Đền thờ ẩn náu trong rừng ở Campuchia

06 Tháng Tám 201711:24 CH(Xem: 8033)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH NHÂN VĂN - THỨ  HAI  07  AUGUST  2017


Đền thờ ẩn náu trong rừng ở Campuchia


Dave Stamboulis BBC Travel


image080Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis


Beng Mealea, một ngôi đền kỳ bí trong rừng đã gợi tưởng những ngày xa xưa chưa được khám phá của Angkor Wat, đang mang lại nhiều hy vọng cho tất cả chúng ta về những cảnh phim ly kỳ của Indiana Jones.


Siem Reap đã trở thành một trong những nơi du lịch yêu thích của thế giới trong những năm qua, năm 2015 được xếp hạng hai trên hành tinh theo Trip Advisor, vượt xa những ngôi sao sáng giá như Prague, London và Istanbul.


Du khách đến đây để xem các đền thờ lịch sử Angkor Wat trong rừng Khmer, nhưng người nước ngoài hàng ngày đến theo xe buýt chưa hẳn vừa lòng vì nơi đây thiếu cơ sở hạ tầng để đáp ứng lượng khách, ùn tắc giao thông và những hư hại ở đền thờ.


May mắn thay, Beng Mealea, một ngôi đền ẩn giấu sâu trong rừng đã gợi tưởng những ngày xa xưa chưa được khám phá của Angkor Wat, đang mang lại nhiều hy vọng cho tất cả chúng ta về những cảnh phim ly kỳ của Indiana Jones.


Beng Mealea, cách khoảng 40 km về phía đông của nhóm công trình chính của đền Angkor, được quản lý bởi chính quyền Apsara, là cơ quan nhà nước đang quản lý Angkor. Nhưng nó không được coi là một phần của quần thể Angkor, và cần phải có một vé vào cửa riêng biệt, mặc dù khoản phí vào cửa 5 đô la Mỹ là rất rẻ so với vé vào Angkor hiện là 37 đô la Mỹ.


image081
Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Đền Beng Mealea nơi khuất nẻo gợi tưởng những ngày xa xưa của Angkor Wat mà nay được ưa thích.

Việc tới nơi này gây cảm giác là nó đã rất xa những con đường đầy các biển báo dẫn đến quần thể đền nổi tiếng mà các xe buýt, taxi và túc túc nối đuôi đi vào dưới các cổng trạm phù điêu. Cho đến gần đây, ta chỉ có thể tới Beng Mealea bằng một con đường bụi bậm đầy ổ gà mà mùa mưa là gần như không đi nổi. Con đường đã bị chặn trong vài năm qua mặc dù ta có thể đi được bằng xe ô tô tư nhân hơn là đi xe túc túc, vì sẽ rất xóc.


Khi đi đường ta sẽ thấy đàn ông quàng khăn truyền thống krama đạp xe đạp, nông dân đi xe bò ra cánh đồng và trẻ em nô đùa ven đường. Mặc dù các cơ quan du lịch đã bắt đầu bổ sung Beng Mealea vào một số hành trình của họ, song chuyến đi một giờ từ Siem Reap đã làm nhiều du khách ngần ngại, không kể việc là hầu hết du khách gần như không có đủ thời gian trong chuyến đi để xem hết đền thờ ở Angkor.


image082
Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Dọc hành trình một giờ từ Siem Reap đến đền Beng Mealea sẽ gặp nhiều người dân địa phương.

Được xây dựng theo phong cách kiến trúc như Angkor, đền Beng Mealea được cho là cũng được xây dựng dưới triều vua Suryavaraman vào thế kỷ 12, nghĩa là đã hơn 900 năm. Nhưng mặc dù các nhà sử học cho rằng nó có liên quan đến các ngôi đền nổi tiếng, nhưng người ta ít biết về nguồn gốc của công trình kỳ lạ và đổ nát này. Người ta thấy các mô-típ chạm khắc Ấn giáo và Phật giáo nhưng ít thấy dấu hiệu khác của tôn giáo hoặc bất kỳ ghi chép ở dạng khắc nào có thể tiết lộ ai đã xây dựng nó.


