SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa

03 Tháng Sáu 20208:30 SA(Xem: 5456)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH DU LỊCH - THỨ TƯ 03 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


SpaceX: Rồng của Mỹ bay vào vũ trụ, tầm nhìn và ý nghĩa


Nguyễn Giang BBC 01/6/2020

image014

Bản quyền hình ảnh SpaceX


Sau 19 giờ bay trong capsule mang tên Dragon, được điều khiển gần như tự động hòa toàn, hai phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken đã cập vào Trạm Không gian Quốc tế (ISS) an toàn.


Sự kiện này đã được đánh giá là bước ngoặt trong ngành hàng không vũ trụ của nhân loại vì nhiều lý do, và ý nghĩa chính trị, kinh tế của nó cũng rất lớn.


Tôi muốn nói điều đầu tiên là về thành công của dự án SpaceX và tàu vũ trụ nhỏ Dragon và các điểm mới so với những chương trình trước.


Ba điểm mới của hàng không vũ trụ


1. Giá thành thấp hơn


Sau khi ngưng chương trình Phi thuyền Con thoi (Space Shuttle program) năm 2011, Hoa Kỳ phải thuê tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa người và hàng hóa, vật dụng lên không trung. Giá thuê 'một ghế bay' là 86 triệu USD.


image015


Bản quyền hình ảnh NASA Image caption Crew Dragon (phải) bên cạnh rocket Falcon 9


SpaceX của triệu phú - nhà đầu tư sáng chế Elon Musk ký với Cơ quan Hàng không Không gia Mỹ (Nasa) hợp đồng hạ giá thành xuống chừng 55 triệu cho một phi hành gia bay lên không gian.


2. Vai trò của kinh tế tư nhân


Không chỉ có giá rẻ hơn, việc để một công ty tư nhân đóng vai trò chính trong hoạt động khai thác không gian vũ trụ là điều chưa từng xảy ra.


Khi Hoa Kỳ và Liên Xô cùng ký Hiệp ước Không gian Bên ngoài (Outer Space Treaty) vào năm 1967, chuyện thám hiểm không gian là của hai chính phủ.


Ngày nay, Trung Quốc cũng đặt trọng tâm chạy đua vào không gian và Quân Giải phóng (PLA) đóng vai trò chủ chốt.


Chuyến bay đưa người vào vũ trụ của công ty SpaceX đem lại vinh dự lớn cho ông Elon Musk, người Cộng hòa Nam Phi, năm nay 48 tuổi.


Năm ông 42 tuổi, công ty của ông được NASA ký hợp đồng 2,6 tỷ USD cho dự án phát triển tàu vũ trụ đủ an toàn để mang người vào vũ trụ.


image016


Bản quyền hình ảnh NASA Image caption Bob Behnken và Doug Hurley


Xin nhắc các tàu Dragon chở hàng (cargo) đã hoạt động rồi, nhưng tiêu chuẩn cho tàu chở người (human-rated spacecraft) là một đẳng cấp khác, cần công nghệ vật liệu, viễn thông, xử lý năng lượng đạt trình độ cao nhất có thể.


Cũng năm 2014, Nasa trao cho Boeing một hợp đồng 4,2 tỷ USD để chế tạo tàu Starliner cho nhiệm vụ tương tự.


Nay thì ai cũng thấy cá nhân một người trẻ, quốc tịch nước ngoài như Elon Musk làm được điều mà đại tập đoàn Boeing chưa làm được.


Nói thế không có nghĩa là Boeing sẽ không đưa được Starliner vào không gian, và việc “outsource' (chuyển thuê bên ngoài) dịch vụ hàng không không gian cho hai công ty rất khác nhau cho thấy tầm nhìn của lãnh đạo Mỹ.


