02/09/1945: Vì sao Liên Xô không công nhận VNDCCH?

07 Tháng Chín 20208:29 SA(Xem: 9281)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ HAI 07 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


02/09/1945: Vì sao Liên Xô không công nhận VNDCCH?


BBC 2/9/2019

image006

Nguồn hình ảnh, Library of Congress. Chụp lại hình ảnh,  Stalin và Truman ở Potsdam 7-8/1945. Tại hội nghị này, các đại cường thắng trận trong Thế Chiến 2 đã quyết định số phận của nhiều dân tộc nhỏ


Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là không một đại cường nào thuộc phe Đồng Minh thắng trận công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.


Trước đó, chính phủ Đế quốc Việt Nam với thủ tướng là Trần Trọng Kim năm 1945 cũng không được Đồng Minh công nhận.


Các nước lớn khi đó tập trung vào việc làm gì với Pháp và quyết tâm phục hồi chủ quyền của Paris ở cựu thuộc địa Đông Dương.


Moscow, Washington, London đã coi vấn đề của các lực lượng bản địa ở châu Á nói chung, và Việt Minh nói riêng, là thứ yếu so với chính sách lớn hơn của họ.


Không ưa Pháp nhưng vẫn ủng hộ Pháp


Tư liệu từ hội đàm tại Tehran, trong hội nghị ba đại cường Mỹ, Anh, Liên Xô 28/11/1943 cho thấy Moscow và Washington đã khá đồng quan điểm ban đầu về Pháp trong và sau chiến tranh.


Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt không muốn Pháp quay lại chiếm Đông Dương, còn Stalin thì nói thẳng ra là quân Đồng Minh không nên đổ máu ở chiến trường đó.


Vào thời điểm diễn ra Hội nghị Tehran năm 1943, Đông Dương vẫn nằm trong tay đế quốc Nhật.


Hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ thậm chí còn chia sẻ cách nhìn coi thường người Pháp.


Trong tài liệu có nội dung nêu trên do Thomas G. Paterson và Dennis Merrill biên tập và ấn hành năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt nhắc lại với Nguyên soái Stalin điều ông nghe được từ thủ tướng Anh, Winston Churchill.


Quan điểm của Churchill là nước Pháp sẽ nhanh chóng được tái thiết để trở thành quốc gia mạnh.


Roosevelt nói với Stalin ông không nghĩ như vậy mà cho rằng "Pháp cần nhiều năm làm việc cực nhọc để phục hồi vị trí".


"Điều cần thiết, cho cả người dân, và chính phủ Pháp, là trở thành các công dân trung thực."

image007

Nguồn hình ảnh, Hulton Deutsch. Chụp lại hình ảnh, Tranh ảnh Liên Xô. Stalin và các đại diện nhân dân Trung Á


"Nguyên soái Stalin đồng ý và còn nói thêm rằng ông không hề đề nghị để quân Đồng Minh phải đổ máu nhằm phục hồi Đông Dương cho chế độ thực dân cũ là Pháp", tài liệu trích thuật lại lời nhà lãnh đạo Liên Xô.


"Stalin cũng nói điều quan trọng là không chỉ đánh quân Nhật về quân sự, mà cần chống lại Nhật về chính trị, do Nhật đã trao độc lập, tuy chỉ là hình thức thôi, cho một số vùng thuộc địa. Ông nhắc lại rằng Pháp không thể được cho phép giành lại Đông Dương, và người Pháp phải trả giá cho sự hợp tác tội phạm (criminal collaboration) với Đức."


"Tổng thống Roosevelt nói ông đồng ý 100% với Nguyên soái Stalin và nêu ý kiến rằng sau 100 năm Pháp chiếm Đông Dương, người dân ở đó có cuộc sống tệ hơn trước."


Thế nhưng Moscow và Washington đã dần thay đổi quan điểm về Đông Dương.


Trước khi phát-xít Đức đầu hàng quân Đồng Minh ở châu Âu và trước lúc Nhật Bản thua trận, vào tháng 4/1945, Roosevelt qua đời.


Tổng thống kế nhiệm, Harry Truman lên cầm quyền và thay mặt Hoa Kỳ dự hội nghị Potsdam đề bàn về tình hình thế giới hậu chiến, gồm cả vùng Đông Á.


Chính phủ Pháp tự do của tướng Charles de Gaulle đã vận động ráo riết để Hoa Kỳ hỗ trợ nhằm giành lại các thuộc địa.


