Mỹ: Báo chí VN phỏng vấn Đại sứ Ted Osius; BBC phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Văn Bàng; Văn Hóa phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng

18 Tháng Hai 20152:25 SA(Xem: 15220)
THẾ GIỚI HÔM NAY - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFONIA" THỨ NĂM 19 FEB MÙNG 1 TẾT  2015

Mỹ: Báo chí VN phỏng vấn Đại sứ Ted Osius; BBC phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Văn Bàng; Văn Hóa phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng

LITTLE SAIGON ( VH 26 JAN 2015) -

Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.

tg-001

Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, Hội nghị lần này do Học viện Ngoại giao Việt Nam kết hợp với Đại sứ quán Mỹ ở VN và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995 - 2015).

Đại diện phía Việt Nam gồm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý, Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược và chính sách đối ngoại Hoàng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương ông Võ Trí Thành, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, các cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ như Lê Văn Bàng, Lê Công Phụng, Nguyễn Tâm Chiến, Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nguyễn Xuân Thành, nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh… 

Phía Mỹ gồm có Đại sứ đương nhiệm Ted Osius cùng các cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear (Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Châu Á - Thái Bình Dương), ông Pete Peterson - đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Hà Nội, Tiến sĩ Vikram Singh, Phó chủ tịch Trung tâm Tiến bộ Mỹ, nguyên phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, ông Kurt Campbell - Chủ tịch và Giám đốc điều hành Asia Group, nguyên trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, hội nghị còn có sự góp mặt của các chuyên gia quốc tế về chính trị - an ninh, kinh tế hàng đầu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ĐH Portland (Mỹ), Quỹ Châu Á, Quỹ Mansfield… 

Báo chí VN phỏng vấn Đại sứ Ted Osius

Trọng tâm hợp tác là giữa cảnh sát biển Mỹ – Việt Nam

Thứ hai, 26/01/2015

(Chính trị) - Trả lời phỏng vấn báo chí, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết trọng tâm quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ – Việt Nam là quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước.

tg-002
Báo giới Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.

Bên lề Hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã dành thời gian trả lời phỏng vấn nhanh một số vấn đề báo giới Việt Nam quan tâm.

* Thưa Đại sứ, qua bài phát biểu mới đây của Tổng thống Obama (Thông điệp liên bang), liệu trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống Obama, chính quyền Mỹ sẽ ưu tiên cho các vấn đề trong nước hơn là đối ngoại?

– Không. Tổng thống đã nói khá nhiều về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), về hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Châu Âu…

Tất cả những điều đó đều có tính chất trọng tâm về chính sách và là cam kết của chúng tôi, là tầm nhìn của chúng tôi, trong đó bao gồm cả vai trò quan trọng của TPP.

Việt Nam là một trong 12 nước tích cực tham gia đàm phán TPP và Tổng thống đã nói về những lợi ích của TPP đối với Mỹ và đối với các nước trong khu vực có liên quan đến Hiệp định này. Tổng thống cũng nhấn mạnh về việc cần nhanh chóng kết thúc đàm phán TPP và tiến tới thực hiện TPP.

* Thưa Đại sứ, liệu TPP có thể kết thúc trong năm nay – năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ?

– Đây là mục tiêu chung rất có khả năng đạt được. Cả hai nước đều coi TPP là thỏa thuận có tính chiến lược, cả Washington và Hà Nội đều có những quyết tâm chính trị để đạt được Hiệp định này.

Tôi lạc quan có thể đạt được Hiệp định này vào năm nay và đây là một trong nhiều thành tựu quan trọng để kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.

* Khi nào hai nước có thể tiến tới quan hệ đối tác chiến lược (hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013), thưa Đại sứ?

– Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nội hàm của quan hệ chứ không phải là cái tên của quan hệ. Tại Hội thảo, ngài thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói về 9 trụ cột trong quan hệ hai nước.

Lãnh đạo hai bên muốn nhấn mạnh đến tính thực chất, những công việc mà hai bên có thể làm cùng với nhau, điều đó có tính quan trọng hơn nhiều so với cái tên của quan hệ.

* Thưa Đại sứ, đâu là những nét lớn của quan hệ hợp tác quốc phòng hai bên trong thời gian tới?

Trọng tâm quan trọng là xây dựng mối quan hệ và sự hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước. Hoa Kỳ đã có những trợ giúp đối với hoạt động của lực lượng cảnh sát biển VN. Điều này quan trọng đối với hai bên.

