Đà Nẵng - Lịch sử hình thành, ảnh xưa cũ, di tích…

13 Tháng Ba 20188:46 CH(Xem: 114865)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH DU LỊCH  - THỨ TƯ 14 MAR 2018


Đà Nẵng - Lịch sử hình thành, ảnh xưa cũ, di tích…


Đà Nẵng được xem như “Yết hầu của vùng Thuận Quảng”, Quảng Nam với ý nghĩa rộng là vùng đất mở rộng về phương Nam, cùng với sự kiện năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Cư dân đầu tiên ở đây là cư dân Sa Huỳnh.


Tourane là tên của Đà Nẵng trong thời Pháp thuộc. Do sức ép của Pháp, năm 1888 vua Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ nhượng Đà Nẵng (Hà Nội và Hải Phòng ) bao gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây, thường gọi là “ngũ xã”. Bộ máy cai trị do viên Đốc lý người Pháp đứng đầu và các cơ quan giúp việc.


Theo đó các phố tây và công sở phần lớn nằm trên các trục đường chính như Quai Courbet (Bạch Đằng), Jules Ferry nối dài Rue de Musée (Trần Phú ), Francis Garnier nối dài Marc Pourpe (Lê Lợi và Phan Châu Trinh) và khu dân cư bản xứ ở phía tây.

image095

Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu chocola nỗi tiếng lúc bấy giờ (Chocolat Lombart) về cuộc kháng chiến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp – TBN. Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốc cháy trong cơn giao chiến.


image096


Tranh vẽ Đà Nẵng 1860 của Gravure về một chợ tạm của người Pháp và TBN ở vùng tạm chiếm trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Chợ tạm được hình thành chỉ trong vòng hơn một năm khi liên quân Pháp -TBN nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858… Qua bức tranh cho thấy những người buôn
bán ở chợ này là người châu Âu và một vài người Trung Hoa. Hàng hóa rất ít dường như là khoáng sản, lâm sản quý, ngọc trai…,


image097


Tranh vẽ Đà Nẵng xưa ở bến tàu Courbet với những xe kéo của người bản xứ phục vụ một cặp vợ chồng người Âu. Dưới sông là những chiếc ghe bầu đang cập cầu tàu để buôn bán, bốc dỡ hàng hóa (cầu tàu này là tiền thân của chiếc cầu chữ T trước mặt UBND thành phố hiện nay).


image098


Trên đường Courbet 1912 . Xe chở nước, có lẽ họ lấy nước sạch từ sông Hàn để phân phối cho cư dân lân cận.


image099


Vua Thành Thái vi hành Đà Nẵng bằng tàu Hỏa (người đang dắt một Hoàng tử từ tàu hỏa bước xuống). Bên dưới là những cận thần lo việc bảo vệ. Trông dáng vua có chiều cao rất khiêm tốn (điều nầy phù hợp với sử sách) .


image100


Thuyền của nhà vua đi thăm cửa Hàn


image101


Đà Nẵng, đón rước vua Thành Thái đi kinh lý và thăm một ngôi chùa. Ảnh cho thấy binh lính tất bậc với cờ, kiệu, lọng, dù. Hộ giá đức Vua. Cổng ngôi chùa này giống với chùa An Long (một ngôi chùa cổ, tọa lạc gần cổ viện Chàm- có trong album nầy)


image102


Ga chính của Đà Nẵng xưa, được xây dựng vào năm 1905 trên đường Lagtie (nay là đường Hải Phòng), Gare principale de Tourane – Old


image103


Đường rail hỏa xa và Ga phụ chạy dọc sông Hàn. Tàu hỏa chuyển hàng hóa và khởi hành tại đây. Tàu chạy bằng than, phun khói mù mịt, thỉnh thoảng có kèm theo tro lửa nên dân ta quen gọi “tàu lửa”.