Dù không được dự hội nghị Potsdam, Pháp vẫn đề nghị để quân của họ giải giáp quân Nhật ở Đông Dương nhưng bị từ chối.


Các đại cường để quân Anh vào Việt Nam giải pháp quân Nhật ở dưới vĩ tuyến 16, và nhiệm vụ tương tự phía Bắc giao cho Trung Hoa Dân quốc (Đồng Minh chống Nhật).


Theo sử gia David Marr, sự hiện diện của chính quyền Việt Minh năm 1945 tại Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo đặt ra một vấn đề khó khăn cho các đại cường.


Vào tháng 4/1945, Hoa Kỳ đề nghị để lập chế độ ủy trị (trusteeship) với Việt Nam nhưng bị Pháp kịch liệt phản đối.


Mỹ có thái độ không hoàn toàn rõ ràng và để Anh giúp Pháp quay lại Đông Dương.


Anh đã chuyển quân trang quân dụng trên đường từ Ấn Độ về châu Âu cho Pháp để tướng Leclerc chuẩn bị quay lại Sài Gòn.


Liên Xô có vai trò rõ ràng ở hơn Triều Tiên vì nhận nhiệm vụ giải pháp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 38.


Với Stalin, châu Á là Đông Bắc Á, Trung Á và Mông Cổ, còn tại Đông Dương, Moscow không thấy có quyền lợi gì để công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.


image008


Nguồn hình ảnh, DEA / A. DAGLI ORTI. Chụp lại hình ảnh,  Một hình tiền năm 1953 với hình cựu hoàng Bảo Đại. Chính phủ Đế quốc VN với thủ tướng là Trần Trọng Kim năm 1945 cũng không được các đại cường thắng trận công nhận


Trong cuốn 'Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946)', David Marr viết rằng Stephane Solovieff, đại diện của Liên Xô ở Hà Nội đã gặp Hồ Chí Minh và biết ông Hồ là một 'đồng chí cộng sản'.


Nhưng ông Solovieff, người thạo cả tiếng Anh, Pháp, và Nhật, muốn giữ quan hệ trung dung, tốt đẹp với tất cả các bên: Nhật, Hoa, Việt Nam và Pháp.


Vẫn theo David Marr, ông Solovieff nói với thiếu tá OSS của Hoa Kỳ Archimedes Patti, người từng tuyển ông Hồ Chí Minh cho công tác tình báo theo dõi quân Nhật ở Đông Dương, rằng nước Nga Xô Viết "cần thời gian để phục hồi, tái thiết trước khi xác định vị thế ở Đông Nam Á".


Người Liên Xô này còn nói rằng theo ông "Người Pháp rất cần có mặt để dẫn đạo giúp cho người Việt Nam đi đến chỗ có khả năng tự chủ (self-government)".


Không chỉ như vậy, từ đầu năm 1946, Solovieff cộng tác chặt chẽ với đại diện của Pháp, Jean Sainteny, người đã giúp ông ta đi tàu thuỷ về Paris.


Theo bài của Merle Pribbenoff được Trung tâm Wilson lưu trữ thì Liên Xô cũng không trợ giúp Việt Minh chút gì về an ninh, tình báo dù có cử an ninh sang.


Các tài liệu của Anh cho hay khi quân Anh vào Sài Gòn, họ bắt được một người Liên Xô hoạt động tình báo tại đó.


Theo Pribbenoff, điều trớ trêu là các nhân vật chủ chốt của an ninh tình báo Việt Minh như Trần Hiệu, Lê Giản đều "học nghề" từ tình báo Mỹ và một đại tá Nhật đi theo Việt Minh.

image009

Nguồn hình ảnh, AFP.Chụp lại hình ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp điều đình năm 1946 nhưng không thành


Có vẻ như những gì Solovieff nói và làm không chệch ra khỏi đường lối chung của Moscow khi đó, đặt các vấn đề châu Âu lên cao hơn Đông Dương.


Tháng 12/1944, Moscow đã ký với phe kháng chiến Pháp một hiệp ước, tương tự với Anh, coi Pháp có vị thế "đồng minh của Liên Xô cùng chống Đức phát-xít".


Có giá trị 20 năm, hiệp ước này nhằm xóa bỏ mọi đe dọa từ Đức, thỏa thuận các vấn hậu chiến ở châu Âu, liên quan nhiều đến Đức, biên giới Tây Âu ở Bỉ, Hà Lan...


Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự ủng hộ không có gì của Liên Xô cho chính thể VNDCCH có lý do cá nhân, rằng với họ, với ông Hồ chưa 'đủ chất cộng sản'.


Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ không đúng nếu ta nhìn vào sự thiếu vắng ủng hộ của Liên Xô dành cho một quốc gia lớn hơn Việt Nam là Indonesia.


Theo Guy Faulker viết trên Foreign Affairs (The Soviet Challenge in Indonesia), sau khi người Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan (17/08/1945), Moscow chỉ ủng hộ họ tại Liên Hiệp Quốc trên nguyên tắc "chống chủ nghĩa đế quốc".


Trên thực tế, Moscow quan tâm nhiều hơn về quan hệ với Hà Lan ở châu Âu, và không công nhận chính phủ Sukarno ở Jakarta, dù ông Sukarno nhiều lần kêu gọi.


Báo chí Liên Xô còn phê phán tổng thống Sukarno là "tư sản' và đặt hy vọng và cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 9/1948 (sự kiện Madiun - 'Cộng hòa Xô Viết Indonesia') của đảng cộng sản địa phương.


Rút cục, Liên Xô không giúp cho cả Đảng Cộng sản Indonesia lẫn chính phủ Sukarno.


Sự công nhận Indonesia chỉ đến đầu năm 1950, sau khi Indonesia đã ký thỏa thuận chuyển chủ quyền từ Hà Lan cuối 1949.


Điều lạ là Liên Xô công nhận chính quyền Indonesia theo yêu cầu của Hà Lan và sau cả Mỹ và Anh.


Muốn theo Liên Xô nhưng chỉ thấy Pháp và Trung Quốc


Nếu như Liên Xô không muốn dính vào Đông Dương về mặt nhà nước, việc riêng với Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh lại được Moscow 'giao' cho Đảng Cộng sản Pháp quyết định.


Vấn đề là sau chiến tranh, Đảng Cộng sản Pháp tham gia liên minh cầm quyền và không hề mặn mà gì trong việc giúp ông Hồ Chí Minh giành lại độc lập toàn bộ.


Ước vọng của tướng Charles de Gaulle muốn giành lại các thuộc địa được cử tri Pháp rất ủng hộ và vẫn là động lực của các chính phủ Pháp kế nhiệm kể cả sau khi Charles de Gaulle từ chức tháng 1/1946.


Điều này khiến chủ tịch VNDCCH sau chuyến sang Pháp năm 1946 trở về thấy thất vọng về quan hệ cũ của ông với các 'đồng chí cộng sản Pháp', theo David Marr.


Một lối đi nữa cho chính quyền VNCDCH là kêu gọi lên Liên Hiệp Quốc.


Sau khi quân Anh vào Sài Gòn cuối 1945, sang tháng 1/1946, Hồ Chí Minh gửi thư cho Henri Spaak, chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đề nghị đưa vấn đề Việt Nam vào nghị trình bàn thảo, nhưng không nhận được trả lời.


Điều dễ hiểu là các cường quốc châu Âu đã ngồi trong Hội đồng Bảo an như Liên Xô, Pháp chống lại mọi cố gắng được công nhận của người Việt Nam.


Mỹ và Anh cũng có mặt trong Hội đồng Bảo an thì nghiêng về phía Paris.


Những khó khăn của chính phủ VNDCDH diễn ra trong bối cảnh dù không được Moscow ủng hộ, báo chí của Việt Minh tiếp tục ca ngợi Liên Xô và Stalin.


Một số tờ báo Việt Minh, kể cả ở các tỉnh, có bài ca ngợi xã hội Liên Xô và các tấm gương anh hùng Xô Viết.


Sang mùa hè 1946, cây bút của Đảng, ông Trần Huy Liệu bắt đầu có loại bài phân biệt rõ Liên Xô và Hoa Kỳ, "với đường lối để VNDCCH cùng nhịp với Liên Xô", theo David Marr.


Cùng lúc, báo của phe dân tộc chủ nghĩa Việt Nam thì có các bài gọi Stalin là độc tài đỏ.

image010

Nguồn hình ảnh, Bettmann. Chụp lại hình ảnh, Mao Trạch Đông đón Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh


Mầm mống của cuộc đấu tranh ý thức hệ Quốc - Cộng đã bắt đầu từ đó giữa người Việt với nhau cho dù các đại cường chưa chú ý đến Việt Nam.