3. Thiết kế mới của tàu Dragon


Không rõ ông Elon Musk và Nasa có muốn đoạt hình ảnh rồng – một trong tứ quý của Trung Quốc không mà đặt luôn tên cho dòng tàu vũ trụ thế hệ mới của Mỹ là Rồng (Dragon)?


image017


Bản quyền hình ảnh Spacex Image caption Khoang Crew Dragon dành cho các phi hành gia có các kích cỡ ghế ngồi với phần đệm khác nhau cho phù hợp từng cá nhân


Điều chắc chắn là Dragon có những tính năng khác phi thuyền con thoi trước đây:


-Dragon bỏ cách dùng phi thuyền có cánh như tàu con thoi (shuttle) và trở lại một phần phương án của thế hệ tàu Apollo nhưng nâng cao. Tàu gắn với 'trunk' (thân ống) có pin mặt trời (solar panels), tấm chắn nhiệt và cánh để cân bằng khi bay lên. Cả thân ống và buồng lái có chiều cao 8,1m (26.7ft) và đường kính 4m (13ft).


-Dragon có 16 ống phóng nhỏ (Draco thrusters) để dẫn nó bay trong không gian. Mỗi động cơ Draco có sức đẩy 90 pounds (cân Anh) trong không gian.


-Hoạt động của Dragon là hoàn toàn tự động. Các phi hành gia dùng màn hình touchscreen như iPhone, iPad, để bổ sung thông số mà không còn các nút bấm cơ khí, cần điều khiển kiểu cũ. Thực ra, không có họ trong đó thì con tàu vẫn lên được trạm không gian như các chuyến cargo tự động trước đó.


-Dragon có khoang thoát hiểm kể cả ở giai đoạn vừa rời bệ phóng, để khi cần thì phi hành gia 'bật dù' bắn ra ngoài và đáp xuống đất, hệt như một số phim viễn tưởng.


-Phần tên lửa đẩy có thể dùng lại, và nếu rơi xuống biển, SpaceX chuẩn bị sẵn một bệ đỡ trên tàu thủy không người, dạng drone ship để đón. Việc này tiết kiệm cho họ hàng triệu đô. Tàu Dragon vừa bay lên là hoàn toàn mới như SpaceX dự tính dùng nó ít nhất là ba lần trước khi chỉnh sửa.


Tham vọng ba bước: Không gian, Mặt Trăng và Sao Hỏa


Cuối cùng, không thể không nói đến tham vọng của Hoa Kỳ trong cuộc chinh phục, khai thác không gian cùng đối tác, làm sao đi trước đối thủ là Trung Quốc.


Cần phải nói là dù do tư nhân điều hành, SpaceX hợp tác chặt chẽ với Nasa và Bộ Tư lệnh Không gian của Hoa Kỳ.


Space Wing là lực lượng duyệt cho việc phóng tàu vũ trụ. Hai phi hành gia vừa bay lên đều là cựu phi công quân đội. Doug Hurley (sinh năm 1966) là cựu phi công Hải quân Mỹ và là phi hành gia kinh nghiệm của Nasa, từng điều khiển hai tàu con thoi STS-127, STS-135. Robert Behnken (sinh năm 1970) là phi công chuyên lái thử của F-22 Combined Test Force, và từng là kỹ sư trưởng của dự án Raptor 4004.


Về đối tác, trong quá trình đánh giá an toàn cho chuyến bay vừa qua, Hoa Kỳ mời và tham vấn cùng Nga và Nhật Bản. Đây là chỉ dấu cho thấy việc khai thác không gian sẽ đi theo hướng đó.


Tuy thế, việc phóng thành công Dragon sẽ chấm dứt dần hợp tác với Liên bang Nga, ít nhất là trong việc dùng tàu Soyuz đưa người và hàng lên không gian.


Hợp tác với Nhật Bản, nhất là trong mảng khai khoáng không gian (space mining) sẽ đem lại các nguồn lợi chưa từng có cho Hoa Kỳ, theo các chuyên gia. Không thấy EU có mặt trong dự án vừa qua và Trung Quốc thì đã bị cho là đối thủ cạnh tranh.


image018


Nhiều người hỏi việc phục hồi các chương trình không gian tốn kém có ý nghĩa gì?


Đồng ý là Hoa Kỳ đang có hai khủng hoảng lớn: Covid-19 và xung đột sắc tộc, giai cấp. Nhưng việc bay lên không gian vũ trụ là một thắng lợi lớn, và biết đâu lại chẳng là 'bước ngoặt toàn diện' cho kinh tế Hoa Kỳ.