Mục đích sự hợp tác này là thực hiện những hoạt động chung và tiếp tục làm sao để đảm bảo cho tình hình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng, để cho các nước trong khu vực tuân thủ luật pháp quốc tế và không có nước nào có những hành động đe dọa nước khác.

Điều này sẽ làm cho các nước được hưởng lợi từ tuyến hàng hải tự do, mang hàng hóa và dịch vụ đi lại tự do giữa các nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam.

tg-003
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi hội thảo quốc tế Quan hệ Việt - Mỹ thêm 20 năm thành công hơn nữa - Ảnh: Nguyễn Khánh

(Theo Tuổi Trẻ)

BBC phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Văn Bàng

tg-004
Từ trái: Nguyên Đại sứ Pete Peterson, nguyên Đại sứ Lê văn
Bàng, nguyên Đại sứ Michael Michalak.
Quan hệ Mỹ Việt 'sẽ phát triển cao hơn'

BBC 26 tháng 1 2015

Việt Nam có lợi rất nhiều khi Hoa Kỳ thực hiện chính sách cân bằng trong khu vực châu Á, theo một cựu thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói sau cuộc hội thảo về 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hôm 26/01.

Nhưng Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn 'Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi', theo ông Lê Văn Bàng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao và cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ nói với BBC.

Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là động thái cho thấy Việt Nam muốn có sức mạnh của Hoa Kỳ để cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời:

"Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn."

"Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này," ông Lê Văn Bàng nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại sau buổi hội thảo tại Hà Nội./

Văn Hóa phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng nhân Hội nghị Song phương Việt-Mỹ

tg-005
Từ trái trên bàn chủ tọa: Tân Đại sứ Mỹ Ted Osius, Cựu đại sứ VN tại Mỹ Lê Công Phụng, Cựu đại sứ Mỹ tại VN Pete Peterson, Cựu đại sứ VN tại Mỹ Lê Văn Bàng và cựu Đại sứ Mỹ tại VN Michael Michalak, tham dự Hội thảo Song phương nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ tại Hà Nội hôm thứ Hai 26/1/2015. Ảnh: ĐSQ Mỹ tại Việt Nam.

tg-006
tg-007
Nhà báo Lý Kiến Trúc (phải) trong cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Lê Công Phụng FESS tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội vào tháng 5, 2014 về Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông. Ảnh tư liệu của VH

 LITTLE SAIGON ( VH JAN 26/2015)

Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng.

Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.

Lý Kiến Trúc - Thưa ông Đại sứ Lê Công Phụng, có lẽ đây là lần đầu tiên ông tân Đại sứ Ted Osius tổ chức được một cuộc hội ngộ thú vị giữa các vị cựu đại sứ Mỹ - Việt trong ngày Hội thảo song phương Việt -Mỹ tại Hà Nội; Trong ảnh chúng tôi thấy ông ngồi bên cạnh ông Ted Osius, ông có thể cho biết nội dung chính cuộc hội thảo?

Lê Công Phụng - Đây là một sự kiện lớn đánh dâu 20 năm quan hệ Việt Nam và Mỹ.Tất cả những người có mặt từ chủ tọa đến quan khách cho rằng sự kiện này cần thiết bởi vì mọi người có dịp bày tỏ quan điểm trước sự phát triển quan hệ của hai nước, đồng thời nêu lên cái khó khăn, cản trở, hạn chế của mỗi nơi, nếu như sự giao thoa đó cố gắng lớn hơn, quyết định hơn, thì chắc chắn mối quan hệ sẽ tốt hơn những cái mà chúng ta đang được hưởng thụ hiện nay.

LKT - Cuộc hội thảo chứng tỏ mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng sâu hơn, rộng hơn, điều đó có làm cho Trung Quốc khó chịu không thưa ông?

LCP - Cái này thì tôi chưa có thể trả lời, nhưng tôi có thể nói việc thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ là vì lợi ích chung của khu vực, lợi ích chung đối với Việt Nam và Mỹ, đặc biệt đối với đường lối của Mỹ ở Việt Nam. Đối tác giữa VN và Mỹ hoàn toàn không nhằm làm phương hại đến bất kỳ bên thứ ba nào, cho nên là về phía Mỹ và phía VN đều cho rằng sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian qua cũng như sắp tới không có lý do gì để các nước khác có thể lo lắng, băn khoăn... , nhưng mà nếu ai đó muốn lo lắng băn khoăn thì hãy cho là sự mong muốn giữa VN và Mỹ là muốn hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Quan hệ giữa Mỹ và VN cũng như quan hệ với các nước trên cơ sở thông lệ quốc tế mà ai cũng đều biết.

