Vũ khí Việt Nam

29 Tháng Mười Một 20222:53 CH(Xem: 1886)

VĂN HÓA ONLINE – VŨ KHÍ VIỆT NAM – THỨ BA 29 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vũ khí Việt Nam


Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt


RFI 28/11/2022


image022Ảnh minh họa: Quan chức quân sự Việt Nam xem xe tăng T-90MS do Nga sản xuất tại Diễn đàn Kỹ thuật-quân sự quốc tế Army-2022, Alabino, ngoại ô Matxcơva, Nga, ngày 23/08/2020. AP - Pavel Golovkin


Thu Hằng


Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 (Vietnam Defence 2022) từ ngày 08-10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, để « các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới có cơ hội giới thiệu các hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam ». Trong số khoảng 29 quốc gia tham dự, có Mỹ, Ả Rập Xê Út, Pháp, Đức và đặc biệt là Nga, nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.


Tuy nhiên, nguồn cung này khó được bảo đảm trong tương lai do Nga đã sử dụng số vũ khí khổng lồ trên chiến trường Ukraina từ chín tháng qua. Theo thống kê của trang Oryx chuyên theo dõi thiệt hại quân sự trên chiến trường Ukraina, tính đến ngày 06/10/2022, Nga đã mất khoảng 50% số xe tăng tác chiến, 40% số xe bọc thép bộ binh, 1/10 đội bay, hạm đội và hệ thống tên lửa.


Có thể thấy, ưu tiên trước mắt của Matxcơva sẽ là bổ sung khí tài cho quân đội. Ngoài ra, khả năng sản xuất sẽ không được bảo đảm do Nga bị phương Tây cấm vận, trong khi nhiều linh kiện điện tử lại chủ yếu nhập từ phương Tây.


Trả lời RFI Tiếng Việt, nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, trực thuộc trường Đại học New South Wales, Úc, giải thích thêm về hợp tác quân sự Việt-Nga, cũng như việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu vũ khí của Hà Nội.



RFI : Việt Nam là khách hàng mua vũ khí lớn của Nga với khoảng 75% được nhập từ Nga. Xin anh cho biết, cụ thể Việt Nam nhập những loại thiết bị quân sự nào ?


Nguyễn Thế Phương : Hiện tại, thứ nhất do vấn đề lịch sử và thứ hai là do một số vấn đề mang tính kỹ-chiến thuật cho nên hầu như mọi vũ khí, từ lớn đến nhỏ của Việt Nam hiện nay đều nhập từ Nga và một số nước Đông Âu cũ thuộc Liên Xô.


Việt Nam đang sử dụng và nhập khẩu hầu như tất cả các loại vũ khí lớn, quan trọng nhất. Ví dụ toàn bộ các loại máy bay trong Không quân Việt Nam đều là các dòng máy bay của Nga. Các tầu chiến của Hải quân Việt Nam từ tầu nhỏ đến tầu lớn, phải nói là 95% đều thứ nhất là có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và thứ hai là sản phẩm của các ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Về bộ binh, cũng tương tự như các binh chủng khác, các loại vũ khí, khí tài, từ xe tăng, xe bọc thép cho tới các loại vũ khí cá nhân, như súng, đều có nguồn gốc từ Liên Xô hoặc mua từ Nga.


Kể từ năm 2019, Việt Nam có kế hoạch « Hiện đại hóa » ngay lập tức một số binh chủng. Trong thời điểm đó, tư duy hiện đại hóa quân đội, vũ khí của Việt Nam cũng được đặt trên nền tảng là Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng các loại vũ khí nhập khẩu từ Liên bang Nga.


Nói tóm lại, hiện nay, sự phụ thuộc về mặt vũ khí, khí tài và đặc biệt là sự ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa của tất cả các binh chủng của quân đội Việt Nam hiện nay đều đặt trong một giả định rằng vũ khí của Nga sẽ là một nền tảng quan trọng cho quá trình hiện đại hóa đó.


RFI : Chiến tranh Ukraina đã buộc Nga huy động nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự ra chiến trường và chịu khá nhiều tổn thất. Việc này có ảnh hưởng đến nguồn xuất khẩu của Nga cho các đối tác nước ngoài không ? Và tác động đến Việt Nam như thế nào ?