image104


“Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa”


image105


Tàu lửa từ Đà Nẵng đi Huế. Những nhân viên hỏa xa đang tất bật cho chuyến khởi hành. Thị dân Đà Nẵng phần lớn đi chân đất, nam nữ đều đội nón lá có vành rộng, đi hoặc đứng đều có thói quen chắp tay phía sau!


image106


Hỏa xa ở Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng ngày nay)


image107


Cầu Nam Ô (chủ yếu phục vụ tàu lửa, ô tô chỉ đi “ké”)


image108


Cầu Nam Ô, một cây cầu đẹp, không thua gì cầu Tràng Tiền ở Huế. Vùng này có sản phẩm nước mắm và món gỏi cá rất nổi tiếng – Liên Chiểu Đà Nẵng (old photo)


image109


Đường hầm tàu lửa Hải Vân Đà Nẵng – Huế được hoàn thành vào năm 1906 với sức người là chính. Đã có hàng trăm phu phen bỏ mạng khi đường hầm được hoàn thành. Tàu chạy qua đây mỗi ngày chỉ có 2 chuyến nên “Sếp hầm” thả chó đi rông và ngồi chơi luôn ở đây!


image110


Đèo Hải Vân (old) với đường đèo rất hẹp chỉ đủ cho xe lưu thông một chiều nên phải chờ rất lâu. Đường đèo hẹp lại quanh co hiểm trở, không có lan can phòng hộ như bây giờ!


image111


Những công nhân điện tín đầu tiên của Đà Nẵng vào năm 1906. Có tên gọi nôm na là nhà dây thép ! Tiền thân của Bưu điện Đà Nẵng bây giờ! VNPT Đà Nẵng nên tìm con cháu của những người nầy để sử dụng…cũng là cách trả ơn tiền nhân.


image112


Những ngư dân đánh cá đầu tiên ở Đà Nẵng- Những tiền hiền nghề biển của các ngư dân Sơn Trà ngày nay( hữu ngạn sông Hàn ), trông họ rất khỏe mạnh, vạm vỡ và đen nắng. Ảnh chụp cho thấy sinh hoạt, nhà cửa chủ yếu bằng tranh tre, có mái rất thấp để tránh bão tố khắc nghiệt thường xuyên của vùng nầy.


image113


Tòa Thị chính (cũ) – sưu tầm từ bưu thiếp


image114


Quai Courbet ngày xưa nơi có tuyến đường sắt đi Huế


image115


Bến Sông Hàn (Tourane)


image116


Tourane – bến tàu Courbet (đoạn ngả ba Bạch Đằng – Quang Trung bây giờ)


image117


Thương lượng giữa các quan chức bản xứ và thương nhân thuyền buôn nước ngoài. Người ngồi kiệu, lọng che, với râu dài có lẽ tương đương chức Chủ tịch UBND thành phố bây giờ – Tourane 1749 by Charles Fouqueray – (đây có lẽ là bức tranh xưa nhất về Đà Nẵng)


image118


Khách sạn MORIN de Tourane (do anh em nhà Morin) ở Đà Nẵng ngày xưa sáng lập. Nay là Khách sạn Bạch Đằng (Morin có một chuỗi các khách sạn tại Việt Nam gồm Huế – Đà Nẵng và Bà Nà )


image119


Đường Độc Lập 1965. Nơi đây có rạp chiếu phim Kinh Đô.


image120


Bến sông Bạch Đằng 1964


image121


Ngư dân cào nghêu ở bãi biển Thanh Bình 1960


image122


Buổi sớm ở Thọ Quang


image123


Làng Thanh Khê xưa (ven đường xe lửa) Nhà cửa thấp, hầu hết bằng tre, lợp lá hoặc rơm rạ.