LKT - Trong tình hình biển Đông hiện nay, ông là Phó Chủ tịch của Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông(FESS) ở Hà nội, việc Trung Quốc đang mở rộng các hòn đảo ở biển Đông, đề tài về biển Đông có đề cập đến trong cuộc hội thảo hay không?

LCP - Việc Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng và có những hành động gần đây ở biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế và không phù hợp với quan hệ hai nước, Việt Nam đã nhiều lần phê phán và khẳng định rằng việc làm của Trung Quốc ảnh hưởng đến chủ quyền, quyền chủ quyền những hòn đảo của VN. Còn trong hội thảo này, chủ đề chính là Hội thảo Song phương đánh dấu lại những cái mức phát triển, mức đi lên của Mỹ và VN, cho nên các diễn giả hầu như không đề cập đến vấn đề biển Đông. Có đề cập cũng chỉ nói rằng VN và Mỹ hợp tác với nhau để giữ hòa bình, ổn định an ninh khu vực cũng như là biển Đông. 

LKT - Trước đây, ông đã từng làm Tổng thư ký khối Asean, ông có thấy thái độ của họ đối với biển Đông ra sao và chủ trương của Việt Nam đối với Asean như thế nào?

LCP- Tôi xin xác định tôi chưa bao giờ làm Tổng thư ký của Asean, tôi chỉ đơn thuần là trưởng quan chức cao cấp VN sang Asean. Với kinh nghiệm hiện nay tôi cho rằng, lập trường của các nước Asean về vấn đề an ninh , hòa bình khu vực ngày càng được củng cố, nhưng cũng còn tùy thuộc vào lợi ích của các nước. Mỗi nước có mối quan hệ với Mỹ khác nhau, mỗi nước quan hệ với Trung Quốc cũng khác nhau, cho nên là rất khó khăn trong việc có một lập trường chung để phản đối bên này hay phản đối bên kia, cái chung của mọi người là vấn đề biển Đông là vấn đề chung của khu vực, vấn đề biển Đông cần được xử lý thông qua thương lượng, không gây phức tạp, không gây sức ép với bất kỳ một bên nào.

- Xin cám ơn Đại sứ Lê công Phụng./

++++++++++++++++++++++

tg-008
Đường ra nhà Giàn thềm lục địa VN-biển Đông. Ảnh LKT
Biển Đông nếu nóng lên, sẽ nóng gấp nhiều lần câu chuyện giàn khoan

 27/12/2014

tg-009
Tàu chiến Trung Quốc lởn vởn suốt ở Biển Đông. Ảnh tư liệu

(Thời sự) - Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, nhấn mạnh rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của các nước ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

* Trung Quốc hành xử quyết đoán như vậy thì liệu Biển Đông trong năm 2015 có nóng hơn câu chuyện giàn khoan năm qua không, thưa ông?

– Tình hình Biển Đông từ cả chục năm qua cho thấy tình hình Biển Đông “nóng lên”, hay “nguội đi” hoàn toàn phụ thuộc vào cách hành xử của Trung Quốc.

Như chúng ta đã thấy, cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc không phải là điều mới. Tuy nhiên, trong năm 2014 tích chất, quy mô và phạm vi của hành động quyết đoán đã được đẩy lên một mức mới. Sự quyết đoán này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa mới bắt đầu thực thi chính sách “Tấn công bằng thiện cảm” (Charm Offensive) lần 2 đối với ASEAN sau khi Trung Quốc có lãnh đạo mới sau Đại hội XVIII. Ở đây có 2 điểm đáng chú ý: Một là, sau khi thực thi chính sách quyết đoán đối với tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc đã thấy được sự phản ứng mềm mỏng nhưng cương quyết của Việt Nam, sự phản ứng mạnh mẽ của ASEAN và cộng đồng quốc tế, nên tạm thời có những bước “xuống thang” chiến thuật. Hai là, khi đã xuống thang như vậy, nhưng Trung Quốc cũng chưa có bất cứ cam kết hay tuyên bố công khai nào về việc Trung Quốc sẽ từ bỏ cách hành xử quyết đoán như vậy trong tương lai.

tg-010
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến
lược Ngoại giao.

Từ đó, tôi cho rằng hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cách hành xử của mình như vậy trong năm 2015. Và nếu điều đó xảy ra thì việc Biển Đông nóng lên trong năm tới là điều được dự báo trước, và nếu có “nóng” hơn thì chắc chắn sẽ “nóng” hơn gấp nhiều lần, vì Trung Quốc sẽ không dùng “bổn cũ soạn lại” mà có cách tiếp cận khác trước.