Nguyễn Thế Phương : Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vũ khí của Nga cho đối tác nước ngoài. Ảnh hưởng thứ nhất là các đối tác nhìn vào tình hình trên chiến trường và đánh giá khả năng của vũ khí Nga. Và trên thực tế, một số loại vũ khí của Nga đã không thể hiện được tiềm năng như Nga đã quảng cáo.


Điểm thứ hai, cuộc chiến của Nga ở Ukraina đã khiến cho Nga tốn rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về quân sự. Gần đây, nhìn trên chiến trường, người ta thấy là các loại vũ khí, khí tài của Nga tiêu hao trong cuộc chiến - 6 tháng kể từ tháng Hai cho đến giờ - rất là lớn. Thậm chí, Nga đã phải triển khai một số loại vũ khí mà họ đã niêm cất từ rất lâu. Điều đó chứng tỏ rằng tốc độ sản xuất vũ khí hiện tại của Nga không theo kịp với mức độ tiêu hao vũ khí trên chiến trường. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới khả năng của ngành công nghiệp quốc phòng Nga tạo ra thêm vũ khí mới có thể đáp ứng các hợp đồng vũ khí với các đối tác nước ngoài.


Yếu tố thứ ba là sau cuộc chiến này, rõ ràng là ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi các lệnh cấm vận của phương Tây. Rất nhiều lệnh cấm vận của phương Tây nhắm vào chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu và đặc biệt là công nghệ cho ngành quốc phòng Nga bởi vì phải nói rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga phụ thuộc vào công nghệ phương Tây một phần rất lớn. Họ không hoàn toàn tự chủ 100% công nghệ mà phải nhập một số linh kiện, đặc biệt mang tính công nghệ cao từ các nước phương Tây.


Cho nên, việc các nước phương Tây cấm vận khiến cho năng lực sản xuất, cũng như năng lực đổi mới sáng tạo của ngành công nghiệp quốc phòng Nga giảm xuống. Điều này tác động một cách tiêu cực tới việc phát triển các loại vũ khí mới để đáp ứng nhu cầu thị trường vũ khí quốc tế và ảnh hưởng tới những đơn hàng mà Nga đã có với các đối tác nước ngoài. Đó là ba tác động, khá tiêu cực tới viễn cảnh xuất khẩu vũ khí của Nga và tới năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện tại.


RFI : Anh vừa nêu đến những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với ngành sản xuất vũ khí của Nga. Về phía Việt Nam, liệu tiếp tục mua vũ khí của Nga, cũng như các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và huấn luyện, có gây ảnh hưởng cho Việt Nam không ? 


Nguyễn Thế Phương : Điều nay gây ảnh hưởng rất lớn. Nó tạo ra một « cú sốc » cho giới lãnh đạo quân sự Việt Nam bởi vì rõ ràng là với tình hình Biển Đông hiện tại, với nhu cầu hiện đại hóa rất lớn, đặc biệt là với các binh chủng, các quân chủng như Hải quân và Không quân, thì việc quốc gia cung cấp cho mình là Nga vấn đề gây ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cấp độ hiện đại hóa quân đội Việt Nam hiện nay đặt trong bối cảnh đối thủ lớn nhất của Việt Nam hiện tại là Trung Quốc có một bước hiện đại hóa cực kỳ nhanh. Điều này khiến cho cán cân lực lượng của Việt Nam ở Biển Đông ngày càng bị kéo giãn ra so với Trung Quốc.


Mặc dù từ kỳ Đại hội Đảng năm 2016, Việt Nam đã có một số biện pháp nhằm đang dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí nhưng việc nguồn cung vũ khí quan trọng nhất từ nước ngoài là từ Nga bị ảnh hưởng như vậy cũng khiến cho một số kế hoạch, đặc biệt là trong việc hiện đại hóa quân đội hơi bị đảo lộn một chút, hơi bị chậm trễ một chút so với kế hoạch.


