Việt Nam mua nhiều vũ khí từ CH Czech

25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 18097)

BBC - thứ tư, 23 tháng 7, 2014

viet-nam-25-7-2014-1

Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới

Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.

Báo Czech dẫn nguồn chính phủ cho hay ngân sách vũ khí xuất khẩu của nước này sang Việt Nam năm ngoái là 1,19 tỷ koruna, tương đương trên 58 triệu đôla Mỹ.

Tổng trị giá xuất khẩu vũ khí của CH Czech năm 2013 tăng 6% so với năm 2012, lên 7,85 tỷ koruna. Các mặt hàng chính là các loại súng lục, súng trường tự động, xe tăng và súng máy.

Ngoài ra năm ngoái Prague còn bán cho nước ngoài ba chiến đấu cơ L-39ZO và năm xe thiết giáp.

Lượng vũ khí CH Czech nhập khẩu lại giảm mạnh so với trước, còn 1,7 tỷ koruna.

Được biết Việt Nam mua chủ yếu từ CH Czech các loại súng ngắn và súng trường.

Chính phủ nước này năm 2013 cấp hơn 1.100 giấy phép xuất khẩu vũ khí.

Khách hàng tiềm năng

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng CH Czech Alexandr Vondra đã đề xuất việc bán vũ khí, nhất là loại công nghệ cao, cho Việt Nam.

Trong số các loại vũ khí cung cấp cho Việt Nam có cả hệ thống radar phòng không Vera-E đặc biệt hiện đại.

Vera là hệ thống dò máy bay bằng thiết bị điện tử cực kỳ chính xác, bắt đầu được Tiệp Khắc tung ra từ những năm 1960 nhưng tới nay đã qua nhiều lần cải biến.

Hệ thống này được cho là thiết bị radar duy nhất trên thế giới trong thời điểm hiện tại có thể phát hiện phi cơ tàng hình.

CH Czech cũng đang tham gia nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 của Việt Nam và hai bên đang đàm phán để mua máy bay vận tải tầm ngắn L-410.

Trong thời kỳ cuộc chiến Việt Nam, Tiệp Khắc, lúc đó thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đã viện trợ nhiều vũ khí cho quân đội Bắc Việt. Súng trường VZ 58 của Tiệp hiện vẫn còn đang được lưu hành sử dụng ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tìm cách mở rộng các thị trường cung cấp vũ khí cho quá trình hiện đại hóa quân đội trong khi Hoa Kỳ vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Hà Nội./

+++++++++++++++++++++

Nga sắp hoàn tất hợp đồng vũ khí cho VN

BBC - thứ ba, 25 tháng 12, 2012

viet-nam-25-7-2014-2

Việt Nam đã đặt mua 12 chiếc máy bay Su-30MK2

Nga sẽ hoàn tất việc bàn giao máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam vào lúc kết thúc năm nay, hãng tin quân sự Interfax-AVN hôm 24/12 trích lời Phó giám đốc Công ty Kỹ thuật - Quân sự Liên bang, Vyacheslav Dzirkaln, nói.

Tuy nhiên, hiện không hề có cuộc thảo luận nào với Hà Nội về việc mua bán thêm máy bay hoặc mua bán các hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối không S-300, ông cho biết thêm.

Các thỏa thuận vũ khí quốc phòng với Việt Nam được thực hiện theo mô hình năm năm, với việc triển khai hàng năm bởi một ủy ban liên chính phủ, ông Dzirkaln nói.

"Nhìn chung, sự hợp tác giữa Công ty Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga với Chính phủ Việt Nam đang đi đúng kế hoạch, đều đặn, tích cực và rất có triển vọng trong tương lai tới đây," ông Dzirkaln nói với hãng tin.

Interfax-AVN giải thích rằng hai hợp đồng, một có trị giá 400 triệu đô la cho tám chiếc chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, và một có trị giá 1 tỷ đô la cho 12 chiếc chiến đấu cơ cùng loại, đều bao gồm vũ khí, thiết bị và đồ thay thế dự phòng.

Cũng trong ngày 24/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến viếng thăm một ngày tới Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với nước chủ nhà, trong đó có các hợp đồng bán vũ khí với trị giá được cho là chừng 2,9 tỷ đô la.

Vào tháng Năm năm nay, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và công ty sản xuất máy bay Sukhoi bàn giao ba chiến đấu cơ đời mới Su-30MK2 cho Việt Nam.

Theo thỏa thuận ký tháng 2/2011, Việt Nam mua của Nga 12 chiếc Su-30MK2.

Bốn chiếc đầu tiên được giao hàng vào tháng 6/2011, bốn chiếc tiếp theo giao vào tháng 1/2012.

Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đôla. Trước đó, Việt Nam cũng đã mua và nhận đủ 12 chiến đấu cơ Su-30.

Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất.

Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.

