Trở ngại lớn nhất: "Vừa đi với "đại cục" vừa chơi với "đại cường"

09 Tháng Tư 20157:24 CH(Xem: 23430)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 10 APRIL 2015
Việt Nam mãi là láng giềng quan trọng của Trung Quốc?
blank
Hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm.

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày mai sẽ kết thúc chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Trung Quốc, sau khi tiến hành nhiều cuộc hội đàm với các giới chức cấp cao của nước chủ nhà và đi tới đồng thuận rằng hai bên cần phải giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông.

Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình.

Dù năm ngoái hai bên đối đầu nhau trên biển, giáo sư Carl Thayer từ Australia cho rằng Bắc Kinh vẫn coi Việt Nam là một quốc gia quan trọng vì ít nhất ba lý do sau.

Ông nói: “Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa, có di sản lịch sử về hợp tác và hỗ trợ với Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam là nước láng giềng nằm trong phạm vi của Trung Quốc nên hai bên cùng có quyền lợi duy trì mối quan hệ song phương ổn định và không để xảy ra xung đột. Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo giáo sư Carl Thayer, vì ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận giữa các thành viên nên Trung Quốc có lẽ không muốn xa lánh Việt Nam”.

Chuyên gia về Việt Nam cho rằng Trung Quốc sẽ phải phải “đáp lễ chuyến thăm của ông Trọng” và một khi đạt được sự thấu hiểu giữa hai nước đôi bên “sẽ tái tục các chuyến thăm cấp cao khác mà cho tới nay vẫn bị đình trệ”.

Việt Nam là nước láng giềng nằm trong phạm vi của Trung Quốc nên hai bên cùng có quyền lợi duy trì mối quan hệ song phương ổn định và không để xảy ra xung đột.

Giáo sư Carl Thayer nói.

Sau những căng thẳng hồi năm ngoái, ông Carl Thayer cho rằng Trung Quốc sẽ phải “nồng hậu hơn với Việt Nam nhằm khôi phục lòng tin chiến lược với nước láng giềng”.

Giới chức Trung Quốc từng tuyên bố muốn “củng cố lòng tin giữa hai nước, thiết lập sự đồng thuận và thúc đẩy quan hệ Trung – Việt đi đúng hướng”.
Trong khi đó, nhận định với VOA Việt Ngữ, ông Dương Danh Di, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói rằng ông “không ảo tưởng” về quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Cựu quan chức ngoại giao nói: “Sau chuyện họ đưa giàn khoan vào, Việt Nam cương quyết phản đối, thế giới phản đối, ASEAN phản đối, các nước lớn, trong đó có Mỹ, các nước mới trỗi dậy, trong đó có Ấn Độ, đều lên tiếng phê phán họ thì bây giờ buộc họ phải xuống thang để cải thiện quan hệ với Việt Nam, nhưng xin nói thật, tôi không có ảo tưởng gì về quan hệ với Trung Quốc cả. Việt Nam cũng chẳng bằng mặt, mà bằng lòng thì không bằng lòng rồi. Tất nhiên mình cũng chẳng dại gì một nước nhỏ cạnh nước lớn mà lại căng thẳng, gây sự với họ làm gì, nhưng những nguyên tắc về chủ quyền, lãnh thổ của chúng tôi mà anh xâm phạm thì chúng tôi không thể tha thứ được”.
blank
Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung dường như khá gượng gạo khi bắt tay nhau tại một sự kiện ở Trung Quốc cuối năm 2014.

Theo báo chí Việt Nam, trong các cuộc gặp với giới chức phía Trung Quốc, ông Trọng nói rằng “Việt Nam luôn luôn ghi nhớ và trân trọng sự giúp đỡ hết sức to lớn, có hiệu quả của nhân dân Trung Quốc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc.”

Phía Việt Nam cũng cho rằng hai bên “cần kiên trì nỗ lực củng cố và tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước thông qua việc lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến một cách chân thành, thẳng thắn và thiết thực”.

Mình không thể thay đổi thực trạng là Việt Nam có một hàng xóm như là Trung Quốc. Dĩ nhiên, với lịch sử của hàng nghàn năm nay, người Việt Nam biết Trung Quốc như thế nào rồi.

Sử gia Nguyễn Nhã nói.

Ông Nguyễn Nhã, sử gia nghiên cứu về Trung Quốc, nhận xét với VOA Việt ngữ rằng Việt Nam không thể làm gì khác khi đứng cạnh Trung Quốc.

