TBT Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh duy trì "đại cục" trước khi đi với "đại cường"

07 Tháng Tư 20157:03 CH(Xem: 14784)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 08 APRIL 2015
Biển Đông 'ảnh hưởng cục diện chung'
blank
Hôm 7/4, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu phái đoàn rời Hà Nội đi thăm Trung Quốc.

Trong đoàn còn có các Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang.

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân cũng đi theo đoàn.

Ngoài ra còn có hai bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Thông Tấn Xã Việt Nam nói Trung Quốc đón tiếp ông Trọng theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Xã luận ngày 5/4 của cơ quan này nói: “65 năm qua, quan hệ Việt-Trung có lúc thăng, trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác là dòng chảy chính.”

Thông Tấn Xã Việt Nam nhấn mạnh chuyến thăm “nhằm củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt-Trung”.

Chuyến thăm cũng “tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”.

Báo VietnamNet cho biết nghị trình chuyến thăm có thảo luận về tranh chấp Biển Đông.

Bài báo nhận định: “Vấn đề Biển Đông vẫn đang là một trở ngại lớn, ảnh hưởng cục diện chung quan hệ Việt - Trung, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp những năm gần đây.”

Nói với VietnamNet, TS Vũ Cao Phan, Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế, ĐH Bình Dương, chỉ ra rằng năm 2014 chứng kiến “những vấn đề nổi cộm” trong quan hệ hai nước.

Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã khiến nổ ra các cuộc biểu tình bạo lực chết người ở Việt Nam.

Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán song phương về Hoàng Sa vì thực chất đó là tranh chấp. Thậm chí kể cả trong đa phương thì cũng phải đưa vấn đề này vào.TS. Vũ Cao Phan nói với VietnamNet

Tuy vậy, TS Vũ Cao Phan nói từ cuối 2014 và đầu 2015 đã có những dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt - Trung có “những bước cải thiện”.

Nói về Biển Đông, ông cho rằng hai nước “phải đi vào nói chuyện đàm phán một cách thực chất”.

“Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán song phương về Hoàng Sa vì thực chất đó là tranh chấp. Thậm chí kể cả trong đa phương thì cũng phải đưa vấn đề này vào,” theo ông.

Còn bài viết của Đài Tiếng nói Việt Nam nói: “Chúng ta tin tưởng và chúc chuyến thăm của Tổng Bí thư thành công tốt đẹp, góp phần củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt- Trung, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Báo chí Trung Quốc

Trong khi đó, phóng viên Temtsel Hao của BBC Tiếng Trung cho biết truyền thông Trung Quốc ghi nhận đây là lần thứ sáu ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

Chuyến thăm diễn ra trong năm Việt Nam kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh chống Mỹ, và ông Trọng cũng sẽ thăm Mỹ trong năm nay.

Dẫn lại từ báo tiếng Hoa, anh cho biết một nhà phân tích giấu tên nhận xét đây là chuyến thăm quan trọng vào khi Việt Nam và Mỹ đang cải thiện quan hệ.

Truyền thông Trung Quốc cũng nói Hoa Kỳ đã biết ông Trọng sẽ thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ.

Vì vậy, họ nói với phía Mỹ, không quan trọng việc ông Trọng thăm nước nào trước. Điều quan trọng là ông sẽ thăm cả Trung Quốc và Mỹ.

Một nhà phân tích khác nói chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc có thể đem lại nhiều cơ hội kinh tế hơn cho Việt Nam, trong khi Mỹ không thể làm vậy.

Người này cũng nói Việt Nam cần cảnh giác trước Mỹ vì Mỹ luôn muốn có thay đổi và gây bất ổn cho hệ thống chính trị Việt Nam./

BBC 07/4/2015

Tổng Bí thư Trọng thăm Trung Quốc
blank
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam khi còn là phó chủ tịch nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu phái đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chuyến thăm kéo dài bốn ngày đến Trung Quốc vào sáng nay ngày 7/4, trong đó có bốn ủy viên Bộ Chính trị.

Mục đích của chuyến thăm này được cho là kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong lúc ông Trọng theo dự kiến cũng sắp trở thành tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ.

Trước thềm chuyến thăm, Tân Hoa Xã đã có bài xã luận có tiêu đề ‘Không có chỗ để chen vào giữa mối quan hệ Trung-Việt’ với ngụ ý nhằm vào Washington.

Kỷ niệm quan hệ ngoại giao?

Chuyến thăm này của ông Trọng được cho là ‘tiếp tục củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước’, theo bài xã luận đăng trên báo Nhân dân.