image124


Đường Bạch Đằng 1963


image125


100 năm trước Jules Ferry và nay là đường Trần Phú, con đường sầm uất của Đà Nẵng ngày nay. (Tòa nhà lớn là bệnh viện quân đội Pháp)


image126


Trong lịch sử đạo Thiên chúa ở Việt Nam, Đà Nẵng là vùng đất truyền giáo thuộc loại sớm nhất. Hồi đầu, cả thành phố chỉ có một nhà thờ trong khu vực thành Điện Hải do quân Pháp chiếm đóng (ảnh trong album này). Năm 1923 nhà thờ chính tòa mới được xây dựng trên Rue du Mussé. Bức ảnh này cho thấy giáo dân Đà Nẵng đang đón mừng Noel khi chưa có nhà thờ. Có lẽ tấm ảnh này được chụp vào những năm đầu của TK XX.


image127


Nhà thờ Chánh tòa ( còn gọi nhà thờ Con Gà) do trên nóc có biểu tượng con gà trống Gaulois. Nhà thờ nằm trên Rue du Mussé (đường Trần Phú ngày nay)


image128


Nhà thờ Chánh tòa – ảnh chụp 1925


image129


Bên trong nhà thờ Chánh tòa xưa. Người có râu dài có lẽ là cha cố đạo Vallet, người phác thảo tổng thể về kiến trúc của ngôi nhà thờ này.


image130


Bên trong nhà thờ Tourane (nhà thờ chính) trong ngày lễ trọng 14 tháng 9 năm 1924.


image131


Đường Bạch Đằng ( rue Courbet ) – Trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L’U.C.I.A) lập năm 1904- Về sau là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ trước 1975 – Sau năm 1975 là nhà trưng bày chứng tích tội ác ĐQM – Ngày nay là tòa nhà khách sạn Indochina River side – Ảnh cho thấy đây là con đường trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nơi có bến tàu, đường hỏa xa và các tòa nhà lớn của các công ty thương mại. Một chiếc Renault 1927 của hãng Staca đang chở khách trên đường. Phía xa là những chiếc xe kéo và những cư dân lao động buôn gánh bán bưng trên vỉa hè. – OLD


image132


Trại lính Pháp xưa- BCH Thành Đội Đà Nẵng bây giờ


image133


Tòa Thị Chính Đà Nẵng 1970


image134


Tòa Thị Chính và trụ sở Cty Shell xưa – Tòa nhà làm việc của UBND & HĐND thành phố Đà Nẵng bây giờ


image135


Chợ Cồn – Được xây dựng những khoảng năm 1940, trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố, nơi đây nguyên là bãi phóng uế công cộng nằm trước Kho Đạn, cồn đất này sau đó được san bằng để làm ngôi chợ. Đây là ngôi chợ vào loại lớn, buôn bán sầm uất của Tp Đà Nẵng. Năm 1984 chính quyền thành phố đã cho xây lại chợ với tên là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Chợ Cồn. Ảnh cho thấy cổng chợ nằm trên mặt tiền đường Khải Định (Ông Ích Khiêm bây giờ).


 image136


Chợ Cồn, Đà Nẵng 1949


image137


Chợ Cồn


image138


Bên trong chợ Cồn


image139


Đà Nẵng 1945 – Trước chợ Hàn.


image140


Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng xưa


image141


Chùa Vu Lan xưa, một ngôi cổ tự. Ngày nay chùa tọa lạc tại 84 Núi Thành, quận Hải Châu, tp. Đà Nẵng.


image142


Tòa nhà này hiện nay vẫn còn giữ được kiến trúc như ban đầu (đường Bạch Đằng)


image143


Nhà thờ và bệnh viện trong khuôn viên thành Điện Hải xưa.


image144


Thành Điện Hải được xây dựng kiên cố vào năm 1823 (Minh Mạng) theo kiểu vauban, có thành cao 12 mét, nơi đây vào năm 1858 đã xẩy ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân dân Đà Nẵng (do Thống chế Lê Đình Lý, rồi đến Thống chế Nguyễn Tri Phương chỉ huy) với liên quân Pháp – Tây Ban Nha .
Nhà thờ và Bệnh viện xưa (trong ảnh) được xây trên nền của thành Điện Hải – Ngày nay nhà thờ không còn nữa. Phần đất thấp, kế nhà thờ, nay là Công viên Phần mền và thành Điện Hải đang được trùng tu. Tại khu vực nầy khi xây dựng, người ta đã phát hiện nhiều loại vũ khí xưa.


