Biệt tài kinh doanh: “Đất Này Là Đất Của Ai?” lòi ra Ferrari, Bugatti, Mercedes, Lamborghini, Ferrari, Rolls Royce…

28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 15612)

Công ty BĐS Diệp Bạch Dương nợ Agribank 3.700 tỉ đồng

Nguyễn Thiện Nhân Thứ sáu, 25/07/2014, 13:31 (GMT+7)

(Kinh tế) - Kiểm toán Nhà nước cho biết đến hết năm 2012, Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương đang nợ Agribank chi nhánh TPHCM số tiền lên tới 3.700 tỉ đồng.

image024

Bà Dương Thị Bạch Diệp bên chiếc xe siêu sang Rolls Royce BKS 77L-7777 (Ảnh tư liệu)

Tại cuộc họp báo sáng 25-7, Kiểm toán Nhà nước đã công bố nhiều thông tin về kết quả kiểm toán năm 2012 tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và 3 ngân hàng thương mại là Vietcombank, Vietinbank, Agribank.

Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.

Trong khi đó, Vietinbank có 3/4 mã chứng khoán bị suy giảm, trong đó có khoản đầu tư vào Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 suy giảm 84,3%, đầu tư vào Công ty CP Cao su Phước Hòa suy giảm gần 50%, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên 38,6%.

Agribank còn đầu tư vào một số đơn vị như Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I), Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), Ngân hàng Thương mại CP Đại Tín kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn.

Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện Agribank có nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay, tiềm ẩn rủi ro và khó thu hồi vốn. Điển hình cho việc này là tại chi nhánh Agribank TPHCM, dư nợ của Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương đến ngày 31-12-2012 là 3.700 tỉ đồng (nợ gốc trên 2.967 tỉ đồng, lãi 732,3 tỉ đồng); tại chi nhánh Tân Bình: Đến ngày 30-6-2012, tổng dư nợ của nhóm khách hàng Đông Á là 200,5 tỉ đồng, của nhóm khách hàng cán bộ tín dụng là 24,2 tỉ đồng.

Trong hoạt động bảo lãnh, Kiểm toán Nhà nước cho biết có 2/3 ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định hiện hành, riêng Agribank thực hiện không đúng quy trình, vi phạm quy định về phát hành, theo dõi và quản lý thư bảo lãnh. Trong đó chi nhánh Agribank Tràng An không hạch toán trong thời gian dài khoản bảo lãnh 518,5 tỉ đồng cho Công ty REVN vay ngân hàng nước ngoài (Landesbank), phê duyệt vay và bảo lãnh vay vuợt thẩm quyền, vi phạm nguyên tắc quản lý an toàn vốn vôn nhưng không báo cáo cấp trên gần 135 tỉ đồng; nguyên giám đốc Chi nhánh Tây Hà Nội ký phát hành bảo lãnh 389 tỉ đồng nhưng không lưu hồ sơ và chứng thư bảo lãnh, không hạch toán và hiện có 2 đơn vị đã khởi kiện yêu cầu Agribank thực hiện trách nhiệm thanh toán.

Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương do bà Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc. Bà Diệp là doanh nhân nổi tiếng không chỉ trong giới kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, sở hữu nhiều khu đất “vàng” tại TPHCM mà còn là người sở hữu chiếc xe siêu sang Rolls Royce BKS 77L-7777.

(Theo Người Lao Động)

+++++++++++++++++++++

Chơi siêu xe: Hai phong cách khác biệt Nam – Bắc

Thứ bảy, 26/07/2014, 10:50 (GMT+7)

(Kinh tế) - Các đại gia miền Nam thường thích siêu xe thể thao Lamborghini, Ferrari trong khi phía Bắc thích Rolls-Royce.