Có hai chủ đề chúng ta cần bàn thêm nhưng theo những gì chúng tôi tìm hiểu thì chương trình không gian của Hoa Kỳ sẽ nhằm vào các mục tiêu sau:


-Mục tiêu Hoàn thiện ngành hàng không không gian để kết nối bình thường Mặt Đất – Trạm Không gian


-Mục tiêu khai khoáng trên Mặt Trăng nơi sản lượng kim loại hiếm có thể coi là 'vô tận'. Năm ngoái Trung Quốc đã phóng thành công phi thuyền Hằng Nga, đưa xe tự hành Thỏ Ngọc 2 lên vùng tối của Mặt Trăng, nơi họ đặt tên cho một quả đồi là Quảng Hàn Cung, thể hiện ý chí muốn đánh dấu 'lãnh thổ' và chuẩn bị cho các dự án về sau. Cuộc đua Mỹ - Trung từ nay chỉ tăng tốc, không giảm.


- Mục tiêu chỉ huy và kiểm soát (Command and Control) về an ninh không gian


Elon Musk, một nhân vật xuất chúng


Tuần trước, mấy người bạn ở Anh chia sẻ trên Facebook vị trí của Trạm không gian quốc tế và hướng dẫn cách nhìn thấy bằng mắt thường từ Anh.


Đúng giờ vào một buổi tối, tôi ra vườn nhìn lên, quả là thấy được ở hướng Đông Bắc ISS trên quỹ đạo, lóe sáng như một vì sao to.


Từ Mặt Đất lên đó... chỉ có trên 400 km nhưng nếu không có những con người đã lên tới đó và còn muốn bay cao hơn thì chúng ta chỉ dừng lại với các vấn đề của Mặt Đất mà thôi. Vấn đề là tầm nhìn, và viễn kiến.


Ở đây, phải nói là có hai viễn kiến cho chinh phục không gian: của những cá nhân xuất chúng như Elon Musk, và của tập thể ý thức hệ: đảng Cộng sản Trung Quốc.


Hoa Kỳ đã gặp Elon Musk ở hai điểm về hàng không không gian và kế hoạch lên Mặt Trăng. Còn về cạnh tranh quân sự với Trung Quốc thì là việc của chính quyền Mỹ.


image019


Nói như thế không có nghĩa Elon Musk không có có các tham vọng riêng.


Anh đã hướng tới 'nền kinh tế không gian' của tương lai: khai thác vệ tinh để phục vụ tự động hóa toàn bộ Mặt Đất.


Elon Musk đã đề ra dự án đưa lên không gian 30 nghìn vệ tinh viễn thông có độ chính xác cao.


Hiện nay tất cả các nước cộng lại đang vận hàng 2200 vệ tinh với nhiều thế hệ khác nhau, nhưng nếu con số khổng lồ kia của Elon Musk trở thành hiện thực, thì các dự án dùng data để điều khiển từng xe hơi không người lái trên mặt đất mới khả thi.


image020


Một tỷ phú khác, Jeff Bezof cũng có kế hoạch tương tự cho công ty Amazon. Các hoạt động này sẽ biến đổi hoàn toàn cách chúng ta hiểu về Internet, về mạng toàn cầu và trí tuệ nhân tạo.


Ngoài ra, Elon Musk còn có giấc mơ đưa người lên Sao Hỏa, bằng con tàu tư nhân anh ta chế tạo.


Một số dự án khác của Musk đã không thành, nhưng anh tin rằng từ nay mai SpaceX sẽ đưa hàng lên Sao Hỏa nay mai để đến 2024 là lên người đầu tiên.


Tôi tin rằng nhiều khả năng đó là người Mỹ, ít ra phải là người như hai phi công dày dạn kinh nghiệm với hàng nghìn giờ bay của Không lực Hoa Kỳ Doug Hurley và Bob Behnken.
15 Tháng Chín 2014(Xem: 11355)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21672)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11569)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12794)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11807)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12437)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13129)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12399)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12993)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13668)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12228)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11609)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19409)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10467)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9984)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11460)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12508)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12141)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11239)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.