Chúng có thể mang theo đến tám tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển./

++++++++++++++++++++

Cận cảnh vũ khí Séc trong quân đội Việt Nam

Nguyễn Thiện Nhân Thứ tư, 23/07/2014, 16:00 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD.

viet-nam-25-7-2014-3

Cụ thể, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá 1,19 tỷ Kc (khoảng 58,3 triệu USD), bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay. (Trong ảnh: Radar Vera-E)

viet-nam-25-7-2014-4

Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar Vera-E, nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410. (Trong ảnh: Radar Vera-E)

viet-nam-25-7-2014-5

Vera-E là loại radar thụ động hoạt động trên nguyên lý không phát mà chỉ thu tín hiệu của sóng điện từ trong một môi trường không gian đồng nhất. Loại radar này hoạt động tương tự hệ thống Kolchuga của Ukraine và là phiên bản cơ động, lắp đặt trên khung gầm xe dòng radar thụ động Tamara cũng của Cộng hòa Czech chế tạo.

viet-nam-25-7-2014-6

Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara – hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử nghiệm đã phát hiện mục tiêu là tiêm kích F-16 ở cự ly 400 km, CF-18A là 355 km và F-15 là 365 km. Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

viet-nam-25-7-2014-7

Nếu bố trí các trạm radar thụ động Vera-E phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội đồng thời mọi tín hiệu thu về theo phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh tọa độ mục tiêu.

viet-nam-25-7-2014-8

Theo số liệu chính thức năm 2010 được Cộng hòa Séc công bố, Việt Nam đã tiếp nhận 3 hệ thống radar thụ động tinh vi Vera-E chuyên dùng để phát hiện máy bay tàng hình.

viet-nam-25-7-2014-9

Không chỉ bán, Séc còn nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 đang có trong Quân đội Việt Nam. P-18 Terek (mã định danh GRAU: 1RL131, mã định danh NATO: Spoon Rest D) là một loại radar bắt mục tiêu và cảnh báo VHF 2D, được sản xuất và phát triển bởi Liên Xô.

viet-nam-25-7-2014-10

Đây là loại radar làm việc trên dải sóng mét, tầm hoạt động tối đa 250 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu, P-18 được chính thức đưa vào sử dụng năm 1970. P-18 được chế tạo trên cơ sở đài radar vô tuyến P-12NA và được sản xuất hàng loạt trong Liên doanh cổ phần OAO “Nitel”.

viet-nam-25-7-2014-11

Các đài radar vô tuyến này bảo đảm sự chỉ thị mục tiêu chính xác hơn cho tổ hợp tên lửa phòng không và dẫn đường cho máy bay chiến đấu. Thông số kỹ thuật: Tần số VHF; bước sóng mét; tầm hoạt động 250 km; độ cao 35 km; góc phương vị 360 độ; góc tà -5 – 15 độ; độ sai lệch 1 km; công suất 260 kW.

viet-nam-25-7-2014-12

Hiện nay các đài radar P-18 của Việt Nam đã được công ty RETIA, Cộng hòa Séc chuyển giao công nghệ nâng cấp lên chuẩn P-18M với nhiều cải tiến như: Áp dụng công nghệ kỹ thuật số, cải thiện hiệu suất hoạt động của radar, tăng cường khả năng kháng nhiễu, tăng cường độ tin cậy, tuổi thọ cũng như nguồn phụ tùng thay thế, tích hợp hệ thống nhận diện địch-ta, giảm chi phí vận hành…

viet-nam-25-7-2014-13

Ngoài những thiết bị trên, Việt Nam cũng đang đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410 Turbolet do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay.

viet-nam-25-7-2014-14

Hiện, có khoảng 1.000 chiếc phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự, quân sự ở khoảng 9-10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, có Philippines đang sử dụng L-410 cho hoạt động bay chở khách.

viet-nam-25-7-2014-15

L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người.

viet-nam-25-7-2014-16

Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.

viet-nam-25-7-2014-17

Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đã đề xuất, các công ty của Séc có thể tham gia quá trình hiện đại hóa máy bay huấn luyện L-39 trong Không quân Việt Nam.

viet-nam-25-7-2014-18

Máy bay L-39 cất cánh lần đầu ngày 4/11/1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Cộng hòa Czech, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau.

viet-nam-25-7-2014-19

L-59, tên định danh trước kia là L-39, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.

viet-nam-25-7-2014-20

Bên cạnh là một máy bay huấn luyện thì L-39 còn có khả năng chiến đấu với trang bị vũ khí lên tới 1.290 kg (2.840 lb) trên bốn mấu cứng bên ngoài, gồm: Tên lửa không đối không (K-13), Súng máy 7,62 mm, Bom rơi tự do và bom bầy, Rocket, thùng dầu phụ.

(Theo Tri Thức)

+++++++++++++++++++

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bổ nhiệm hàng loạt tân Đại sứ

 

viet-nam-25-7-2014-21

Bộ Công an gặp mặt Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài

Thứ tư, 23/07/2014, 19:09 (GMT+7)

Chiều 23/7/2014, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức gặp mặt các đồng chí Đại sứ, Tổng lãnh sự mới được Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2014 – 2017. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt. Cùng dự, có các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an.

viet-nam-25-7-2014-21

Thay mặt Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vừa được Chủ tịch nước bổ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga bày tỏ sự cám ơn Bộ Công an đã rất quan tâm đến công tác ngoại giao, đồng thời khẳng định, trên cương vị công tác của mình, các Đại sứ, Tổng lãnh sự sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao; mong muốn Bộ Công an sẽ hỗ trợ tích cực hơn nữa để hoạt động của các cơ quan đại diện Ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đạt được hiệu quả cao nhất…/.

(Tóm tắt theo bản tin Bộ Công An)

06 Tháng Tám 2014(Xem: 19641)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?
04 Tháng Tám 2014(Xem: 15828)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15845)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15727)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16758)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16006)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17216)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15809)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21429)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15603)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15950)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16557)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15551)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17341)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16298)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15683)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15094)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15157)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17485)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 15609)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.