Ở Việt Nam, hầu hết các thương hiệu siêu xe, xe sang đều đã chính thức có đại lý hoặc nhà phân phối ủy quyền. Mới nhất phải kể đến Lamborghini và Bentley với showroom đặt ở Hà Nội. Đây cũng là thương hiệu được nhiều đại gia Việt yêu thích. Rất nhiều model logo “bò mộng” hay “chữ B tung cánh” được bắt gặp trên đường phố Việt. Trước đó, năm 2013, Rolls-Royce cũng đánh dấu sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối Royal Motors Car Hà Nội. Số lượng xe Rolls-Royce ở Việt Nam hiện không dưới 100 chiếc, trong đó có những model đặc biệt, sản xuất với số lượng giới hạn và giá bán hàng chục tỷ đồng.

image025

Đại gia miền Nam yêu thích các mẫu siêu xe thể thao.

Ferrari và Bugatti chưa có mặt ở Việt Nam nhưng một số mẫu xe của hai thương hiệu này cũng được đưa về nước bởi các đại gia Việt. Tiêu biểu nhất phải kể đến “ông hoàng tốc độ” Bugatti Veyron màu đỏ trắng của một đại gia Sài Gòn. Bên cạnh đó là các mẫu Ferrari F430, Ferrari 458 Italia, Ferrari 599 GTB.

Các thương hiệu hạng sang Đức như Audi, Mercedes-Benz dù tập trung vào phân khúc xe sang nhưng vẫn mang đến những siêu phẩm như Audi R8 V10, Mercedes SLS AMG làm say đắm khách hàng Việt. Hai chiếc Mercedes SLS AMG trong đó có một chiếc chính hãng được bán cho đại gia cafe Việt trong khi chiếc khác thuộc sở hữu của một gia đình diễn viên nổi tiếng ở Sài Gòn.

Sở hữu những chiếc siêu xe, xe siêu sang này không ai khác chính là đại gia có tiềm lực kinh tế. Tuy nhiên, trong giới chơi siêu xe ở Việt Nam, các đại gia ở miền Bắc và miền Nam lại có những cách thể hiện khác nhau. Ở miền Bắc siêu xe thường chủ yếu tập trung ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình và Thái Nguyên. Đại gia miền Bắc thường rất kín tiếng, ít khi phô trương.

Cách đây hai năm, khi hai chiếc Rolls-Royce Phantom in hình rồng, giá khoảng 35 tỷ đồng mỗi chiếc về Sài Gòn gây xôn xao làng xe Việt thì một chiếc Phantom in hình rồng khác đăng ký biển số Quảng Ninh lại xuất hiện khá lặng lẽ. Gần đây, một siêu phẩm khác là Ferrari F12 Berlinetta của đại gia Hải Phòng cũng về nước nhưng rất ít hình ảnh của nó lọt ra ngoài.

image026

Bộ sưu tập siêu xe theo cặp của một đại gia miền Bắc.

Nếu như các đại gia miền Bắc có xu hướng yêu thích các mẫu siêu sang Rolls-Royce, Bentley nhiều hơn thì đại gia miền Nam lại thích các mẫu siêu xe thể thao Lamborghini, Ferrari hay Bugatti. Hai siêu xe Lamborghini Aventador LP700-4 đầu tiên ở Việt Nam thuộc sở hữu của đại gia Sài Gòn. Các đại gia miền Nam cũng là người sở hữu nhiều siêu xe đầu tiên nhất ở Việt Nam như chiếc Lamborghini Gallardo SE hay Bugatti Veyron.

Đại gia chơi siêu xe ở miền Nam cũng là những người sôi nổi, thích các hoạt động diễu hành siêu xe hoành tráng. Năm 2011, hành trình Car Passion từ Sài Gòn đến Đà Nẵng quy tụ gần 30 siêu xe. Hàng dài siêu xe nối đuôi nhau chạy trên các cung đường ở miền Trung. Trong khi đó, đại gia chơi siêu xe ở miền Bắc lại không để lại ấn tượng qua các cuộc diễu hành siêu xe. Hành trình Super Car Passion đầu 2014 từ Hà Nội qua Hải Phòng đến Quảng Ninh chỉ có vài siêu xe cũ tham dự.