Vấn đề của VNDCCH với Liên Xô xem ra còn tiếp tục kể cả sau khi lực lượng Việt Nam đã lớn mạnh và được Moscow công nhận đầu 1950, theo Pribbenoff.


Stalin đã giao phó việc trợ giúp Hồ Chí Minh cho Mao Trạch Đông còn Liên Xô vẫn giữ khoảng cách với VNDCCH.


Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong "chỉnh huấn, chỉnh quân" để biến Việt Minh thành hệ thống chính trị Maoist, với nhiều di sản thể chế ở Việt Nam.


Tóm lại, sau 02/09/1945, ước vọng độc lập của người Việt Nam không được đặt vào nghị trình gì hết của các đại cường thắng trận, kể cả Liên Xô.


Những sợi dây ý thức hệ của Việt Minh với Đảng Cộng sản Liên Xô và Pháp không tác động được được tới tính toán quyền lợi lớn hơn của các đại cường châu Âu.


Những bài học này có thể vẫn còn ý nghĩa khi ta nhìn vào các diễn biến địa chính trị gần đây nhất, trong quan hệ Việt Nam với Nga, EU và Trung Quốc.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Số phận Thế giới sau Thế chiến 2


image011image012image013


Conferencia de Potsdam 1945. “Here Stalin, Truman & Churchill at Potsdam, this week 1945: #NARA”


Potsdam, final infeliz


La Conferencia Terminal, que así se denominaba en clave, tuvo lugar en el Cecilienhof desde el 17 de julio hasta el 2 de agosto de 1945, hace 70 años.


Eduardo Fungairiño


2015-07-18


image014

Tras la conferencia: Attlee, Mólotov, Truman, Byrnes, Bevin, William D. | Wikipedia


La Conferencia Terminal, que así se denominaba en clave, tuvo lugar en el Cecilienhof, en Potsdam (capital de Brandeburgo, unos 40 km al suroeste de Berlín, y antaño residencia de los reyes de Prusia), desde el 17 de julio hasta el 2 de agosto de 1945, ahora hace 70 años. Y su propósito era, como su nombre en clave parecía indicar, concluir o acabar con la guerra, ya derrotados los regímenes nacionalsocialista y fascista (Alemania e Italia) y sus satélites (Croacia, Eslovaquia, Finlandia, Hungría, Rumania) pero subsistente el régimen imperial japonés. A la conferencia acudieron: por parte de los EE.UU. Harry S. Truman (Presidente, sucesor de Roosevelt, fallecido el 12 de abril); por parte de la U.R.S.S., Stalin; y por parte del Reino Unido, Churchill quien, tras perder las elecciones del 5 de julio, fue sucedido por el Primer Ministro laborista Clement R. Attlee.


La agenda de la conferencia se dividía en dos bloques principales: Europa y Japón. Por lo que respecta a Europa, la Conferencia impuso a Alemania la devolución de Alsacia y Lorena a Francia, Eupen y Malmedy a Bélgica, y los Sudetes a Checoslovaquia; además de la división de Alemania y Austria en cuatro zonas de ocupación (una más que las acordadas en Yalta, para -a petición de Churchill- dar cabida a Francia). En cuanto a ganancias territoriales, exigidos por Stalin ya en la Conferencia de Yalta todos los territorios polacos al este de la Línea Curzon (la Polesia y la Volinia, al norte y al sur, respectivamente, de los pantanos de Pripet, y la Galitzia Oriental, unos 135.000 km cuadrados), poco pudieron hacer los angloamericanos para negarse a entregárselos, aunque ello supusiera olvidar que el Reino Unido había entrado en guerra precisamente para mantener la independencia de Polonia.


Por otra parte, los soviéticos (para compensar y mantener a los alemanes cuanto más alejados mejor) atribuyeron a Polonia los territorios alemanes situados al este de la línea Oder-Neisse (una pequeña parte de Brandeburgo, Pomerania y Silesia -103.000 km cuadrados), la ciudad de Stettin (al oeste de la desembocadura del Oder), la Ciudad Libre de Danzig (pretexto hitleriano para atacar a Polonia) así como la mitad sur de la Prusia Oriental (provincias de Warmia y Mazuria). Ese intercambio de territorios determinó el desplazamiento forzoso de más de 10 millones de alemanes, polacos, ucranianos y rusos.