Ông cho biết: “Chính bà Nguyễn Thị Bình [nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam] nói ở Paris, trong lần tụi tôi dự hội thảo về biển Đông nhưng đã nói rằng Việt Nam và Trung Quốc giờ muốn đổi lại hàng xóm thì đâu có được. Mình không thể thay đổi thực trạng là Việt Nam có một hàng xóm như là Trung Quốc. Dĩ nhiên, với lịch sử của hàng nghàn năm nay, người Việt Nam biết Trung Quốc như thế nào rồi.”

Chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc kể từ năm 2011 diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington. Trong bối cảnh Việt Nam đang chịu nhiều sức ép cả ở trên biển lẫn trên đất liền từ chính quyền Trung Quốc, các nhà quan sát cho rằng Việt Nam nên xích lại gần hơn nữa với Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng chuyến thăm của ông Trọng tới Trung Quốc trước cũng có tác động trong cuộc thương thảo giữa Hà Nội và Washington, và chuyến thăm tới Mỹ của ông cũng có tác động tương tự trong các cuộc tiếp xúc giữa Việt Nam với Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Việt Nam hiện đang chuẩn bị các văn kiện chính sách quan trọng cho Đại hội đảng lần thứ 12 nhằm có đường hướng phát triển trong 5 tới 10 năm tới nên điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là họ phải có những đánh giá đúng đắn về chính sách và ý định của các cường quốc, trong đó có Trung Quốc và Mỹ về một loạt các vấn đề trong đó có chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh và quan hệ quốc phòng”./

VOA 10.04.2015

‘Tin cậy chính trị chưa cao’ trong quan hệ Việt-Trung
blank
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12, 2011. (Ảnh tư liệu)
VOA 08.04.2015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được báo chí trong nước dẫn lời thừa nhận như vậy sau cuộc gặp song phương hôm nay.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin rằng quan chức hai nước thừa nhận rằng “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.
 
“Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế”, hãng tin của nhà nước Việt Nam viết.

Trong khi đó, Reuters dẫn lại nguồn từ báo chí Trung Quốc cho biết ông Tập đã nói với ông Trọng rằng hai nước cần phải xử lý vấn đề tranh chấp biển Đông một cách tốt đẹp nhằm duy trì hòa bình và ổn định.

“Chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm khắc sự đồng thuận mà lãnh đạo hai đảng đã đạt được nhằm cùng nhau xử lý và kiểm soát các tranh chấp lãnh hải, duy trì quan hệ cũng như hòa bình và ổn định ở biển Nam Trung Hoa”, ông Tập được China News Service dẫn lời nói về vùng tranh chấp mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Ông Tập và ông Trọng cũng đã chứng kiến nhiều lễ ký kết các văn bản hợp tác, trong đó có “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Trước đó, Tân Hoa Xã bình luận rằng “thật là ngây ngơ” khi nghĩ rằng Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ “tranh cãi” hay “đấu đá nhau” cũng như “mối quan hệ đối tác sâu đậm sẽ sụp đổ vì vụ tranh cãi ở biển Đông”.

Ông Trọng đã đặt chân tới Bắc Kinh hôm nay, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày, trong khi quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” vì những hành động hung hãn của quốc gia đông dân nhất thế giới này ở biển Đông, nhất là sau vụ giàn khoan dầu gây tranh cãi năm ngoái.

Tháp tùng ông Trọng lần này có nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, và giới quan sát nhận định, điều đó cho thấy Hà Nội vẫn coi trọng mối bang giao với chính quyền Bắc Kinh.

Đây là chuyến công du cấp cao thứ hai của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tới nước lân bang ở phía bắc kể từ năm 2011, và diễn ra trước chuyến thăm đã được thông báo sang Washington.

Về chuyến công du hiếm hoi tới Hoa Kỳ này, Tân Hoa Xã cho rằng “các ý kiến diễn giải chuyến đi dự kiến của ông Trọng tới Mỹ là nhằm làm đối trọng với Trung Quốc phảng phất mưu kế và chủ nghĩa đối đầu thời Chiến tranh Lạnh mà đáng lẽ đã bị vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu”.

Theo VNA, Xinhua, Reuters

Quan hệ Việt - Trung: Ý kiến từ Bắc Kinh và Hà Nội
blank
 Trả lời BBC, một chuyên gia Trung Quốc lạc quan thận trọng về quan hệ song phương, còn nhà quan sát Việt Nam nói cần 'cảnh giác'.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7/4.

Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý tốt bất đồng trên Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được dẫn lời nói như thế với người tương nhiệm phía Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông,” ông Tập được hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết hai nhà lãnh đạo thừa nhận “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.

Hai bên cam kết sẽ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện “phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu”.

Trả lời BBC, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Shi Yinhong, từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, bày tỏ vui mừng khi hai nước muốn giảm căng thẳng và quan tâm hơn về trao đổi kinh tế và các hình thức hợp tác khác.

Điều này “quan trọng cho Hà Nội về kinh tế và cho Bắc Kinh về ngoại giao,” ông nói.

Nhưng ông thừa nhận tranh chấp biển đảo vẫn tồn tại, và “không bên nào chấp nhận nhượng bộ lớn”.

“Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn sẽ nhằm từ từ xây dựng đối tác chiến lược, hay một điều gì gần như thế, với Washington.

“Chính sách của Trung Quốc thì vẫn sẽ định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.”

Giáo sư Shi Yinhong kết luận: “Thật mừng khi chứng kiến quan hệ nồng ấm hơn, và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu nhỡ xảy ra chuyển biến lạnh lẽo hơn trong tương lai.”

Nhiệt tình có tính toán?

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà quan sát chính trị, kinh tế từ Hà Nội, nhận định: “Sự nhiệt tình, những ngôn từ hữu nghị và thiện chí của Trung Quốc nên được xem xét trong bối cảnh họ muốn kéo Việt Nam về phía mình và ngăn cản Việt Nam xích về phía Mỹ.”

Ông Doanh cho biết Trung Quốc đã ‘vội vã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm’ trong bối cảnh ông Trọng chuẩn bị đi thăm Mỹ.

“Sau đó Trung Quốc cũng ngừng cho báo chí công kích, phỉ báng Việt Nam với những ngôn ngữ hết sức tàn tệ,” ông cho biết.

“Điều này đòi hỏi Việt Nam phải luôn cảnh giác, phải đặt lợi ích, độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ lên cao nhất và nhanh chóng trở nên phát triển hùng mạnh,” ông Doanh nói.

“Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn cho Việt Nam hùng mạnh lên và muốn cho Việt Nam có thêm càng nhiều bạn bè càng tốt để có thể tự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất kỳ sự xâm lấn nào,” ông nói thêm.

Báo chí Trung Quốc

Trang mạng của Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, nói rằng chuyến thăm của ông Trọng có ‘ý nghĩa rất to lớn’ trong quan hệ giữa hai nước do trong phái đoàn của ông Trọng có đến bốn ủy viên Bộ Chính trị khiến đây là một trong những phái đoàn cấp cao nhất của phía Việt Nam đến thăm Trung Quốc.

Liên minh Mỹ-Việt rất không có khả năng xảy ra do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Ông Tề cũng cho biết Việt Nam ‘luôn ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc’. “Vì là láng giềng và cùng là nước xã hội chủ nghĩa, cả hai nước đều có cơ hội trong sự phát triển của nhau,” ông Tề được dẫn lời nói.

Về sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt, ông Tề cho rằng liên minh giữa Washington và Hà Nội là ‘rất không có khả năng xảy ra’ do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.

Tờ Minh báo của Hong Kong bình luận rằng ông Trọng đã cho thấy ‘ông rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và ông muốn duy trì mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với Bắc Kinh với việc thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ’.

Cũng theo tờ báo này thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ‘nhà lãnh đạo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nhất’ nhưng ‘lại không có được nhiều ảnh hưởng ở trong nước’.

‘Học chống tham nhũng’

Về đề xuất Con đường Tơ lụa thế kỷ 21, ông Tập nói Trung Quốc hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam còn ông Trọng nói ông ‘đang nghiên cứu’, theo Hoàn cầu Thời báo.

Ông Trọng cũng bày tỏ hy vọng hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường thông qua con đường xây dựng Đảng, đào tạo các cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cải tiến hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.

Trang mạng của tờ Oriental Daily ở Hong Kong cho biết công cuộc chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành ở Trung Quốc ‘đã gây ấn tượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam’ và ông Nguyễn Phú Trọng đã nói là ông ‘sẽ dành nhiều công sức hơn nữa để chống tham nhũng’.