Bộ sưu tập siêu xe của đại gia cả hai miền Nam, Bắc dù không nhiều nhưng sự khác nhau cũng khá rõ rệt. Ở miền Nam, garage của đại gia nổi tiếng Minh nhựa quy tụ hàng loạt siêu xe đỉnh cao như Lamborghini Aventador, Bugatti Veyron trong khi một đại gia Hà Nội gần đây được biết đến với garage gồm những siêu xe đóng theo cặp nhưng đã cũ.

(Theo Tri Thức)

+++++++++++++++++++++

VnEpress Thứ tư, 23/7/2014 | 15:37 GMT+7

Khu phố náo loạn vì người dân vây giữ xe công

Sau va quệt giao thông, tài xế chiếc xe biển xanh cầm gậy đuổi đánh anh Tuấn. Người dân xung quanh bất bình đã bao vây chiếc xe không cho đi khiến hàng chục công an phải tới giải quyết.

Hơn 8h sáng 23/7, xe Ford Everest biển xanh đỗ tại trụ sở Khu hội nghị 25B nằm trên đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa), 4 người đàn ông bước xuống, vào ăn sáng ở quán gần đó.

image027

Hàng trăm người dân vây giữ chiếc xe công suốt nhiều giờ trên phố Quang Trung. Ảnh: Lê Hoàng.

4 người này khi đi bộ trở lại xe đã va quệt với xe máy do anh Nguyễn Lê Tuấn (30 tuổi, trú phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa) điều khiển. Trong lúc to tiếng, một trong 4 người đi về phía ôtô lấy hung khí truy đuổi khiến anh Tuấn phải bỏ chạy tháo thân.

Cả nghìn người dân địa phương sau đó kéo ra đường vây giữ chiếc xe trong nhiều giờ khiến tuyến đường Quang Trung ách tắc cục bộ.

"Bất kể người ngồi trên xe là cán bộ ở cơ quan nào nhưng rõ ràng hành động đuổi đánh người dân trên phố giữa ban ngày là không thể chấp nhận được", một người chứng kiến vụ việc nói. Thấy người dân túa ra mỗi lúc thêm đông, 4 người đã lên xe, đóng cửa. Phía ngoài, nhiều người la ó, hò hét đòi “xử theo luật rừng”.

image028

Trước cơn giận giữ của người dân, 4 người đi trên xe công phải đã đóng chặt cửa chờ công an đến giải cứu. Ảnh: Lê Hoàng.

Công an TP Thanh Hóa sau đó huy động hàng chục cảnh sát cơ động, hình sự, giao thông… đến hiện trường nhằm vãn hồi trật tự. Tuy nhiên người dân không chịu giao xe cho công an mà yêu cầu khám xe tại chỗ, làm rõ nhân thân những người trên xe. Một số người quá khích còn tháo van, xịt lốp ôtô nhằm cản trở cơ quan chức năng di chuyển phương tiện.

Gần 10h, sau nhiều tiếng thuyết phục, cảnh sát mới đưa được chiếc xe cùng 4 người vi phạm về đồn công an. Hàng trăm người dân tiếp tục kéo đến trụ sở công an phường Ngọc Trạo yêu cầu khám phương tiện công khai.

Người đàn ông được cho là chủ phương tiện dáng nhỏ thó, mặc áo kẻ sọc, quần jean lần lượt mở cửa xe để cảnh sát khám xét. Nhà chức trách không tìm thấy hung khí nào trong xe, tuy nhiên trên xe có máy quay và các thiết bị truyền hình. Trên thân máy quay phim và micro có in logo một cơ quan với màu chữ đỏ. Phía đầu xe có dán tem đăng kiểm do Bộ Công an cấp.

image029

 

Hàng chục cảnh sát cơ động, hình sự, giao thông... đến hiện trường vãn hồi trật tự. Ảnh: Lê Hoàng.

Cơ quan điều tra cho hay, lái xe tên Trần Trung Kiên là người gây gổ truy đuổi anh Tuấn. 4 người được xác định đang làm việc tại một cơ quan truyền hình. Thời điểm xảy ra va chạm, họ đang đi công tác tại Thanh Hóa.