Tháp tùng trong phái đoàn của ông Trọng là các ủy viên Bộ Chính trị: Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Đại Quang.
Có dư luận cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa một phe muốn có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh và do đó cần xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ và một phe tin rằng có thể âm thầm đạt được sự nhượng bộ từ phía người đồng minh ý thức hệ.Hãng tin Mỹ AP

Trong số đó, các ông, bà Huynh, Ngân và Quang là những người vẫn còn đủ tuổi để tiếp tục trụ lại trong Bộ Chính trị. Họ được xem sẽ là thành phần chủ chốt trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau kỳ Đại hội 12 sắp tới.

Ngoài các ủy viên Bộ Chính trị, phái đoàn của ông Trọng còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Ông Trọng dự kiến sẽ gặp người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Tập Cận Bình cũng như Thủ tướng Lý Khắc Cường và một số nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc, theo tờ Người Lao Động.

Ngoài ra, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ có cuộc ‘gặp gỡ thân mật với đại diện và thân nhân những người Trung Quốc có công với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, các bạn bè Trung Quốc của Việt Nam’, cũng theo tờ báo này.

Hoạt động này được cho là để kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Vào cuối chuyến thăm, ông Trọng sẽ đến tỉnh Vân Nam, tỉnh giáp giới với Việt Nam.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Trọng trên cương vị Tổng bí thư và là chuyến thăm đầu tiên sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam gần một năm trước đây khiến quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt nghiêm trọng.

Hai phe trong Đảng?
blank
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng sắp có chuyến thăm Washington

Chuyến thăm trước của ông Trọng là hồi năm 2011 – không lâu sau khi ông Trọng lên nắm chức tổng bí thư của Đảng tại Đại hội lần thứ 11 diễn ra hồi đầu năm. Khi đó, ông Tập Cận Bình vẫn chưa là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.

Trong bản tin về chuyến thăm này, hãng tin AP của Mỹ bình luận rằng lâu nay vẫn có dư luận cho rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa một phe muốn có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh và do đó cần xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ và một phe tin rằng có thể âm thầm đạt được sự nhượng bộ từ phía người đồng minh về ý thức hệ’.

Một số kẻ bên ngoài, vì những lý do ích kỷ, đang lợi dụng mọi cái cớ có thể để gieo rắc bất đồng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong khi một số ít người trong hệ thống chính trị Việt Nam bị các thế lực bên ngoài lừa dối và trở thành những kẻ đồng lõa.Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã

“Ông Trọng được mong đợi sẽ đến thăm Mỹ trong khi Việt Nam đang muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với các nước khác trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong yêu sách lãnh thổ,” hãng AP bình luận và cho biết hiện ngày giờ chuyến đi Mỹ của ông Trọng vẫn chưa được thông báo.

“Việc họ gặp nhau dù kết quả có thế nào đi chăng nữa vẫn là một dấu hiệu tốt và đáng hoan nghênh,” AP dẫn lời ông Trần Công Trục, cựu chủ tịch Ủy ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói.

‘Đừng hòng chen vào giữa’
blank
Trước khi đi Bắc Kinh, ông Trọng đã tiếp lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi

Trong bài xã luận hôm 7/4 trước thềm chuyến thăm của ông Trọng với ngụ ý nhằm vào Washington, Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.”

“Việc diễn giải chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng là một động thái kiềm chế Trung Quốc nghe như thuyết âm mưu và đối đầu của thời Chiến tranh Lạnh vốn đã bị ném vào thùng rác lịch sử từ lâu.”

“Một số kẻ bên ngoài, vì những lý do ích kỷ, đang lợi dụng mọi cái cớ có thể để gieo rắc bất đồng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong khi một số ít người trong hệ thống chính trị Việt Nam bị các thế lực bên ngoài lừa dối và trở thành những kẻ đồng lõa,” bài xã luận viết nhưng không nói cụ thể là ai.

Bài xã luận viết tiếp: “Con đường khả dĩ nhất phía trước của Bắc Kinh và Hà Nội là xây dựng lòng tin lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và hãy để cho thực tế và những con số giúp cho những ai bị đánh lừa tìm lại lý trí của mình vào biến những kẻ ác độc thành trò cười.

Thật ngây thơ khi nghĩ rằng những người bạn thân thiết như Trung Quốc và Việt Nam sẽ không bao giờ tranh cãi. Ngay cả anh em ruột thịt còn cãi nhau nữa là. Nhưng sẽ càng ngây thơ hơn nữa khi cho rằng mối quan hệ sâu rễ bền gốc giữa hai nước sẽ sụp đổ vì bất đồng trên Biển Đông. Hai nước đã trải qua những lúc còn khó khăn hơn thế.”