RFI : Vừa rồi anh nêu chính sách ngoại giao quốc phòng Việt Nam và để giảm phụ thuộc vào Nga, Việt Nam đi theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Hiện giờ, Việt Nam đang hướng đến những nhà xuất khẩu nào ?


Nguyễn Thế Phương : Bắt đầu từ năm 2016 và có thể sớm hơn, đối với vấn đề hiện đại hóa và mua sắm vũ khí trang bị, Việt Nam làm đồng thời ba cách tiếp cận.


Thứ nhất, Việt Nam cố gắng tăng hạn sử dụng các loại vũ khí cũ, điển hình là đề án hiện đại hóa xe tăng T-54, T-55 mà Việt Nam hợp tác Israel chẳng hạn. Cách thứ hai là Việt Nam cố gắng hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng nội địa. Việt Nma có cả chiến lược, cả chính sách đầu tư vào một số trung tâm phát triển quốc phòng mạnh như Viettel để chế tạo một số loại vũ khí, khí tài 100% « made in Vietnam ». Cách thứ ba, vẫn là cách truyền thống, là Việt Nam mua sắm vũ khí của các đối tác nước ngoài, như trao đổi từ đầu là 75% vũ khí là từ Nga. Với cách tiếp cận thứ ba, là nguồn mua sắm vũ khí từ Nga bị giảm thì Việt Nam đang cố gắng tập trung vào hai cách tiếp cận đầu.


Còn trong trường hợp mua sắm vũ khí từ nước ngoài, từ 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung, đặc biệt tập trung vào hai đối tác truyền thống là Israel và Ấn Độ. Đối với Israel, hiện tại, ngoài quá trình nâng cấp một số loại vũ khí cũ, nhờ vào công nghệ của Israel thì Việt Nam mua sắm các loại vũ khí cho Không quân, như các loại tên lửa không đối không, các loại tên lửa không đối đất và nhờ công nghệ của Israel trong quá trình hiện đại hóa một số thiết bị trong cách loại vũ khí của Hải quân.


Đối với Ấn Độ, Việt Nam tập trung vào mảng an ninh hàng hải và huấn luyện vì cách đây 5-6 năm, có thông tin là Ấn Độ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc huấn luyện cho một số phi công máy bay chiến đấu và đặc biệt là huấn luyện nhân lực cho hạm đội tầu ngầm Việt Nam.


Đó là hai đối tác lớn truyền thống. Tại sao lại là Israel và Ấn Độ ? Bởi vì hai quốc gia này cũng là hai quốc gia đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo vũ khí có tích hợp công nghệ của cả Liên Xô, cả Nga và phương Tây. Cho nên, hai đối tác đó cũng là những đối tác quan trọng giúp Việt Nam có khả năng tích hợp các loại vũ khí đa hệ, đa nhiệm. Đó cũng là một lý do khiến Israel và Ấn Độ là đối tác đang nổi lên như vậy.


Một đối tác tiềm năng nữa trong tương lai chính là một số quốc gia Đông Bắc Á, như Nhật Bản và đặc biệt là Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian 2-3 năm trở lại đây, công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đã trở nên lớn mạnh. Đặc biệt là Hàn Quốc có mối quan hệ rất tốt với Việt Nam và năm 2023, Việt-Hàn nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Cũng hy vọng rằng trong tương lai, quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng, đặc biệt là mua sắm vũ khí, khí tài với Hàn Quốc cũng có thể được mở rộng hơn và nâng cấp hơn.


Đó là ba đối tác, được gọi là « tiềm năng »« rất tiềm năng » trong tương lai, giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung vũ khí vượt qua khỏi đối tác truyền thống là Nga hiện nay.


RFI Tiếng Việt xin trân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, trực thuộc trường Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc.


Theo trang Oryx, được nhật báo Pháp Les Echos trích dẫn ngày 06/10/2022, về bộ binh, khoảng 1.250 xe tăng của Nga bị loại khỏi cuộc chiến, dựa vào hình ảnh chụp từ điện thoại thông minh lưu ngày chụp và định vị. Ít nhất 2.200 xe thiết giáp khác, trong đó có xe chiến đấu bộ binh IFV, bị phá hủy. Nga có gần 8.000 xe tăng trong kho, nhưng chủ yếu để lấy phụ tùng, do rất nhiều xe lạc hậu, không có ích trên chiến trường, hoặc không được bảo trì từ 40 năm nay nay.