Tuy nhiên, cũng có một số lý do để hy vọng. Một là, Trung Quốc đã thấy các hạn chế của chính sách quyết đoán này, thấy được bài học từ Nga. Hai là, Trung Quốc vừa mới công bố chuyển hướng ưu tiên đối ngoại mới, theo đó đặt trọng tâm trong quan hệ với các láng giềng. Mục tiêu của sự điều chỉnh này sẽ không thể đạt được nếu Trung Quốc làm xấu đi môi trường chiến lược và xa lánh các nước láng giềng bằng chính sách quyết đoán. Là nhà nghiên cứu chiến lược, tôi luôn hy vọng điều tốt đẹp nhất xảy ra, nhưng cũng đồng thời phải chuẩn bị cho các phương án xấu nhất.

* ASEAN năm tới dưới nhiệm kỳ Chủ tịch Malaysia không xem Biển Đông là trọng tâm. Vậy điều nay có đặt ra thách thức với Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền?

– Theo tôi, nên đặt và hiểu vấn đề thế này: Thứ nhất, việc xây dựng chương trình nghị sự của ASEAN là công việc chung của ASEAN. Là nước chủ nhà ASEAN năm 2015, Malaysia có tiếng nói quan trọng nhưng không phải là tiếng nói quyết định. Việc xây dựng chương trình nghị sự, trong đó có vấn đề Biển Đông, phải nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên khác trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, ta không nên hiểu và đặt vấn đề Biển Đông chỉ là việc liên quan đến Việt Nam, mà nên phải coi vấn đề Biển Đông là câu chuyện chung của ASEAN, của cộng đồng quốc tế và thực tế đúng là như vậy.

Thứ ba, việc Malaysia nêu ra như vậy thể hiện mong muốn của ASEAN, và của một số nước khác là muốn tập trung vào các điểm đồng, muốn Biển Đông là khu vực hòa bình và hợp tác. Đây cũng là mong muốn của chính Việt Nam. Tuy nhiên, dự tính là như vậy, nhưng nếu tình hình thay đổi, ý tôi nói là Biển Đông nóng lên, thì chương trình nghị sự của ASEAN cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với bối cảnh mới.

Thứ tư, nhiều diễn đàn ASEAN là diễn đàn mở, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là nơi các nước thành viên ASEAN, các nhà lãnh đạo có quyền bày tỏ tất cả các vấn đề mà họ quan tâm và thấy tác động tới môi trường an ninh khu vực.

 * Trong bối cảnh quan hệ các nước lớn thay đổi như vậy, và trong bối cảnh an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị đe dọa mạnh mẽ, liệu Việt Nam có phải tạo ra những liên kết mới để đảm bảo an ninh chiến lược của đất nước?

– Nhìn lại lịch sử cận đại của VN, chúng ta thấy thành công của chúng ta là thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ. Đây là điểm cốt lõi xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó một nhân tố khác tạo nên thành công của ta là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc liên quan đến yếu tố bên trong, là sự cố kết chính trị, là sự đồng lòng từ trên xuống dưới, là việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Nội lực ở đây còn là sự vững mạnh về kinh tế. Muốn đảm bảo an ninh chủ quyền thì phải xây dựng được một nền kinh tế hiện đại, đủ mạnh để giúp người dân có cuộc sống thịnh vượng, có đủ khả năng xây dựng được một nềnquốc phòng hiện đại, đủ sức đối phó hữu hiệu với các thách thức an ninh bên ngoài. Khi chúng ta có nội lực mạnh thì đối phương bên ngoài sẽ bớt có ý định xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta, và giả sử nếu có liều mạng xâm phạm thì không thể chiến thắng và buộc phải trả giá rất đắt.

Tuy nhiên chỉ có nội lực thôi thì chưa đủ, mà phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, và sức mạnh thời đại, như chúng ta đã làm và làm thành công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây. Tôi rất tâm đắc với cách tiếp cận của nguyên Tổng Bí Thư Lê Duẩn và lãnh đạo Đảng ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước xây dựng thành công luận thuyết “Ba dòng thác cách mạng”, đặt Việt Nam ở ngọn cờ đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhờ vậy mà trong bối cảnh tình hình thế giới hết sức phức tạp, trong bối cảnh so sánh lực lượng không cân sức, nhưng chúng ta vẫn nhận được sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc (trong bối cảnh mâu thuẫn Xô-Trung lên đến đỉnh điểm), sự ủng hộ của phe XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, của các nước đang phát triển tạo thành làn sóng ủng hộ Việt Nam rộng khắp và chưa từng có.