Ông Nguyễn Phú Trọng mưu tìm gì ở Trung Quốc?
blank
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12, 2011. (Ảnh tư liệu).

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm nay đã đặt chân tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 4 ngày, trong khi quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì những hành động hung hãn của quốc gia đông dân nhất thế giới này ở biển Đông.

Tháp tùng ông Trọng lần này có nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, và giới quan sát nhận định, điều đó cho thấy Hà Nội vẫn coi trọng mối bang giao với chính quyền Bắc Kinh.

Khi bàn về một chuyện lớn gì thì trước hết, người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng ấy muốn là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở cạnh một nước khổng lồ. Và cái nước khổng lồ ấy luôn muốn những nước chung quanh phải quy về một mối, là thiên tử, là Trung Quốc...Đấy là thông lệ rồi, và vượt ra khỏi thông lệ đó thì đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc.

Giáo sư Tương Lai.

Đây là chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc, và diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington.

Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, cho VOA Việt Ngữ biết ông “không bất ngờ” khi ông Trọng sang Trung Quốc trước Hoa Kỳ. Ông nói:

“Khi bàn về một chuyện lớn gì thì trước hết, người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng ấy, ông cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ. Và cái nước khổng lồ ấy luôn luôn muốn những nước chung quanh phải quy về một mối, là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đó nó là từ xa xưa lắm rồi. Đó là một nỗi nhục do vị thế oái ăm về địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một thông lệ rồi, và vượt ra khỏi thông lệ đó thì đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc.”

Nhân dịp này, báo chí của cả hai nước đã đăng tải nhiều bài viết và phân tích về mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Truyền thông trong nước nhận định rằng chuyến công du của ông Trọng nhằm mục đích “tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung”.

Tân Hoa Xã cũng cho rằng chuyến đi của nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam là “cơ hội tốt đẹp để củng cố mối quan hệ hữu hảo trường tồn với thời gian”.

Hãng tin lớn nhất của Trung Quốc bình luận rằng “thật là ngây ngơ” khi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ “tranh cãi” hay “đấu đá nhau” cũng như “mối quan hệ đối tác sâu đậm sẽ sụp đổ vì vụ tranh cãi ở biển Đông”.  

Theo Tân Hoa Xã, “các ý kiến diễn giải chuyến đi dự kiến của ông Trọng tới Mỹ là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc phảng phất mưu kế và chủ nghĩa đối đầu thời Chiến tranh Lạnh mà đáng lẽ đã bị vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu”.

Trong khi đó, nhận định với VOA Việt Ngữ, giáo sư Tương Lai cho rằng bây giờ là lúc Việt Nam phải củng cố liên minh với các nước như Mỹ. Ông nói:
“Đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để cho Việt Nam vượt ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, tức là thoát ra khỏi quỹ đạo kìm kẹp của Trung Quốc. Bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì nó quá rõ. Đối với khu vực thì nó cũng quá rõ. Đối với biển Đông thì nó quá rõ. Toàn thế giới đều thấy cả. Bây giờ đây, trong mối quan hệ là Mỹ xoay trục sang châu Á thực ra cũng vì lợi ích của nước Mỹ mà thôi. Cũng vì lợi ích dân tộc mà người Mỹ thấy quá rõ bộ mặt của Trung Quốc. Với việc Mỹ xoay trục sang châu Á như thế, thì lợi ích của nước Mỹ đòi hỏi nước Mỹ gắn kết với một số nước ở vùng Đông Nam Á này. Đây là thời cơ nghìn năm có một Việt Nam phải chớp lấy. Để làm gì? Để chống lại âm mưu của Trung Quốc, để mà thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.

Bộ mặt xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì nó quá rõ. Toàn thế giới đều thấy cả...Với việc Mỹ xoay trục sang châu Á như thế, thì lợi ích của Mỹ đòi hỏi nước Mỹ gắn kết với một số nước ở vùng Đông Nam Á này. Đây là thời cơ nghìn năm có một Việt Nam phải chớp lấy. Để làm gì? Để chống lại âm mưu của Trung Quốc, để mà thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.

Giáo sư Tương Lai nói.

Năm ngoái, giáo sư Tương Lai cùng hàng chục các đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Ngoài việc đưa Trung Quốc ra tòa, các đảng viên lão thành còn gợi ý rằng Việt Nam cần chủ động liên kết với các nước khác. Bức thư viết: “Việt Nam cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình”.