No estaba claro a qué río Neisse se refería el acuerdo: si al Neisse de Glantz o al Neisse de Lusacia; ambos afluentes del Oder por la izquierda. Como el Neisse de Lusacia está mucho más al oeste, los rusos señalaron este río, sin que los angloamericanos, creyendo que era una cuestión técnica a resolver por los cartógrafos, prestasen mayor atención al asunto. De esta forma, Polonia se encontró con 82.560 km cuadrados de más, territorio que comprendía entre otras las ciudades de Breslau, Oppeln, Leignitz, Grünberg, Hirschberg y toda la cuenca minera silesiana.


Operaciones contra Japón

En relación con Japón, se discutió sobre las próximas operaciones militares a desarrollar, una vez que Okinawa (territorio metropolitano japonés) ya estaba en poder de las fuerzas norteamericanas. Un cálculo aproximado cifraba en un millón de soldados los que serían necesarios para que los yanquis invadieran el Japón; el número de bajas se preveía enorme, no menor de 500.000, dada la feroz resistencia que se esperaba de los nipones. Y el objetivo final, la rendición del país, requeriría un año más de combates. Por ello, Truman tenía interés en que la Unión Soviética entrara en guerra con el Japón; a tal efecto en Yalta había animado a Stalin a apoderarse de Manchuria, de la mitad meridional de la isla de Sajalín (entregada al Japón por el Tratado de Portsmouth, de 5 de septiembre de 1905 que puso fin a la Guerra Ruso-Japonesa) y del archipiélago de las Kuriles. Cierto es que si la Unión Soviética atacaba al Imperio, rompía el Pacto de No Agresión firmado entre ambos países el 13 de abril de 1941, pero los rusos ya habían denunciado el Pacto el 5 de abril de 1945 alegando un cambio de circunstancias, con lo que en cualquier momento podían comenzar su ataque.


image015


Ocurrió sin embargo que pocos días antes del comienzo de la conferencia Truman tuvo la confirmación de que la bomba atómica (el proyecto Manhattan, que había sido experimentado con éxito en Alamogordo, Nuevo Méjico, el 16 de abril de 1945) estaba ya operativa; ante la previsión de bajas si se invadía el Japón, el presidente norteamericano decidió lanzar la bomba; al propio tiempo afirmó que los ejércitos de los EE.UU. serían los únicos ocupantes del Japón. Truman informó a Stalin que Norteamérica tenía un arma especialmente poderosa que utilizaría contra ciudades niponas en los próximos días. Stalin fingió indiferencia ante el anuncio, y calló. Y es que los rusos tenían toda la información sobre la bomba, que el científico comunista británico de origen alemán Klaus Fuchs, que formaba parte del proyecto, les había estado pasando desde 1943.


La Conferencia hizo una declaración el 26 de julio de 1945 conminando al Japón a la rendición incondicional (la declaración se hacía en nombre de los EE.UU., del Reino Unido y de China; la Unión Soviética no había declarado todavía la guerra al Imperio del Sol Naciente), anticipando la ocupación militar y la persecución de los criminales de guerra, pero asegurando que la población civil sería respetada y que la nación no sería destruida. Se afirmaba que el poder que ahora converge sobre el Japón es inconmensurablemente mayor que el que se aplicó a los Nazis que se resistían y que la negativa a la rendición implicaría la inmediata y absoluta destrucción.


Como es sabido, el 6 y el 9 de agosto de 1945, bombarderos Superfortress B-29 que despegaron de Tinian, en las Marianas, arrojaron sendas bombas atómicas en Hiroshima y Nagasaki (la segunda bomba fue más potente que la primera, con una fuerza de 21.000 toneladas de TNT la de Nagasaki frente a 15.000 toneladas la de Hiroshima), causando un total de 140.000 muertos inmediatos y 200.000 muertos en los cuatro meses siguientes. Eran menos bajas que las 500.000 causadas desde octubre de 1944 con los bombardeos incendiarios convencionales pero el efecto de la radiación nuclear es casi perpetuo y las lesiones de los escasos supervivientes abocaban al cáncer, posibles mutaciones genéticas, etc.