Trong bối cảnh hiện nay việc nêu lại luận thuyết “Ba dòng thác cách mạng” có thể không còn phù hợp, nhưng cách tiếp cận thì vẫn còn nguyên giá trị. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chúng ta đã gắn lợi ích của Việt Nam với lợi ích của khu vực và thế giới, nhờ vậy đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước khu vực và dư luận quốc tế.

Thứ nhất, ta nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, khẳng định và có các bằng chúng không thể chối cãi về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai, ta nêu cao ngọn cờ hòa bình, sử dung công cụ ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Dù chịu sức ép lớn từ bên ngoài nhưng chúng ta vẫn kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, mong muốn giải quyết bằng hòa bình các tranh chấp, và các nước thấy lòng khát khao yêu chuộng hòa bình của chúng ta. Thứ ba, chúng ta đề cao công cụ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhờ vậy ta tập hợp được lực lượng ngay trong ASEAN và trên thế giới.

Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

* Trân trọng cảm ơn ông đã dành cho Lao Động bài phỏng vấn cuối năm quan trọng này.

Tàu: Năm 2015: Cuộc chơi trên Biển Đông sẽ thay đổi?

27/12/2014

(Biển Đảo) - Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin.

Liệu có ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông?

Có 2 điều kiện để thiết lập ADIZ, một là có các trạm radar quan sát để phát hiện các máy bay bay vào khu nhận diện phòng không và hai là có lực lượng thực thi sẵn sàng, ngay và luôn trên khu ADIZ đó.

Trên Biển Đông, nếu Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ thì chắc chắn nó không nằm ngoài không phận đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã vạch ra.

Tính chất, ý nghĩa của ADIZ như thế nào thì đã rõ, vì thế, tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là hành động cậy mạnh, ức hiếp thô bạo, là hành động xâm lược trắng trợn.

Như vậy, xem ra việc Trung Quốc xây dựng 2 căn cứ trên Gạc ma, Chữ Thập và bao gồm sân bay lớn cho phi đội máy bay quân sự Trung Quốc như J-10, J-11…cất hạ cánh như báo chí Trung Quốc và các học giả tướng lĩnh của họ tuyên bố thì ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian?.

tg-011
Đồ họa sân bay trên đảo Chữ Thập mà Trung Quốc đang xây dựng
Trước hết phải công nhận là Trung Quốc đang dồn sức cho việc xây dựng 2 căn cứ hải quân tại Gạc Ma và Chữ Thập. Tại đó sẽ hình thành các kho chứa nhiên liệu và cầu cảng cho tàu quân sự cũng như tàu dân sự vào tiếp tế; tại đó cũng hình thành các trạm radar theo dõi toàn bộ khu vực phục vụ cho quân sự, có các đường băng cho máy bay cất hạ cánh… Nếu như một căn cứ như đồ họa trên tại đảo Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc sẽ có một sân bay quân sự dành cho J-10, J-11 và thậm chí SU-30 tác chiến trên khu vực Trường Sa và eo biển Malacca như báo Trung Quốc phân tích.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn quân sự, liệu có một sân bay như vậy ở đảo Chữ Thập tồn tại để phát huy các ý tưởng trên?

Một sân bay như đồ họa trên về khả năng xây dựng, Trung Quốc có thể; về mặt kỹ thuật bảo đảm, Trung Quốc có thể, nhưng về mặt chiến thuật (phòng thủ) là rất mạo hiểm.

Thứ nhất. Nếu Trung Quốc coi Việt Nam là đối tượng tác chiến thì sân bay trên đảo Chữ Thập, máy bay Trung Quốc cất cánh chưa kịp để ổn định độ cao thì đã vào không phận phòng không của 2 đảo lớn của Việt Nam.