Sau vụ giàn khoan dầu đã đẩy quan hệ giữa hai nước xuống tới mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, Hà Nội và Bắc Kinh đã thực hiện các chuyến thăm cấp cao để xoa dịu tình hình, và các nhà quan sát cho rằng, chuyến công du của ông Trọng lần này cũng nhằm mục đích đó.
 
Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc Trung Quốc lấn biển, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp, tạo nên “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” như theo nhận định của quan chức quân sự Mỹ, nhiều khả năng sẽ nằm cao trong nghị trình./

VOA 07.04.2015

+++++++++++++++++++++++++++++

Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam thăm Bắc Kinh để hàn gắn quan hệ

Thanh Phương
blank
Ông Nguyễn Phú Trọng (T) (Reuters)

Hôm nay, 07/04/2015, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn cao cấp sang thăm Trung Quốc trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh đang cố hàn gắn quan hệ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Tham gia viếng thăm Trung Quốc trong 4 ngày, ngoài tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các quan chức cao cấp trong Đảng, còn có ba bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Công an Trần Đại Quang. Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Trung Quốc với tư cách tổng bí thư đảng, chuyến đi lần trước là vào năm 2011.

Chuyến đi thăm Bắc Kinh của phái đoàn ông Nguyễn Phú Trọng lần này diễn ra vào lúc quan hệ Việt-Trung xuống đến mức thấp nhất từ nhiều năm qua sau vụ Trung Quốc vào tháng 5 năm ngoái cho đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Vụ này không chỉ khiến căng thẳng gia tăng cao độ trên Biển Đông, dẫn đến những vụ va chạm trên biển giữa hai bên, mà còn làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, mà một số đã biến thành bạo động, khiến ít nhất 4 công dân Trung Quốc thiệt mạng.

Đến tháng 7, Bắc Kinh rút giàn khoan đi, nhưng nói rõ đó là do họ đã hoàn tất việc khoan thăm dò, chứ không phải là do bị chỉ trích. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nêu lý do của việc rút giàn khoan là vì mùa bão sắp đến trên Biển Đông. Về phía Hà Nội thì cho rằng chính là « đấu tranh ngoại giao » của Việt Nam đã buộc Bắc Kinh rút giàn khoan đi.

Nhưng Biển Đông vẫn tiếp tục khuấy động quan hệ Việt – Trung, vì Hà Nội đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đang bồi đắp các đảo trên Biển Đông, cho rằng hành động đó vi phạm chủ quyền Việt Nam và đe dọa hòa bình khu vực cũng như giao thông hàng hải quốc tế.

Theo báo chí chính thức, chuyến viếng thăm Trung Quốc lần này của tổng bí thư Đảng là nhằm  « đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước », hàm ý là hai bên sẽ bàn về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, được xem là « vấn đề lịch sử phức tạp nhất, lớn nhất còn tồn đọng trong quan hệ giữa hai nước ».

Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin AP hôm nay, vụ giàn khoan đã cho thấy là, đối phó với láng giềng khổng lồ phương Bắc, Việt Nam không có nhiều phương án để chọn lựa. Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được cho là bị phân chia thành hai phe : phe chủ trương đường lối cứng rắn với Bắc Kinh, ủng hộ việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, và phe chủ trương đạt một thỏa hiệp với đồng minh ý thức hệ Trung Quốc.

Sau chuyến đi Trung Quốc lần này, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự trù sẽ viếng thăm Hoa Kỳ trong năm nay, nhưng chưa rõ cụ thể là vào lúc nào./
RFI 07-04-2015

Việt-Trung duy trì đại cục quan hệ

Chiều nay, tại Đại lễ đường nhân dân, Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ đón chính thức Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia cùng những nghi thức lễ tân đặc biệt.
blank
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Ngay sau lễ đón, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
blank
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước

Phía TQ nhất trí sẽ khuyến khích doanh nghiệp TQ mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, cùng phía Việt Nam tích cực nghiên cứu, đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung; sớm xác định và trao đổi quy hoạch về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng; thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch…

Phía TQ ủng hộ doanh nghiệp TQ sang Việt Nam đầu tư và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại TQ.

Tổng bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh quan hệ kinh tế thương mại hai bên cơ bản tốt. TQ không tìm kiếm xuất siêu sang Việt Nam, mong muốn nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam.

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ và nhất trí cùng nhau thúc hoạt động của cả 3 nhóm công tác về tiền tệ, trên bộ và trên biển.

Hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Ba là, đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển; TQ đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015.

Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam. Ông Tập Cận Bình vui vẻ nhận lời.
Theo VOV
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 11451)
Làm lao động dễ hơn trở thành một ngư phủ lành nghề đi biển!
18 Tháng Tư 2016(Xem: 13371)