image145


Trẻ con trên vùng cát _ Sơn Trà ngày xưa! Không áo, không quần. Suốt ngày rông chơi trên cồn cát.


image146


Đà Nẵng – lớp tiền bối.


image147


Những người thợ điêu khắc gỗ ở làng Kim Bồng xưa – Những nghệ nhân tài hoa đất Hội An (Faifoo-Tourane)


image148


Khách sạn Bưu chính và Điện tín trên đường Courbet (nay là Bạch Đằng) – Tòa nhà này mới đây đã bị phá bỏ và thay vào đó là một khách sạn cao tầng trên đường Bạch Đằng


image149


Ngã tư Republique – Ferry – OLD (Hùng Vương – Trần Phú bây giờ)


image150


Đường Courbet


image151


“Ai đi trên đường cái Quan !” Route Mandarine – Nay là Quốc lộ số 1A, là con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam – ảnh chụp năm 1908


image152


Ải Vân Quan – chốt chặn quan trọng trên đường ra kinh thành Huế.


image153


Một “ông Ba mươi” săn được ở chân núi Ải Vân.


image154


Núi Ngũ Hành Sơn (ảnh chụp cách đây ngót 100 năm) với quang cảnh chùa cổ Tam Thai


image155


Ngũ Hành Sơn (hòn Hỏa Sơn) – Ngày xưa, núi đá “chìm” dưới những đụn cát.


image156


Xẻ đá ở Ngũ Hành Sơn !
Rất may chính quyền đã có chủ trương cấm khai thác đá ở đây từ năm 1998, nếu không thì đến nay chắc chỉ còn “nhị hành sơn” cũng nên!


image157


Đình làng Phước Ninh xưa ( đường Lê Đình Dương). Xưa kia nơi đây nhà tranh vách đất, dân thưa thớt. Cư dân sống bằng nghề làm muối, trồng trọt.


image158


rue Republique – Nay là đường Hùng Vương


image159


Đường Champeaux về sau đổi là Republique, nay là Hùng Vương – Khu vực trong ảnh bên trái là chợ vườn Hoa, nay là khu đất “vàng” đang xây dựng bãi đổ xe ngầm và khu đất bên phải là khu triễn lãm 84 Hùng Vương nay cũng đang được xây dựng thành khu cao ốc của thành phố Đà Nẵng.


image160


Đường Hà Nội xưa! nay là đường Hùng Vương, con đường buôn bán sầm uất nhất nhì Đà Nẵng.


image161


Đà Nẵng xưa


image162


Nhà thông tin *đường Hùng Vương ngày nay.


image163


Trụ sở của ủy viên cộng hòa thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng – Tòa nhà nằm ở góc ngả tư Yên Bái – Hùng Vương bây giờ


image164


Đình làng An Hải


image165


Rạp hát Hòa Bình về sau được xây dựng lấy tên nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh * trên đường Phan Châu Trinh- Old


image166


Nhà hàng trên bến Bạch Đằng trước 1975 – OLd


image167


Chà Và Ấn Độ- Những thương nhân nước ngoài có cửa hiệu tại Đà Nẵng (Chủ yếu buôn bán vải)


image168


Đường làng


image169


Đình làng Hải Châu 1950 (ảnh sưu tầm)
So với đình làng Hải Châu ngày nay đã khác rất nhiều! Rất tiếc! – Old photo –


image170


Đình làng Hải Châu, chụp năm 1952. – Old photo- Nơi thờ tự các tộc họ, nguyên quán từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam bình Chiêm từ năm 1471 và định cư ở luôn lại đây. Những cư dân đầu tiên nầy và con cháu họ đã có công lớn trong việc hình thành thành phố Đà Nẵng như ngày nay.