Thứ hai là hệ thống phòng không cho sân bay. Trung Quốc buộc phải bố trí một loạt các tàu mặt nước xung quanh để tạo ra lưới lửa tầm gần mà không có thể phòng thủ từ xa, vì nếu thế thì quá sâu vào thềm lục địa Việt Nam, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khác. Đây là nguyên tắc tối kỵ trong phòng không bảo vệ mục tiêu, chẳng ai kéo pháo đến gầm cầu để bảo vệ cầu cả…

Thứ ba là dù chưa xây dựng, nhưng truyền thông Trung Quốc cũng đã lấy cái ý tưởng lợi hại của nó để hăm he, đe dọa Việt Nam và eo biển Malacca. Rằng nó chỉ cách Cam Ranh, cách TP Hồ Chí Minh vài trăm km…

Họ đã không nhớ là sân bay Utapao (Thailand), Hawaii (Mỹ), Clac (Subic) cũng chưa ngăn chặn được lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, huống chi bây giờ…Và, quả thật nếu gần đất liền Việt Nam như vậy thì Việt Nam chẳng lẽ lại chịu thúc thủ trước một lực lượng máy bay cỏn con trên một doi cát tí teo giữa Biển Đông sao?.

Có thể nói, xây dựng một sân bay cho tác chiến tại Chữ Thập mà giới truyền thông Trung Quốc ca tụng, tốn rất nhiều tiền của, nhưng sự lợi hại không đáng bao nhiêu so với tàu sân bay. Xây dựng ở đó đã không tránh khỏi sự mạo hiểm thì giới quân sự Trung Quốc không bao giờ xây dựng tiếp một sân bay có tính chất, mục đích, nhiệm vụ như vậy tại Gạc Ma. Vì thế, dù trên đảo Chữ Thập có bao nhiêu máy bay đi nữa, thì để thực thi khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ cũng không thể. Do đó, trong tương lai gần khi chưa có những hạm đội tàu sân bay thì Trung Quốc chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông.

Thế trận mới trên Biển Đông năm 2015

Thế trận phụ thuộc rất lớn vào thế địa lý. Bất kỳ một vị trí địa lý nào nó cũng luôn tồn tại mặc nhiên ngoài ý muốn của con người. Nhưng tùy theo sự tương tác của nó với thế giới xung quanh, tùy theo giá trị mà con người gán cho nó, tùy theo sự khám phá, cải tạo của con người, nó có tầm chiến lược hay không và lợi thế hay thất thế.

Có 2 yếu tố tác động đến thế địa lý để đánh giá về lợi thế địa chiến lược:

Thứ nhất là sự thay đổi, cải tạo địa lý, tạo ra địa thế chiến lược có lợi sẽ làm thay đổi thế trận. Chẳng hạn việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa như Gạc Ma, Chữ Thập để tạo ra các điểm đứng chân giữa Biển Đông.

Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép vùng biến và đảo của Việt Nam cách đất liền của họ hàng ngàn km. Với khả năng hiện tại, lực lượng không quân, hải quân của Trung Quốc không thể tác chiến ở khu vực này có hiệu quả, cho nên, Trung Quốc phải cần các căn cứ hậu cần, kỹ thuật, các trạm radar, thậm chí cả sân bay cho hoạt động tác chiến ở vùng biển xa.

Khi chưa có hạm đội tàu sân bay, Trung Quốc có tuyên bố ADIZ trên Biển Đông được hay không; khi chưa có căn cứ hậu cần kỹ thuật trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có triển khai chiến lược chiếm Trường Sa băng tàu cá, bằng giàn khoan…hay không đều phụ thuộc vào cái gọi là căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Chữ Thập…

Chính vì vậy, việc xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc đã hạn chế phần nào khoảng cách địa lý, từ đó tạo ra một lợi thế địa chiến lược, do đó, đã tạo ra một thế trận khác trên khu vực quần đảo Trường Sa.

Thứ hai là sự phát triển của các phương tiện chiến tranh của các bên.

Có thể nói đây là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên lý “thế lấy lực làm cơ sở”, “thế do lực quyết định”. Bất kỳ một kẻ đi xâm lược nào cũng thường bất lợi về thế, cho nên họ đều dùng lực lượng hùng hậu để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre”, hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.

Thực tế, có những địa thế mà khi được tăng cường lực, như bố trí các trang bị vũ khí hiện đại…thì thế càng hiểm (tức lợi thế càng lớn). Chẳng hạn, như đảo Lý Sơn hay Cồn Cỏ được tăng cường một giàn phóng Bation-P (mà theo lý thuyết một loạt phóng của nó có thể buộc một hạm đội mạnh của đối phương phải ngừng thực thi nhiệm vụ) thì Biển Đông luôn là chảo lửa và là tử địa của tàu mặt nước.

So với Trung Quốc, thực lực quân sự Việt Nam không thể so sánh nổi khi chênh lệch gấp hàng chục lần. Song mỗi lần Việt Nam có thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO chẳng hạn là mỗi lần báo chí, giới quân sự Trung Quốc lại săm soi…thực ra, đây không phải là điều vô lý.