Mặc dù vậy, đền Beng Mealea là một nơi rất đặc biệt để ghé thăm. Gồm một loạt các phòng trưng bày và thư viện được xây dựng quanh điện thờ ở trung tâm và có hào lớn bao quanh, khu vực này trông như thể đã qua một trận động đất. Gạch bằng đá lớn là những gì còn lại của những tòa nhà cao từng đứng ở đây, và bị thiên nhiên xâm chiếm. Những cây sung quấn chặt quanh các tường, rêu mọc ra từ mọi kẽ hở và các khối đá đổ, được cây xanh bao phủ, chồng chất lên nhau.


image083
Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Gạch đá lớn là những gì còn sót lại của những tòa nhà cao từng đứng ở đây

Nhưng cảnh hoang vu kỳ bí này chính lại là một phần của sự hấp dẫn. Trong chuyến thăm cuối cùng tới đền Beng Mealea, tôi gặp một cặp vợ chồng người Ấn Độ đang bò trong một đường hầm của các khối tường đổ, hết sức ngạc nhiên khi đường hầm dẫn tới một bức tường đền tháp trên đó có các cây nho mọc bám. Họ nói với tôi rằng đây là tuần trăng mật của họ, và đầy mồ hôi và bụi bậm, họ trông rạng rỡ như đang đi bên trong giáo đường.


Hãy đến vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ sáng) để có được Beng Mealea cho riêng mình. Một lối đi được đắp cao, chủ yếu đi qua các khu vực xung quanh hào nước bên ngoài, đã được xây dựng gần đây cho du khách đi bộ quanh đền thờ. Tuy nhiên, tuyến đường này không tiếp cận được nhiều thứ đặc biệt của Beng Mealea vì những điểm ấn tượng nhất lại ẩn trong rừng rậm.


image084
Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Cảnh hoang vu kỳ bí của đền Beng Mealea lại là một phần của sự hấp dẫn

Thay vào đó, bạn nên yêu cầu hướng dẫn viên, với một chút tiền boa, để dẫn bạn tới khu trung tâm tàn tích. Trong vài giờ sau, bạn sẽ trèo qua các khối đá và cột đá phủ đầy thực vật mà tưởng như không qua nổi, để rồi thoát ra và trông thấy khu đền bị rễ cây phủ kín và những bức chạm khắc Ramayana có cành cây quấn quít bao quanh.


Bên trong khu điện thờ chính, nơi những cấu trúc còn nguyên vẹn nhất, các cửa sổ có cột bị thực vật xâm chiếm. Khi tôi ở đó, một vài đứa trẻ bước rón rén dọc theo các khối đá chung chiêng và cha mẹ chúng đi theo, thận trọng bước từng một. Ở đây rất dễ bị chẹo cổ chân hoặc tệ hơn.


image085
Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Các cửa sổ lớn có cột bị cỏ cây ở phía trong của điện thờ chính xâm lấn

Ta Prohm, ngôi đền rừng nổi tiếng ở Angkor, từng là như vậy. Nếu bạn đến đó vào lúc mặt trời mọc thì gần như chắc chắn bạn là người duy nhất ở đó. Tuy nhiên ngày nay Ta Prohm là một biển tràn ngập xe buýt du lịch, với dãy người xếp hàng dài tại các chỗ mà chụp hình là rất đẹp với các rễ cây quấn quanh cột đền. Do tác động của cả thiên nhiên lẫn con người, nhiều ngôi đền bây giờ phải giằng chống bằng thanh kim loại để khỏi đổ, và người ta cấm không cho tới nơi đây.