Pháo binh Nga bị thiệt hại ít hơn. Khoảng 118 trên tổng số 1.300 bệ phóng rocket đa nòng Grad và Uragan bị phá hủy. Về không quân, Nga mất 22 chiến đấu cơ Sukhoi 25 trên tổng số 196 chiếc, khoảng 12 máy bay Sukhoi 30 trên tổng số 145 chiếc và 15 Sukhoi 34 hiện đại nhất trên tổng số 123. Ngoài ra, phải kể đến soái hạm Moskva bị đánh đắm vào tháng 4. Hai soái hạm còn lại lùi về cảng Novorossiysk.


Vô số tên lửa, đạn pháo đã được Nga bắn vào Ukraina. Theo trang Oryx, rất khó thống kê số dự phòng vì những kho này rất dễ che giấu khỏi vệ tinh phương Tây. Ngược lại, Nga còn lại khoảng 500 tên lửa hành trình, do đã bắn 2.500 tên lửa loại này. Điều này giải thích cho việc, Nga bắn cả tên lửa Tochka, vẫn ít được sử dụng cho đến giờ.

21 Tháng Mười 2013(Xem: 48095)
Mời quí bạn đọc theo dõi bài viết của ông Bùi Tín dưới đây để thấy bức màn bí mật của lịch sử đảng CSVN từ từ hé lộ, điển hình là vụ Lê Đức Thọ tức Sáu búa hãm hại và hạ bệ Võ Nguyên Giáp bằng cách nào?
14 Tháng Mười 2013(Xem: 21538)
Dù ca ngợi vị Tướng quá cố là một ‘chiến lược gia quân sự tài ba’ nhưng theo ông McCain, các chiến công Tướng Giáp có được là nhờ vào một chiến lược kiên trì mà ông cùng với ông Hồ Chí Minh tin chắc là sẽ thành công.
07 Tháng Mười 2013(Xem: 16683)
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 19323)
* Tổ chức Phóng viên Không biên giới :Việt Nam hiện là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam giữ các blogger, chỉ sau Trung Quốc.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18078)
Dư luận trong ngoài nước đang quan tâm việc ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ sớm thôi chức phó thủ tướng sau khi được bầu làm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng Năm, ông Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Một luồng dư luận cho rằng với vị thế mới, ông là ứng viên hàng đầu cho chức Thủ tướng vào năm 2016.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 18410)
Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 17660)
Tháng Mười Một 2012 tại Myanmar Tổng thống Obama phát biểu với sinh viên Đại học Yangon: “Các bạn đang đi theo hành trình với đầy triển vọng cho nhiều người khác bước theo.” Ông Obama muốn nhắn với lãnh đạo Hà Nội đấy. Ông không quên lời mời và 85 triệu dân Việt đâu.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 17702)
Cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ Việt vào hôm 25/07 được xem là có tính hình thức và theo kịch bản có sẵn
11 Tháng Chín 2013(Xem: 19295)
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 20053)
Tổng thống Nam Hàn được cho là đang tăng cường nỗ lực “ngoại giao bán hàng”.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 17458)
Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh./
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17881)
Thường phải mất nhiều tháng để tổ chức các chuyến viếng thăm cho lãnh đạo quốc gia, nhưng chuyến đi Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp tới chỉ được thông báo trước một thời gian rất ngắn và ngay sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng là gây sốc.
18 Tháng Bảy 2013(Xem: 19717)
Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy.
04 Tháng Bảy 2013(Xem: 17069)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 17199)
Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung ương Đảng Việt Tân.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19631)
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16579)
Phái đoàn quân đội Việt Nam (tướng Đỗ Bá Tỵ - hai phải sang) tham quan máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III, căn cứ Joint Base Lewis-McChord, tiểu bang Washington, 19/06/2013.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 18896)
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 20137)
8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội. Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 18732)
Trung tướng Thứ trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.