời xa xưa.


image112


Anh Farouk Elkassass cho biết một ngày có thể kiếm được khoảng 50 USD cho dịch vụ cưỡi lạc đà, giúp gia đình anh đủ sống.


image113


Cách kim tự tháp Khephren không xa là tượng nhân sư có thân sư tử đầu người. Đây là bức tượng bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới. Tượng dài 73,5 m và cao 20,2 m.


image114


Theo các tài liệu khảo cổ cho thấy, tượng nhân sư do Pharaoh Diedefre - anh em của Khepheren - cho xây dựng. Ông xây dựng dựa theo hình ảnh của cha mình và để phục hồi sự kính trọng với vương triều.


image115


Vào năm 1880 khi tìm thấy các tấm bia cổ, người ta mới biết bức tượng đã bị cát chôn vùi từ ngàn năm trước, qua thời gian chiếc mũi trên bức tượng bị gãy vỡ và vẫn chưa tìm được nguyên nhân.


image116


Sau khi các nhà khoa học khai quật các kim tự tháp, các lăng mộ thì các cổ vật, xác ướp được chuyển về bảo tàng quốc gia Ai Cập để bảo giữ an toàn và cẩn mật. Hiện bảo tàng lưu trữ hơn 120.000 hiện vật quý hiếm.


image117


Anh Ahmed Elsayad hướng dẫn viên địa phương cho biết có những bảo vật quý hiếm cực kỳ như mặt nạ vàng của vua Tutankhamun, mặt nạ xác ướp của Psusennes, tượng vua Phafre, bia đá Merneptah...


image118


Bảo tàng còn trưng bày nhiều quan tài cổ, xác ướp các vị pharaoh. Nhưng khu vực đó khách không được phép chụp ảnh, quay hình.


image119


Những hình tượng được khắc trên các quan tài đá, hoặc trên các bề mặt tường trong lăng mộ.


image120


Người Ai Cập có câu nói nổi tiếng: "Mọi thứ đều sợ thời gian, thời gian thì sợ kim tự tháp". Sau hàng nghìn năm, đến tận bây giờ kim tự tháp vẫn là một biểu tượng vĩ đại trong lịch sử nhân loại.


Hải An


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII


image121image122image123

Nữ mihn tinh màn bạc Elizabeth Taylor, được chuyển thể từ cuốn The Life and Times of Cleopatra © prod / 20th century fox


Cleopatra là bộ phim của đạo diễn Joseph L. Mankiewicz với sự tham gia diễn xuất của nữ minh tinh màn bạc Elizabeth Taylor, được chuyển thể từ cuốn "The Life and Times of Cleopatra" của nhà văn kiêm nhà báo người Ý, Carlo Maria Franzero xuất bản năm 1957. Cả truyện và phim được hư cấu từ nhân vật nữ hoàng Ai Cập cổ đại Cleopatra VII (69 TCN-30TCN). Nữ hoàng đó đến ngày kén chồng đã giết tất cả người hỏi cô ấy làm vợ.


 


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


 


Cleopatra VII

Nữ vương Ai Cập

image124

Tại vị

51 TCN - 12 tháng 8, 30 TCN
Ptolemy XIII (51 TCN - 47 TCN)
Ptolemy XIV (47 TCN-44 TCN)
Caesarion (44 TCN - 30 TCN)

Tiền nhiệm

Ptolemy XII

Kế nhiệm

Ai Cập trở thành Tỉnh La Mã

Thông tin chung

Phu quân

Ptolemy XIII
Julius Caesar
Marcus Antonius

Hậu duệ

[hiện]Hậu duệ

Tên đầy đủ

Cleopatra Thea Philopator

Hoàng tộc

Vương triều Ptolemy

Thân phụ

Ptolemy XII

Thân mẫu

Cleopatra V của Ai Cập

Sinh

tháng 1, 69 TCN
Alexandria

Mất

12 tháng 8, 30 TCN
Alexandria

Cleopatra VII Philopator (tháng 1, 69 TCN12 tháng 8, 30 TCN, tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ), được sử học thế giới gọi đơn giản là Cleopatra, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử thế giới, một Nữ Pharaoh của Ai Cập cổ đại. Bà là thành viên cuối cùng của nhà Ptolemaios, vì thế bà là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Bà cai trị với tư cách Nữ vương trong giai đoạn năm 51 TCN tới khi qua đời ở tuổi 39 vào năm 30 TCN.


Theo văn hóangôn ngữ, Cleopatra là một người Hy Lạp, là thành viên đầu tiên trong gia đình (trong giai đoạn cầm quyền 300 năm của họ tại Ai Cập) đã học tiếng Ai Cập. Cleopatra nổi tiếng vì sắc đẹp mê hoặc, giọng noí có sức hút và sự thông thái của bà. Theo Plutarch, Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thành thạo trong giao tiếp. Bà đã được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm[1].


Cleopatra là người cùng cai trị Ai Cập với cha, Pharaoh Ptolemy XII Auletes, rồi lại cùng cai trị với 2 em trai và cũng là chồng, Ptolemy XIIIPtolemy XIV. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, bà lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi củng cố ngai vàng nhờ sự giúp đỡ của Julius Caesar, bà sinh ra người con trai với ông ta, Ptolemy XV Caesarion, về sau lên ngôi Pharaoh và cùng kế vị với bà.


Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát, bà liên kết với Marcus Antonius để chống lại người kế vị Caesar, Gaius Julius Caesar Octavianus (về sau được biết đến với tên gọi Augustus), và bà đã có con sinh đôi với Antonius, con gái tên Cleopatra Selene II và con trai tên Alexander Helios. Sau này bà lấy Antonius và sinh ra một cậu con trai khác, Ptolemy Philadelphus. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.


Sau Trận Actium cùng với sự thất bại của Marcus Antonius trước quân đội của Đế chế La Mã dưới sự lãnh đạo của Octavianus, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự sát vào ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, bàng cách để rắn mào cắn vào người. Con trai bà là Caesarion về sau bị Octavianus ra lệnh giết chết vào ngày 23 tháng 8 cùng năm.


Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịchâm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare; Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra 1963.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10346)
Về xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), hỏi nhà ông Võ Văn Hoan ai cũng biết. Ông vốn là người nổi tiếng hàng chục năm qua, đi sưu tầm vũ khí, đồ quân dụng thời chiến tranh để làm “bảo tàng” giảng dạy cho thế hệ con cháu.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 8049)