Rõ ràng là những sai lầm tương tự rồi sẽ đến với đền Beng Mealea; nhưng giờ đây, vị trí và việc tiếp cận với nó là điều ngăn cản mọi người tới, trừ những người mạo hiểm nhất. Thậm chí tốt hơn nữa là sức mạnh của thiên nhiên rất có thể cuối cùng sẽ chiến thắng do rừng lấn át, phủ kín đền, giữ cho đền Beng Melea huyền bí mãi mãi.


Siem Reap đã trở thành một trong những nơi du lịch yêu thích của thế giới trong những năm qua, năm 2015 được xếp hạng hai trên hành tinh theo Trip Advisor, vượt xa những ngôi sao sáng giá như Prague, London và Istanbul.


Du khách đến đây để xem các đền thờ lịch sử Angkor Wat trong rừng Khmer, nhưng người nước ngoài hàng ngày đến theo xe buýt chưa hẳn vừa lòng vì nơi đây thiếu cơ sở hạ tầng để đáp ứng lượng khách, ùn tắc giao thông và những hư hại ở đền thờ.


May mắn thay, Beng Mealea, một ngôi đền ẩn giấu sâu trong rừng đã gợi tưởng những ngày xa xưa chưa được khám phá của Angkor Wat, đang mang lại nhiều hy vọng cho tất cả chúng ta về những cảnh phim ly kỳ của Indiana Jones.


Beng Mealea, cách khoảng 40 km về phía đông của nhóm công trình chính của đền Angkor, được quản lý bởi chính quyền Apsara, là cơ quan nhà nước đang quản lý Angkor. Nhưng nó không được coi là một phần của quần thể Angkor, và cần phải có một vé vào cửa riêng biệt, mặc dù khoản phí vào cửa 5 đô la Mỹ là rất rẻ so với vé vào Angkor hiện là 37 đô la Mỹ.


Việc tới nơi này gây cảm giác là nó đã rất xa những con đường đầy các biển báo dẫn đến quần thể đền nổi tiếng mà các xe buýt, taxi và túc túc nối đuôi đi vào dưới các cổng trạm phù điêu. Cho đến gần đây, ta chỉ có thể tới Beng Mealea bằng một con đường bụi bậm đầy ổ gà mà mùa mưa là gần như không đi nổi. Con đường đã bị chặn trong vài năm qua mặc dù ta có thể đi được bằng xe ô tô tư nhân hơn là đi xe túc túc, vì sẽ rất xóc.


Khi đi đường ta sẽ thấy đàn ông quàng khăn truyền thống krama đạp xe đạp, nông dân đi xe bò ra cánh đồng và trẻ em nô đùa ven đường. Mặc dù các cơ quan du lịch đã bắt đầu bổ sung Beng Mealea vào một số hành trình của họ, song chuyến đi một giờ từ Siem Reap đã làm nhiều du khách ngần ngại, không kể việc là hầu hết du khách gần như không có đủ thời gian trong chuyến đi để xem hết đền thờ ở Angkor.


Được xây dựng theo phong cách kiến trúc như Angkor, đền Beng Mealea được cho là cũng được xây dựng dưới triều vua Suryavaraman vào thế kỷ 12, nghĩa là đã hơn 900 năm. Nhưng mặc dù các nhà sử học cho rằng nó có liên quan đến các ngôi đền nổi tiếng, nhưng người ta ít biết về nguồn gốc của công trình kỳ lạ và đổ nát này. Người ta thấy các mô-típ chạm khắc Ấn giáo và Phật giáo nhưng ít thấy dấu hiệu khác của tôn giáo hoặc bất kỳ ghi chép ở dạng khắc nào có thể tiết lộ ai đã xây dựng nó.