La responsabilidad

¿Quién tomó la responsabilidad de lanzar la bomba? A poco de ocupar la Truman la Presidencia el 12 de abril de 1945 su Secretario de Guerra, Stimson, le dijo: "Con toda probabilidad habremos completado el arma más terrible nunca conocida en la historia humana". Fue Truman quien ordenó el bombardeo teniendo en cuenta diversos factores, tales como el deseo de la población norteamericana de acabar ya la guerra, la posibilidad de conseguir una victoria rápida por medios no convencionales, así como las relaciones con la Unión Soviética. La decisión fue tenida por acertada por la mayoría de sus compatriotas y especialmente por la mayor parte de los científicos que participaban en el proyecto (131 de 150, aunque 69 dentro de esa mayoría eran partidarios de dar un aviso claro al pueblo nipón de lo que se le venía encima). Truman no quería que sus ejércitos tuvieran más bajas, por lo que decidió que fueran los japoneses (quienes habían empezado la guerra con un devastador y traicionero ataque en Pearl Harbour) los que pagaran, con creces, el gasto. Truman, como Roosevelt, había exigido a Alemania y al Japón rendición incondicional, y entendía que el lanzamiento de la bomba podía determinar la deseada rendición.


El ultimátum que suponía la Declaración de Potsdam fue respondido por el Primer Ministro Suzuki con una firme e incluso despectiva negativa. Pero después de la bomba del 9 de agosto las perspectivas cambiaron de forma radical. El Emperador Hiroito pidió a su gobierno aceptar la rendición (en reuniones exasperantemente lentas, pues las intervenciones del Emperador -por lo demás ligeramente tartamudo- se hacían en el especial idioma palaciego y tenían que ser traducidas a los ministros, y a la inversa, a pesar de que todos conocían ambos idiomas). Por fin, Hiroito pronunció una frase críptica: "Lo insoportable debe ser soportado, lo que los ministros entendieron como una orden para terminar la guerra y deponer las armas".


El día 15 el Emperador explicó a la nación, en una comunicación radiofónica pública e insólita, la derrota, las nuevas circunstancias y la aceptación de la rendición. Estuvo a punto de no poder hacerlo pues una decena de militares irreductibles inducidos por el General Anami, Ministro de la Guerra, quisieron impedir la radiotransmisión del mensaje, buscando hacerse con el disco en que se había grabado. Los conjurados, después de asesinar al General Mori, Jefe de la División de la Guardia Imperial, que se oponía al golpe, recorrieron el Palacio y no encontraron el disco (aparte de que se había escondido una copia entre la ropa de lavandería); luego, viendo que Hiroito dormía plácidamente no se atrevieron a despertarle (según Calvocoressi, hacerlo habría sido una impiedad) y se retiraron, tras de lo cual se suicidaron, como otros 600 militares en Tokio, solo aquel día.


La Unión Soviética declara la guerra a Japón

Entre tanto, el 8 de agosto de 1945 la Unión Soviética había declarado la guerra al Japón y el Mariscal Vasilevsky había lanzado sus Primero y Segundo Frentes del Lejano Oriente y su Frente Transbaikalo sobre los desmoralizados ejércitos imperiales. En dos días, los rusos se hicieron con la Mongolia Interior, Manchuria y el norte de Corea (hasta entonces colonia japonesa), quedando el paralelo 38º N como línea divisoria de la península entre rusos y norteamericanos. El 18 de agosto se hicieron con la mitad sur de la isla de Sajalín (la línea divisoria estaba en el paralelo 50º N) y comenzaron la ocupación de las Kuriles, que culminaron el 1 de septiembre.


image016


Se habría rendido Japón de no haber sido bombardeada con dos bombas atómicas? Nunca lo sabremos con certeza. El General Le May, que dirigía el XXI Mando de Bombardeo desde las Marianas insistía en que el Japón estaba ya a punto de colapso por los bombardeos incendiarios y que, a principios del otoño de 1945, se rendiría, ya sin industria ni armas (aseguró que ya no quedaban objetivos que destruir).