image171


Hội đồng kỳ mục của làng – Các cụ chuyên “ăn trên, ngồi trước”


image172


Bàn tay của kẻ Sĩ thời xưa, với những móng tay rất dài, để chứng tỏ họ là tầng lớp trên, không phải lao động vất vả. Vì vậy có câu thơ rằng:
“Nhất Sĩ, Nhì Nông
Hết gạo chạy rông
Nhất Nông, Nhì Sĩ”


image173


Bờ đông sông Hàn trước năm 1985
Vietnam — Image by © moodboard -Old


image174


Ga Chợ Hàn (Gare de Tourane Marché) ( Old photo ) được xây dựng trong những năm 40, nhằm thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa đi các nơi trong nước. Đến những năm 90 ga nầy bị phá bỏ để làm con đường Bạch Đằng đẹp như ngày nay.


image175


Đà Nẵng – Những năm 80 vẫn còn nhà ga phụ.


image176


Viện Bảo tàng Cham được lập vào năm 1919. Bức ảnh nầy cho thấy thời kỳ nầy chưa có bảo tàng Cham. Những hiện vật được người Pháp tập trung về đây (vườn trưng bày) vào khoảng năm 1900 trong đó có vật linh, bò Nandin, con vật tín ngưỡng của người Cham – Old photo-


image177


100 năm trước- Phòng Thương mại & Nông nghiệp thời Pháp thuộc- Old


image178


100 năm sau vẫn còn giữ kiến trúc cũ- present….Nhưng nay vừa mới bị đập phá vào tháng 12/2010 để xây trường mẫu giáo ABC !


image179


Cercle de Tourane nay là CLB thanh niên, số 30 đường Bạch Đằng


image180


Bưu điện Đà Nẵng xưa (old photo)


image181


Kiệu quan lớn đi chơi Bà Nà


image182


Bà Nà xưa, một du khách bản xứ với áo dài, khăn đóng đang tần ngần dừng bước để tìm đường đi lên


image183


Bà Nà xưa, đường đi phải qua nhiều “cầu khỉ”- “quan san” cách trở. Chỉ có những phu phen người Việt nầy mới đảm đương việc cán võng, gồng gánh cho khách tây mà thôi.


image184


Đường lên Bà Nà!


image185


Đường lên Bà Nà- phu phen phải gồng gánh hàng hóa cho người nước ngoài trong điều kiện đường sá cách trở.


image186


Mỏ than Nông Sơn – old photo


image187


Mỏ vàng Bồng Miêu
“Từ ngày Tây lại cửa Hàn
Đào sông Câu Nhí, đắp đàng Bồng Miêu”
vè Quảng Nam – Đà Nẵng – old photo


image188


Tháp Chàm Bằng An (Điện Bàn – 1910)


image189


Đà Nẵng – Trận bão lớn năm 1916- Trên bến tàu Courbet cây cối gãy đổ, lác đác vài chiếc tàu bị chìm.


image190


Trận bão lớn 1916


image191


Đường Bạch Đằng


image192


Xử án – người có tội thời xưa bị “nọc” ra giữa công đường và bản án được thi hành ngay.


image193


Diễn tuồng ngoài bụi chuối (Hình như để phục vụ nhiếp ảnh, vì lúc bấy giờ chưa có flash)


image094


“Mát xa” cũng là nghề có sớm ở Đà Nẵng xưa ? ( old photo)


image194


Một số cư dân Đà Nẵng xưa


image195


Phu kéo xe – Những cư dân lao động của Đà Nẵng xưa.- Old


image196


Xe Dodge “nhà binh” được đóng thùng, cải tiến thành xe chở khách – Một phương tiện đi lại quen thuộc trên các tuyến Quế Sơn – Tiên Phước – Hiệp Đức – Đà Nẵng trước 1975- Nhiều xe trên tuyến đường nầy thường bị “dính mìn” tan tác – ảnh CORBIS –


image197


Quân Pháp trở lại Đà Nẵng 1946- Diễu binh trước Tòa Thị chính

07 Tháng Mười 2018(Xem: 9086)
20 Tháng Chín 2018(Xem: 7449)
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11017)