Việt Nam có lợi thế địa lý rất lớn trong phòng thủ Biển Đông, giống như một quả cân mà chỉ cần một thay đổi nhỏ là tạo ra một lực rất lớn nhấc bổng một khối lượng gấp hàng ngàn lần, cho nên, thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO hay một vài tàu tên lửa tấn công nhanh…luôn là một sự rất đáng ngại cho đối tượng.

Khi Việt Nam cho phép Nga vào vịnh Cam Ranh-căn cứ quân sự Hải quân trọng yếu của Việt Nam, vô điều kiện, thì không phải là Việt Nam có thêm một hay hai đơn vị máy bay, tên lửa, mà là sự khác biệt của vũ khí Nga trong tay Trung Quốc và Việt Nam về tính năng kỹ, chiến thuật, về khả năng sử dụng…mới là vấn đề.

Tại sao lại không lo lắng, suy nghĩ, khi đã có gấp đối phương hàng trăm máy bay, nhưng vẫn không thể chiếm ưu thế tác chiến trên không phận Biển Đông, trong khi một nguyên tắc trong tác chiến hiện đại đã thành chân lý là: “kẻ nào thống trị vùng trời, kẻ đó chiến thắng”.

Như vậy có thể nói, việc Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng biến các đảo chiếm được trên quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự sắp hoàn thành; việc các quốc gia quanh Biển Đông tăng cường tiềm lực quân sự đã tạo ra một thế trận mới mà tính chất nguy hiểm, đối đầu rất cao.

“Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin, vì khi đang ở trên một nền tảng quân sự cơ bản, vững chắc.

(Theo Đất Việt)

+++++++++++++++++++++++++++++++

04/04/2014 00:02 GMT+7

Đức: Vì sao Đức tặng TQ bản đồ không có Hoàng Sa?

Trong bữa tiệc tối 28/3, bà Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc tấm bản đồ vẽ năm 1735 được in tại Đức. Tác giả là họa sĩ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville. Bản đồ cổ là một phần trong hàng loạt tác phẩm của d’Anville, dựa trên các thông tin thu thập được của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc.
Đây là món quà hoàn hảo cho một thượng khách tới thăm? Có thể là như vậy. Nhưng kể từ khi nó được trao đổi, các trang mạng Trung Quốc đã tranh luận gay gắt về món quà này. Rằng tại sao bà Merkel lại chọn lựa đặc biệt như vậy? Thông điệp gửi gắm là gì?

Với sinh viên chuyên ngành sử Trung Quốc, thời gian ra đời tấm bản đồ rất dễ nhận thấy. Đó là lúc hoàng kim của triều đại nhà Thanh, nhất là khi Càn Long lên nắm quyền. Ông chủ trương cuộc mở rộng quân sự về phía Tây và Bắc. Nhưng sau khi ông qua đời năm 1799, giai đoạn lụi tàn của triều đại này cũng bắt đầu.

Tiếp theo là các ranh giới. Bản đồ 1735 của d’Anville có chú thích bằng chữ Latinh có nghĩa là “Trung Quốc chuẩn” cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam.

Và tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.

tg-012
Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ
Trung Quốc. Ảnh: Foreign Policy

 

Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.

Số khác thì lý luận, đó là do người vẽ bản đồ, và Thủ tướng Merkel “không có ý gì đặc biệt”. “Thời điểm đó, các nhà truyền giáo không được phép đi tới những vùng này”.

Khác lạ là, khi tin tức về tấm bản đồ lan rộng ở Trung Quốc, bằng cách nào đó nó lại biến ra khác biệt. Rất nhiều báo chí Trung Quốc khi đưa tin về món quà của bà Merkel đã đưa ra tấm bản đồ thể hiện rõ một đế chế ở thời đỉnh cao với lãnh thổ gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều vùng rộng lớn của Siberia.

Theo tạp chí Foreign Policy, đây là tấm bản đồ của hoạ sĩ người Anh John Dower, được công ty Henry Teesdale & Co. tại London xuất bản năm 1844 và chắc chắn không phải là món quà mà Thủ tướng Đức tặng ông Tập. Tuy nhiên, sai sót này không được giải thích.