Mặc dù vậy, đền Beng Mealea là một nơi rất đặc biệt để ghé thăm. Gồm một loạt các phòng trưng bày và thư viện được xây dựng quanh điện thờ ở trung tâm và có hào lớn bao quanh, khu vực này trông như thể đã qua một trận động đất. Gạch bằng đá lớn là những gì còn lại của những tòa nhà cao từng đứng ở đây, và bị thiên nhiên xâm chiếm. Những cây sung quấn chặt quanh các tường, rêu mọc ra từ mọi kẽ hở và các khối đá đổ, được cây xanh bao phủ, chồng chất lên nhau.


Nhưng cảnh hoang vu kỳ bí này chính lại là một phần của sự hấp dẫn. Trong chuyến thăm cuối cùng tới đền Beng Mealea, tôi gặp một cặp vợ chồng người Ấn Độ đang bò trong một đường hầm của các khối tường đổ, hết sức ngạc nhiên khi đường hầm dẫn tới một bức tường đền tháp trên đó có các cây nho mọc bám. Họ nói với tôi rằng đây là tuần trăng mật của họ, và đầy mồ hôi và bụi bậm, họ trông rạng rỡ như đang đi bên trong giáo đường.


image086

Bản quyền hình ảnh Dave Stamboulis Image caption Ngôi đền được giữ bí ẩn mãi mãi một khi thiên nhiên lấn át nó.


Hãy đến vào buổi sáng sớm (trước 9 giờ sáng) để có được Beng Mealea cho riêng mình. Một lối đi được đắp cao, chủ yếu đi qua các khu vực xung quanh hào nước bên ngoài, đã được xây dựng gần đây cho du khách đi bộ quanh đền thờ. Tuy nhiên, tuyến đường này không tiếp cận được nhiều thứ đặc biệt của Beng Mealea vì những điểm ấn tượng nhất lại ẩn trong rừng rậm.


Thay vào đó, bạn nên yêu cầu hướng dẫn viên, với một chút tiền boa, để dẫn bạn tới khu trung tâm tàn tích. Trong vài giờ sau, bạn sẽ trèo qua các khối đá và cột đá phủ đầy thực vật mà tưởng như không qua nổi, để rồi thoát ra và trông thấy khu đền bị rễ cây phủ kín và những bức chạm khắc Ramayana có cành cây quấn quít bao quanh.


Bên trong khu điện thờ chính, nơi những cấu trúc còn nguyên vẹn nhất, các cửa sổ có cột bị thực vật xâm chiếm. Khi tôi ở đó, một vài đứa trẻ bước rón rén dọc theo các khối đá chung chiêng và cha mẹ chúng đi theo, thận trọng bước từng một. Ở đây rất dễ bị chẹo cổ chân hoặc tệ hơn.


Ta Prohm, ngôi đền rừng nổi tiếng ở Angkor, từng là như vậy. Nếu bạn đến đó vào lúc mặt trời mọc thì gần như chắc chắn bạn là người duy nhất ở đó. Tuy nhiên ngày nay Ta Prohm là một biển tràn ngập xe buýt du lịch, với dãy người xếp hàng dài tại các chỗ mà chụp hình là rất đẹp với các rễ cây quấn quanh cột đền. Do tác động của cả thiên nhiên lẫn con người, nhiều ngôi đền bây giờ phải giằng chống bằng thanh kim loại để khỏi đổ, và người ta cấm không cho tới nơi đây.


Rõ ràng là những sai lầm tương tự rồi sẽ đến với đền Beng Mealea; nhưng giờ đây, vị trí và việc tiếp cận với nó là điều ngăn cản mọi người tới, trừ những người mạo hiểm nhất. Thậm chí tốt hơn nữa là sức mạnh của thiên nhiên rất có thể cuối cùng sẽ chiến thắng do rừng lấn át, phủ kín đền, giữ cho đền Beng Melea huyền bí mãi mãi.


Bài tiếng Anh trên BBC Travel
15 Tháng Chín 2014(Xem: 11255)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21571)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11482)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12708)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11654)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12332)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13044)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12307)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12913)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13579)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12126)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11494)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19310)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10362)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9912)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11357)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12425)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12042)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11132)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.