Việt Nam:Lai dắt tàu khủng vào ụ khô ở Dung Quất để sửa chữa

17 Tháng Mười 20208:31 SA(Xem: 7361)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ BẨY 17 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Việt Nam: Lai dắt tàu khủng to hơn tàu sân bay vào ụ khô ở Dung Quất để sửa chữa


17/10/2020


TTO - Với kích thước dài hơn 334m và trọng tải 305.000 tấn, GALILEAN 7 là siêu tàu chở dầu lớn nhất từng cập bến Việt Nam để sửa chữa. Đội ngũ người Việt đã làm thế nào để đưa được gã khổng lồ này lên bờ?


image001Ụ khô số 1 của DQS được làm ngập nước biển để đưa tàu GALILEAN 7. Nước sẽ được rút đi sau đó để công nhân xuống sàn sửa chữa - Ảnh: DQS


Sáng 15-10, Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lai dắt thành công tàu chở dầu GALILEAN 7, to hơn cả tàu sân bay Mỹ, vào ụ khô của nhà máy ở tỉnh Quảng Ngãi.


Sau hai lần thử, hơn 3 tiếng nỗ lực và huy động 8 tàu kéo cùng hàng trăm công nhân, tàu GALILEAN 7 đã vào ụ khô an toàn. 


GALILEAN 7 có chiều dài 334m, chiều rộng 58m, chiều cao mạng 31,25m với trọng tải tàu là 305.000 tấn. Đây là con tàu lớn nhất DQS tiếp nhận sửa chữa từ trước tới nay.


Theo ông Nguyễn Anh Minh - phó tổng giám đốc DQS, việc tiếp nhận thành công tàu GALILEAN 7 được ví như tiếng chuông báo hiệu với thế giới năng lực đóng tàu của Việt Nam. Tiếng lành đồn xa, hiện một số công ty Trung Đông đã đặt vấn đề với DQS đưa tàu vào ụ khô của công ty sửa chữa.


Ụ khô số 1 của DQS thuộc loại lớn nhất Việt Nam, với kích thước dài hơn 380m, rộng 86m và đủ khả năng đón nhận tàu 450.000 tấn. Trong khu vực, chỉ có Singapore có loại tương tự.


Theo hợp đồng với tỉ phú "Ben" người Nigeria, siêu tàu chở dầu GALILEAN 7 sẽ được hoán cải thành kho chứa dầu thô khổng lồ trên biển, đủ sức chứa cùng lúc 2 triệu thùng dầu.


Việc hoán cải chia làm 2 giai đoạn, gồm các hạng mục như chế tạo và lắp đặt sân bay 135 tấn; chế tạo trạm nhận-cấp dầu 22 tấn, lắp đặt hệ thống ống dẫn mới.


image002GALILEAN 7 được xếp vào loại VLCC (Very Large Crude Carrier - tàu chở dầu thô rất lớn) có thể chở cùng lúc 2 triệu thùng dầu thô. Với kích thước như thế, con tàu cũng được xếp vào dạng Suezmax, một thuật ngữ hàng hải dùng để chỉ những con tàu chở dầu có kích thước đạt tới giới hạn tối đa có thể đi qua kênh đào Suez. Trong ảnh: Bắt đầu lai dắt tàu GALILEAN 7 vào ụ sáng 15-10. Nhìn từ phía trước, con tàu như một gã khổng lồ - Ảnh: DQS


image003Ụ số 1 của DQS là loại ụ khô, có thể đón nhận tàu có trọng tải lên tới 450.000 tấn nên dư sức tiếp nhận siêu tàu dầu như GALILEAN 7. Ụ dài 380m, rộng 85m và sâu 14m. Để phục vụ việc sửa chữa và bốc dỡ, ụ được trang bị 3 cẩu chân đế 150 tấn và 120 tấn cùng một cổng trục 350 tấn. Trong ảnh: Cửa ụ lúc bình thường sẽ đóng để ngăn nước biển tràn vào - Ảnh: DUY LINH


image004Sau khi nước được xả vào ụ khô, việc lai dắt chính thức bắt đầu. Chủ tàu GALILEAN 7 là một tỉ phú người Nigeria sở hữu rất nhiều giàn khai thác dầu mỏ nên muốn biến con tàu thành kho chứa dầu nổi, bán ngay cho các tàu dầu khác trên biển - Ảnh: DQS Tàu GALILEAN 7 được kéo và đẩy vào ụ khô của DQS - Clip: DUY LINH


image005Đưa con tàu khổng lồ lên bờ trong lúc thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua là một thách thức lớn. Ông Minh chia sẻ trong lần thử đầu tiên do dòng chảy dưới biển sau bão quá mạnh, có lúc cả con tàu bị đẩy dạt theo chiều ngang - Ảnh: DUY LINH


image006Gã khổng lồ GALILEAN 7 từ từ tiến qua cửa ụ khô. Suốt hơn 3 tiếng, đội ngũ DQS phải phân công nhau quan sát căng thẳng, không để xảy ra sự cố ngoài ý muốn nào với thân tàu - Ảnh: DQS


image007Do dòng chảy mạnh những ngày vừa qua, DQS phải huy động tới 8 tàu kéo cùng sự hỗ trợ của hàng trăm công nhân, hoa tiêu, cảng vụ mới đưa được tàu GALILEAN 7 vào ụ - Ảnh: DUY LINH


image008Việc chuẩn bị đón tàu đã được tiến hành từ nhiều ngày trước, ngay trong lúc DQS đang làm một dự án lớn khác là bảo dưỡng giàn khai thác Đại Hùng (góc phải ảnh). Theo trang web của DQS, hiện ụ khô số 2 đang được xây dựng có kích thước lớn gấp đôi ụ số 1, đủ sức tiếp nhận các tàu chở dầu siêu lớn (ULCC) - Ảnh: DUY LINH


image009Các công nhân sẽ căng dây, kiểm tra việc sắp xếp các khối bêtông cỡ lớn trong lòng ụ. Những khối bêtông này sẽ làm bệ đỡ cho tàu GALILEAN 7 khi rút nước ra - Ảnh: DUY LINH


image010Để đưa các bệ đỡ có chiều cao đến 1,5m này, phía DQS phải sử dụng xe nâng - Ảnh: DUY LINH


image011Ngoài các hạng mục bảo dưỡng, tàu Galilean 7 sẽ được DQS sửa chữa, hoán cải các hạng mục chính: chế tạo và lắp đặt sân bay 135 tấn; chế tạo trạm nhận-cấp dầu 22 tấn, Metering Skid 45 tấn; chế tạo bệ và gia cường cho các vị trí như: Fender, Container, Quick Release Hooks... - Ảnh: DUY LINH


image012Đây là lần đầu tiên DQS đón một khách hàng "khổng lồ" đến từ châu lục xa xôi như châu Phi. Việc hoán cải tàu GALILEAN 7 sẽ gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ khi tàu vào ụ khô cho đến hết tháng 12 năm nay. Con tàu sau đó được lai dắt ra neo đậu trên biển, chờ đến tháng 2-2021 để nhận và lắp đặt các thiết bị đặc chủng - Ảnh: DQS


image013Ông Nguyễn Anh Minh, phó tổng giám đốc DQS, cho biết sẽ huy động khoảng 600 công nhân và kỹ sư nỗ lực hoàn tất hợp đồng chục triệu USD lần này - Ảnh: DQS
04 Tháng Tám 2014(Xem: 15837)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15860)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15735)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 18108)
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16768)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16015)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17224)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15824)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21442)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15610)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15958)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16568)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15559)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17357)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16311)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15691)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15102)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15167)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17503)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 15621)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.