Cả hai phiên bản quà tặng của bà Merkel đều xuất hiện trên những phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đem lại những đánh giá khác nhau. Hạo Kiên,một phóng viên tài chính nói rằng, tấm bản đồ “là món quà khá khó xử”. Tác giả Hiếu Trình thì chỉ trích bà Merkel cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương”. Còn kiến trúc sư Lưu Côn bình luận: “Người Đức chắc chắn có động cơ phía sau”. Một người khác thì hỏi: “Tại sao có thể thế này? Tây Tạng, Tân Cương ở đâu? Ông Tập phản ứng thế nào?”./

Thái An (theo Time, Foreign Policy)

++++++++++++++++++++++++++++

Nga: Putin-Phú Trọng: Chiến hạm Nga sẽ ra vào Cam Ranh sửa chữa thoải mái?

30 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 614)

“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 01 DEC 2014

tg-013
Cam Ranh trước 1975. Ảnh tư liệu của VH

VN đơn giản hóa cho tàu Nga vào Cam Ranh?

BBC 28/11/ 2014

tg-014
Thỏa thuận được ký hôm 25/11 tại Sochia trong
chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng sang Nga

Thông tấn xã Nga đưa tin Việt Nam và Nga vừa ký thỏa thuận liên chính phủ giản lược thủ tục cho tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh.

Hãng Itar-Tass dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay thỏa thuận này được ký hôm 25/11 tại thành phố biển Sochi trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Nga.

Tại Sochi, ông Trọng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nguồn tin quốc phòng Nga nói theo thỏa thuận ký hôm 25/11, các tàu Nga khi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước cho ban quản lý cảng mà không cần thêm thủ tục gì khác.

Cũng theo nguồn này, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Syria có thỏa thuận như trên với Nga.

"Nga đã ký thỏa thuận tương tự nhiều năm trước với Syria về thủ tục cho tàu hải quân và tàu dân sự Nga vào cảng Tartus."

Tuy nhiên, nguồn tin này nói Nga có trung tâm bảo dưỡng của hải quân tại cảng Tartus nhưng chưa có cơ sở tương tự ở Việt Nam.

Hai bên được nói sẽ tiếp tục thảo luận về các hợp tác khác trong tương lai.

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.

Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Hồi tháng Tám 2013, trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, phía Nga đã yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’./

++++++++++++++++++++++++++++

Nhật Bản sẽ mở rộng tuần tra trên không ở Biển Đông

tg-015
Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội thứ Bảy nói rằng Mỹ hoan nghênh Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không ở Biển Đông


Trung Quốc hôm thứ Sáu kêu gọi tất cả các nước không gây thêm căng thẳng sau khi một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết Mỹ sẽ hoan nghênh Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không ở Biển Đông. 

Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội thứ Bảy và sĩ quan hải quân hàng đầu của Mỹ ở châu Á, nói rằng Mỹ sẽ hoan nghênh những hoạt động tuần tra như vậy như một đối trọng với hạm đội tàu ngày càng đông đảo của Trung Quốc làm nhiệm vụ thúc đẩy chủ quyền của nước này trong khu vực.

“Tôi nghĩ các nước đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực sẽ hướng về Nhật Bản càng lúc càng nhiều như một nước có chức năng bình ổn,” Đô đốc Robert Thomas nói với hãng tin Reuters.

Khi được hỏi về phát biểu của Đô đốc Thomas trong một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh kêu gọi tất cả các nước tránh gây căng thẳng.

“Trung Quốc duy trì quan hệ láng giềng hữu hảo với các nước thành viên ASEAN. Như mọi người có thể thấy, tình hình ở Nam Hải [Biển Đông] đang ổn định. Chúng tôi có sự sẵn lòng và có khả năng cùng duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải. Các nước ngoài vùng nên tôn trọng những nỗ lực của các nước trong vùng giữ gìn hòa bình và ổn định, và không làm những điều mà sẽ gây chia rẽ giữa các nước khác, và tạo nên căng thẳng,” bà Hoa nói. 

Phát biểu của Đô đốc Thomas thể hiện sự ủng hộ của Ngũ Giác Đài đối với một số yếu tố quan trọng trong nỗ lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn nước này có một vai trò quân sự tích cực hơn trong khu vực. Điều này đặc biệt hệ trọng vì các giới chức Mỹ và Nhật Bản đang thương thảo những chỉ dẫn an ninh song phương mới sẽ cho Nhật Bản vai trò lớn hơn trong liên minh giữa hai nước, 70 năm sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

Những cuộc tuần tra thường xuyên trên không của Nhật Bản chỉ giới hạn ở Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp một nhóm quần đảo. Mở rộng những chuyến bay tuần tra xuống Biển Đông gần như chắc chắn sẽ gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới.

VOA31.01.2015 Nguồn: Reuters