Trưa cùng ngày, Công an TP Thanh Hóa tiếp tục lấy lời khai các đương sự và nhân chứng nhằm điều tra vụ việc. Nạn nhân Tuấn được xác định không có thương tích./

Kinh tế ››

26/07/2014 05:00 GMT+7

Lương sếp 300 triệu, DN nhà nước thua lỗ, nợ nần

- Doanh nghiệp công ích “sống” được nhờ tiền ngân sách, thế nhưng lương giám đốc lên tới gần 300 triệu đồng/tháng, trong khi nhiều DNNN khác được kiểm toán vẫn thua lỗ, nợ nần.

Nghịch lý lương sếp vài trăm triệu

Chuyện về những sai sót, bất hợp lý trong việc xây dựng đơn giá, xác định mức lương tốt thiểu và chi lương của một số DN công ích tại TP.HCM và Hà Nội, dẫn tới lương giám đốc lên tới vài trăm triệu đồng trong khi công nhân lương vài ba triệu, đã được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) dẫn ra trong báo cáo kiểm toán năm 2013, vừa được cơ quan này công bố.

Thông tin về mức lương “khủng” của các sếp DN công ích ở TP.HCM đã được phân tích, mổ xẻ nhiều trên truyền thông; cơ quan quản lý - ở đây là UBND TP.HCM - đã vào cuộc họp bàn, các cán bộ sai phạm cũng đã bị xử lý... Trong báo cáo năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra cái sai mà lãnh đạo các DN này phạm phải.

image031

Công nhân DNNN vất vả ngoài đường trong khi lương các sếp lên tới 2-3 tỷ/năm (ảnh Đất việt)

Cụ thể, tại TP.HCM, tại 5 DN hoạt động trong lĩnh vực thoát nước đô thị, chiếu sáng công cộng, duy tu giao thông, công viên xây xanh đã xây dựng đơn giá tiền lương của lao động gián tiếp không đúng quy định. Một số DN công tích đã sử dụng quỹ lương của người lao động để chi bổ sung lương cho viên chức quản lý trái phép, trích thêm quỹ lương cho viên chức ngoài quỹ lương được TP phê duyệt, dẫn đến tiền lương của tổng giám đốc rất cao so với các DN 100% vốn khác.

Điển hình như: Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng, lương bình quân của cán bộ quản lý là 160 triệu đồng/người/tháng (chưa kể thưởng), trong đó chủ tịch HĐTV là 205 triệu đồng/tháng, giám đốc công ty 189 triệu đồng/tháng. Tại Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM, lương bình quân của cán bộ quản lý là 111 triệu đồng/người/tháng, trong đó Chủ tịch HĐTV là 217 triệu đồng/tháng, giám đốc lên tới 262 triệu đồng/tháng. Nếu tính một năm, riêng chi phí lương cho các vị này đã lên tới con số khó tưởng, từ 2,6-3,15 tỷ đồng/người.

Vì thế, KTNN đã kiến nghị thu hồi các khoản chi lương, giảm quỹ lương gần 20 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Thoát nước đô thị phải hoàn trả 11,7 tỷ đồng, Công ty Chiếu sáng công cộng hoàn trả 5,8 tỷ đồng, Công ty Công viên cây xanh 1,8 tỷ... Tất nhiên, các cá nhân từng được nhận lương “khủng” cũng phải bồi hoàn lại cho Nhà nước, nhưng qua đó cho thấy các cá nhân này đã lợi dụng vị thế và kẽ hở của luật pháp để tư túi cho mình số tiền lớn như thế nào, nhất là trong khi công nhân của họ phải phơi mặt ngoài đường, dầm mình trong nước cống.

Còn tại Hà Nội, cả 3 DN công ích được kiểm toán (Công ty Thoát nước, Vườn thú Hà Nội và Công viên cây xanh) tuy lương cán bộ không vượt quá quy định nhưng cũng có sai phạm là chưa xây dựng đơn giá tiền lương.

