Bill Clinton trở lại Việt Nam

15 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17244)

Ông Bill Clinton trở lại Việt Nam

BBC - thứ ba, 15 tháng 7, 2014

viet-nam-july-16-2014

Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton quan tâm đến châu Á

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS.

Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.

Quỹ Clinton của cựu tổng thống quan tâm nhiều đến châu Á - Thái Bình Dương trong các lĩnh vực như y tế, thay đổi khí hậu.

Chuyến thăm châu Á của ông Clinton bắt đầu từ hôm 16/7 với việc thăm một bếp ăn ở Jaipur, Ấn Độ, cung cấp đồ ăn trưa cho học sinh.

Ông cũng sẽ thăm Indonesia, Papua New Guinea và kết thúc bằng bài phát biểu tại một hội nghị về AIDS ở Úc ngày 23/7.

Quỹ Clinton cho biết ông đã thăm châu Á – Thái Bình Dương 14 lần, trong đó có 11 lần trong tư cách tổng thống.

Năm 2000, ông Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ năm 1975.

Ông cũng là tổng thống Mỹ loan báo việc phục hồi quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng Bảy 1995./

13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13322)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13285)
"Việt Nam đồng ý về một loạt biện pháp cải cách lao động, kể cả cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập, với quyền được đình công, theo Hiệp định TPP được thoả thuận hồi tháng trước".
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13319)
20 Tháng Mười 2015(Xem: 14562)
"Một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” ông Tập".
29 Tháng Chín 2015(Xem: 13561)
Chủ tịch Trương Tấn Sang đang có mặt ở New York để dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc cùng thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình vào Bạch Cung hội nghị với TT Obama. Ông Sang nói :“Chúng tôi kiên trì và nhất quán chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố giữa các bên ở biển Đông (DOC)”.