Por otra parte, el bloqueo naval norteamericano había privado de combustible y de alimentos a la población civil japonesa, que pasaba verdadero hambre, mientras que los pocos alimentos que quedaban se destinaban a las fuerzas armadas; en este sentido, el anuncio de Hiroito de aceptar la rendición fue acogido con alivio por la población civil, que no podía soportar tanto castigo y que, ahora después de cuatro años, añoraba la paz. Y en todo caso, los japoneses temían que los soviéticos se convirtieran en tropas de ocupación; viendo la cercanía del Ejército Rojo ya asentado en Manchuria y en el norte de Corea, prefirieron rendirse cuanto antes a los yanquis, a los que odiaban pero de los que sabían que, como ejército ocupante, podrían obtener un trato humanitario. La rendición también benefició a la política norteamericana; Truman ya no tenía que pedir a Stalin que le ayudara a acabar con el Japón.


Además los políticos japoneses sabían que el General Mac Arthur (con la aprobación de Truman) respetaría al Emperador, quien pese a su aislamiento de la población (vivía absorbido por sus estudios de biología marina, en la que era un verdadero experto) gozaba de un enorme prestigio, pues simbolizaba el espíritu de la raza japonesa y era, más que en cualquier otra monarquía, el símbolo de la unidad nacional.


El final de la guerra

La firma del instrumento de capitulación a bordo del USS Missouri, en la Bahía de Tokio) el 2 de septiembre de 1945 escenificaba el final de la guerra. Truman designó al General Mac Arthur para aceptar la rendición de los japoneses, lo que éste hizo acompañado del Almirante Nimitz y de los Generales Wainwright y Percival (estos dos últimos recién liberados de los campos de concentración japoneses en Manchuria). Por parte japonesa firmaron el Ministro Mamoru, en nombre del Emperador, y el General Yoshijiro en nombre del Cuartel General Imperial.


El empleo de la bomba atómica (fisión nuclear) se reveló como la forma más radical de aniquilar seres humanos. Nunca sería utilizada en otras guerras convencionales a pesar de que desde el principio su posesión dejó de ser monopolio norteamericano. Truman, impresionado por los resultados del Japón, declaró que nunca autorizaría el lanzamiento de una tercera bomba atómica, lo que no hizo ni siquiera en los momentos más críticos de la Guerra de Corea.


La Alemania nacionalsocialista empezó la guerra para conseguir el lebensraum o espacio vital que permitiera el desarrollo del Reich de los Mil Años (que solo duró doce) y acabó siendo un país reducido a las dos terceras partes de su extensión original, destruido y culpable de haber asesinado a millones de propios y extraños en una guerra inútil. El Reino Unido y Francia declararon la guerra a Alemania para honrar sus acuerdos de asistencia mutua con Polonia de 6 y 13 de abril de 1939, respectivamente; pero no ayudaron al agredido, y después de casi cinco años de ocupación nazi y soviética, Polonia quedó mutilada, destruida y sojuzgada durante otros 45 años por el régimen totalitario comunista. El Japón quería crear una Gran Área de Co-prosperidad en Asia y no consiguió sino llevar el hambre, la destrucción y la muerte a sus propios ciudadanos y a los territorios cuya prosperidad decía desear. Si según Clausewitz la guerra es la continuación de la política por otros medios las políticas que generaron la Segunda Guerra Mundial no pudieron resultar más criminales y desastrosas.


Necesitamos tu colaboración para seguir informando

Si eres seguidor de Libertad Digital o esRadio hoy puedes resultarnos más útil que nunca. La emergencia del coronavirus ha ocasionado un lógico desplome sin precedentes de la publicidad, nuestro único sustento económico para poder informar.


Necesitamos a todos y cada uno de nuestros trabajadores y colaboradores que, cada día, están demostrando su valía en un entorno de trabajo complicado por las restricciones que impone el virus. Jornadas laborales interminables y medios tecnológicos no habituales hacen aún más difícil y costosa nuestra labor. Con la publicidad en crisis, el lector de Libertad Digital y el oyente de esRadio pueden ser un asidero de enorme importancia. No hay tiempo que perder.


Hazte socio del Club y disfruta de las ventajas asociadas* o gestiona tu apoyo aportando lo que quieras y cuando quieras como donante. Podrás dejar de hacerlo cuando lo consideres, con un simple aviso previo, sin más explicaciones.


Hoy más que nunca, con tu apoyo hay más Libertad.


Quiero colaborar


* Por la emergencia del coronavirus, quedan anulados hasta nuevo aviso todos los eventos como mesas redondas, debates o programas en directo.


- Seguir leyendo: http://www.libertaddigital.com/cultura/historia/2015-07-18/postdam-final-feliz-1276552312/
02 Tháng Mười Một 2020(Xem: 9361)