Công ty con thua lỗ kéo “mẹ” chìm theo

Khoản 20 tỷ sai sót trong việc chi lương cho cán bộ DN chỉ là một phần nhỏ trong số gần 2.870 tỷ đồng mà 32 tập đoàn, 117 tổng công ty được kiểm toán phải nộp lại cho ngân sách - theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Báo cáo của cơ quan này cho thấy, trong số các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán, tình trạng kinh doanh bết bát, nợ nần, thua lỗ (đặc biệt tại các công ty con) vẫn diễn ra tràn lan.

image032

Đầu tư vào bất động sản, nhiều DN chết chìm (ảnh minh họa)

Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn tới nợ quá hạn, khó đòi lớn, nợ đọng kéo dài nhiều năm với số tiền lớn chưa thể thu hồi... Cụ thể, nợ quá hạn của Tổng công ty Điện lực dầu khí thuộc PVN là 9.650 tỷ đồng, công ty mẹ là gần 444 tỷ đồng, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 84 tỷ đồng, Vinatex 36,5 tỷ đồng...

Các DNNN cũng quá “tham” khi lập ra nhiều công ty con, công ty liên kết kinh doanh đa ngành nhưng đáng báo động là các công ty con lại làm thua lỗ trầm trọng, có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của các tập đoàn, tổng công ty. Chẳng hạn, cơ quan KTNN dẫn chứng, có 3 trên 10 công ty con thuộc Cienco5 bị âm vốn chủ sở hữu (gần 54 tỷ đồng), Công ty Thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá âm vốn tới 167 tỷ đồng...

Kiểm toán Nhà nước cho hay, cơ quan này đã kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến 31/12/2013 là gần 9.450 tỷ đồng, đạt hơn 65% tổng số kiến nghị.

Năm 2013, KTNN kiến nghị xử lý tài chính hơn 22.800 tỷ đồng, trong đó tăng thu hơn 4.000 tỷ đồng, giám chi 5.000 tỷ đồng, nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.623 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 10.000 tỷ đồng.

Chưa kể, lỗ lũy kế của các công ty còn lớn hơn cả vốn điều lệ/vốn đầu tư của chủ sở hữu, chẳng hạn, công ty THHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn đầu tư 20% vốn điều lệ vào Công ty Quy hoạch và phát triển Nhà Việt Nam - Hàn Quốc, lỗ lũy kết 417 tỷ/vốn điều lệ là 379 tỷ đồng; công ty Tài chính cao su Việt Nam thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam lỗ 1.380/vốn điều lệ 1.088 tỷ; công ty mẹ Lilama góp 85,7% vốn vào công ty CP Tôn mạ màu Việt - Pháp lỗ lũy kế gần 583/69 tỷ đồng vốn điều lệ...

Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty “với tay” sang đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm, dẫn tới giảm hiệu quả đầu tư; một số dự án phải dừng thi công do không có vốn, gây lãng phí vốn đầu tư.

Cụ thể, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn có một số dự án được giao đất từ trước năm 2002, nhưng 10 năm sau tính đến thời điểm kiểm toán, vẫn chưa hoàn thành. Tại Cienco 5, 7/7 dự án kinh doanh BĐS được chọn kiểm toán đều chậm tiến độ; dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đông nam đường Trần Duy Hưng chậm 8 năm, một số dư án của Tổng công ty Cảng Hàng không được giao đất từ những năm 2005, 2007, 2008, 2009 đến nay vẫn án binh bất động. Dự án nhiên liệu sinh học ethanol do PVN đầu tư gặp khó về tài chính, đến thời điểm kiểm toán chậm 24-27 tháng, nguy cơ xảy ra tủi ro, thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn.

Ngọc Hà/

+++++++++++++++++++++

24/07/2014 02:00 GMT+7

Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ

- Chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỷ đồng hay vài chục nghìn đôla... được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ.

Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường

TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên phạt tổng cộng gần 72 năm tù cho 4 bị cáo gồm: Nguyễn Mạnh Quân, Lê Đình Đạt, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Ngọc Thuận cùng về tội “trộm cắp tài sản”.

Cách đây hơn 1 năm, 4 đối tượng trên đã thực hiện vụ trộm cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai. Trong lúc tìm kiếm, Quân phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số, bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.

image033

Đối tượng Lê Đình Đạt khi bị cơ quan điều tra bắt giữ 

Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây vàng (?).

Vụ quan tỉnh mất trộm này đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Người dân nơi phố núi trong các cuộc “trà dư tửu hậu” vẫn đưa câu chuyện quan tỉnh mất trộm để nói vui rằng “mất trộm, lòi vàng nhà quan”.

Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm "khoắng" hơn 1 tỷ

Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn tiến hành tạm giữ hình sự 3 đối tượng Phan Thế Anh (ở xã Lục Bình, huyện Bạch Thông), La Văn Thắng (SN 1993, huyện Chợ Mới) và Đỗ Văn Ngọc (SN 1997, ở phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn) do liên quan đến vụ trộm cắp tài sản hơn 1 tỷ đồng trên địa bàn.

Trước đó, ngày 10/5, bà Dương Thị Hạnh, ở phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn (vợ ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn) trình báo: Ngày 7/5, gia đình bà bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.

image034

Ngôi nhà của vợ chồng ông Hòa bị trộm “hỏi thăm”.

Trộm "rinh" nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính

Sáng 10/9/2013, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.

Đến trưa cùng ngày, khi gia đình ông Trần Cang về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến mất, nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Tổng giá trị tài sản bị mất ước tính khoảng 500 triệu đồng.

Trộm "hỏi thăm" 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh

Sáng ngày 3/7/2013, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh) vì liên quan đến vụ trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND tỉnh.

Ngày 25/6/2013, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ

Tháng 2/2013, trộm đã đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt. Ông Tú trình báo, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.

image035

Các đối tượng trong vụ trộm nhà Trưởng ban quản lý dự án Bạc Liêu

Điều đáng nói, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh... Chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm.

Trộm "cuỗm" ôtô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh

Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm ‘viếng thăm’ và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.

Trước đó, vào tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất.

image036

Cổng ngôi biệt thự nhà ông Thọ bị trộm cắt khóa, trộm ôtô.

Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng

Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.

Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

image037

 

Gương mặt lì lợm của siêu trộn Đặng Ngọc Tân tại tòa.

"Siêu trộm" chỉ thích trộm tiền của quan chức

Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng. Tân thừa nhận nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công?

Cụ thể, từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ. Số tiền trộm được khoảng hơn 10 tỷ đồng được Tân sử dụng mua đất, mua nhà, xe ôtô và ăn chơi.

Hạnh Nguyên(tổng hợp)

+++++++++++++++++

Chủ tịch Việt Nam thăm đảo Bạch Long Vĩ

BBC - thứ ba, 22 tháng 7, 2014

image038

Ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước Việt Nam thứ hai trong 5 năm qua đã thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ, nơi tiếp giáp với Trung Quốc trên biển.

Người tiền nhiệm của ông Sang, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, cũng có chuyến thăm tương tự tới huyện đảo Bạch Long Vĩ hồi năm 2010.

Chuyến thăm của Chủ tịch Triết hồi đó đã gây tiếng vang lớn, nhất là vì khi ở Bạch Long Vĩ ông đã đưa ra một số tuyên bố cứng rắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.

Dư luận Trung Quốc sau đó, đặc biệt là các trang mạng, nói nhiều tới cái mà họ gọi là "hòn đảo tranh chấp Bạch Long Vĩ", cho rằng Trung Quốc không chấp nhận chủ quyền của Việt Nam tại đây.

Tái khẳng định chủ quyền

Trong chuyến thăm Hải Phòng hôm thứ Hai 21/7, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trực tiếp tới thăm và khảo sát tại Bạch Long Vĩ, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Ông đã nghe giới chức địa phương báo cáo về "cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển thường xuyên căng thẳng" ở nơi đây.

Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, cách đất liền tới 130km. Hiện trên đảo có khoảng 500 dân.

Chủ tịch Trương Tấn Sang được nói đã tìm hiểu khả năng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của các đơn vị đóng trên đảo. Ông cũng cảnh báo rằng "tình hình trên biển và khu vực vẫn có những diễn biến phức tạp", đồng thời kêu gọi cán bộ chiến sỹ các lực lượng "hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ, chủ động trong mọi tình huống không để xảy ra bị động bất ngờ".

Ông Sang cũng có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 3 cùng một số đơn vị khác tại thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh việc nhắc nhở các lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước, ông chủ tịch cũng khuyến cáo "rút ra bài học từ vụ gây rối lợi dụng phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, để giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng".

Khu vực Vịnh Bắc Bộ mới đây đã trở thành điểm nóng trong đấu tranh chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hồi tháng Sáu, sau giàn khoan 981, Trung Quốc cũng chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 vào vùng cửa Vịnh Bắc Bộ và còn dự tính chuyển thêm một số giàn khoan khác nữa vào khu vực này.

Giàn khoan 981 sau khi rút khỏi vị trí ban đầu trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa cũng di chuyển về hướng Tây-Tây Bắc, tức lên phía Vịnh Bắc Bộ.

image039

Bạch Long Vĩ có tầm quan trọng chiến lược

'Đảo tranh chấp'?

Phát biểu của ông Trương Tấn Sang về ngôn từ dường như không mạnh mẽ bằng người tiền nhiệm. Hồi đầu năm 2010, ông Nguyễn Minh Triết khẳng định "Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất biển đảo".

Lúc đó, các nguồn tin Trung Quốc khi đề cập tới chuyến thăm của ông Triết có gọi đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo "đang tranh chấp", đại ý "Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này".

Một trang mạng của Trung Quốc viết "trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền".

Giới chức Việt Nam đã cực lực phản đối quan điểm này.

Tháng 10/1954, sau khi ký Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, Bắc Việt Nam đã nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.

Trung Quốc "giữ hộ Việt Nam", tới đầu năm 1957 thì Hà Nội tiếp quản lại đảo.

Quá trình đàm phán Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc không đề cập tới vấn đề chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ.

Bạch Long Vĩ là đảo nhỏ nhưng có ý nghĩa về chiến lược rất lớn.

Đảo này được coi là tiền đồn của Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ, có thể từ đây quan sát toàn bộ đảo Hải Nam, bán đảo Lôi Châu và vịnh Tam Á./

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thăm đảo tiền tiêu Cô Tô

Thứ bảy, 26/07/2014, 18:57 (GMT+7)

(Thời sự) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc hai ngày tại Quảng Ninh, ngày 26.7, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã đi thăm cán bộ, quân dân xã đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô – đảo tiền tiêu ở vùng Đông Bắc tổ quốc.

Tại xã đảo Ngọc Vừng, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã thăm, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà lưu niệm Khu di tích Bác Hồ.

image040

Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ trên xã đảo Ngọc Vừng.

Nói chuyện với cán bộ, quân dân xã Ngọc Vừng, Chủ tịch Nước biểu dương, chúc mừng những thành tựu mà xã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng…; đồng thời mong muốn cán bộ, quân dân xã đảo tiếp tục khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng xã đảo ngày một giàu mạnh, vững về an ninh chính trị, quốc phòng…

Thăm đảo Cô Tô – nơi duy nhất trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng tượng khi Người còn sống – Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vui mừng nhận thấy, huyện đảo Cô Tô ngày càng có nhiều đổi mới: Điện lưới quốc gia, hạ tầng cơ sở khang trang, hiện đại; đời sống nhân dân được nâng cao; trật tự an ninh, chính trị, quốc phòng được đảm bảo.

image041

Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm hỏi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo Cô Tô.

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho biết, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển các tuyến đảo, trong đó có Cô Tô và sắp tới sẽ có thêm những cơ chế, chính sách để Cô Tô phát triển giàu mạnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, xứng đáng là huyện đảo tiền tiêu vững mạnh của đất nước. Chủ tịch Trương Tấn Sang yêu cầu Đảng bộ, chính quyền địa phương phải đặt mục tiêu và quyết tâm xây dựng huyện đảo Cô Tô ngày càng giàu mạnh; chú ý đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm ổn định để người dân yên tâm bám đảo.

(Theo Lao Động)

04 Tháng Bảy 2015(Xem: 25937)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 19107)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13813)
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15647)
- Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù. - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng. - Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.