Tờ báo này cũng cho biết một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là trao đổi kinh nghiệm với Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm về chống tham nhũng.

Trả lời BBC, một chuyên gia Trung Quốc lạc quan thận trọng về quan hệ song phương, còn nhà quan sát Việt Nam nói cần 'cảnh giác'.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7/4.

Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý tốt bất đồng trên Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được dẫn lời nói như thế với người tương nhiệm phía Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông,” ông Tập được hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết hai nhà lãnh đạo thừa nhận “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.

Hai bên cam kết sẽ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện “phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu”.

Trả lời BBC, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Shi Yinhong, từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, bày tỏ vui mừng khi hai nước muốn giảm căng thẳng và quan tâm hơn về trao đổi kinh tế và các hình thức hợp tác khác.

Điều này “quan trọng cho Hà Nội về kinh tế và cho Bắc Kinh về ngoại giao,” ông nói.

Nhưng ông thừa nhận tranh chấp biển đảo vẫn tồn tại, và “không bên nào chấp nhận nhượng bộ lớn”.

“Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn sẽ nhằm từ từ xây dựng đối tác chiến lược, hay một điều gì gần như thế, với Washington.

“Chính sách của Trung Quốc thì vẫn sẽ định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.”

Giáo sư Shi Yinhong kết luận: “Thật mừng khi chứng kiến quan hệ nồng ấm hơn, và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu nhỡ xảy ra chuyển biến lạnh lẽo hơn trong tương lai.”

Nhiệt tình có tính toán?

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà quan sát chính trị, kinh tế từ Hà Nội, nhận định: “Sự nhiệt tình, những ngôn từ hữu nghị và thiện chí của Trung Quốc nên được xem xét trong bối cảnh họ muốn kéo Việt Nam về phía mình và ngăn cản Việt Nam xích về phía Mỹ.”

Ông Doanh cho biết Trung Quốc đã ‘vội vã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm’ trong bối cảnh ông Trọng chuẩn bị đi thăm Mỹ.

“Sau đó Trung Quốc cũng ngừng cho báo chí công kích, phỉ báng Việt Nam với những ngôn ngữ hết sức tàn tệ,” ông cho biết.

“Điều này đòi hỏi Việt Nam phải luôn cảnh giác, phải đặt lợi ích, độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ lên cao nhất và nhanh chóng trở nên phát triển hùng mạnh,” ông Doanh nói.

“Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn cho Việt Nam hùng mạnh lên và muốn cho Việt Nam có thêm càng nhiều bạn bè càng tốt để có thể tự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất kỳ sự xâm lấn nào,” ông nói thêm.

Báo chí Trung Quốc

Trang mạng của Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, nói rằng chuyến thăm của ông Trọng có ‘ý nghĩa rất to lớn’ trong quan hệ giữa hai nước do trong phái đoàn của ông Trọng có đến bốn ủy viên Bộ Chính trị khiến đây là một trong những phái đoàn cấp cao nhất của phía Việt Nam đến thăm Trung Quốc.

Liên minh Mỹ-Việt rất không có khả năng xảy ra do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Ông Tề cũng cho biết Việt Nam ‘luôn ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc’. “Vì là láng giềng và cùng là nước xã hội chủ nghĩa, cả hai nước đều có cơ hội trong sự phát triển của nhau,” ông Tề được dẫn lời nói.

Về sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt, ông Tề cho rằng liên minh giữa Washington và Hà Nội là ‘rất không có khả năng xảy ra’ do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.

Tờ Minh báo của Hong Kong bình luận rằng ông Trọng đã cho thấy ‘ông rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và ông muốn duy trì mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với Bắc Kinh với việc thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ’.

Cũng theo tờ báo này thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ‘nhà lãnh đạo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nhất’ nhưng ‘lại không có được nhiều ảnh hưởng ở trong nước’.

‘Học chống tham nhũng’

Về đề xuất Con đường Tơ lụa thế kỷ 21, ông Tập nói Trung Quốc hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam còn ông Trọng nói ông ‘đang nghiên cứu’, theo Hoàn cầu Thời báo.

Ông Trọng cũng bày tỏ hy vọng hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường thông qua con đường xây dựng Đảng, đào tạo các cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cải tiến hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.

Trang mạng của tờ Oriental Daily ở Hong Kong cho biết công cuộc chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành ở Trung Quốc ‘đã gây ấn tượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam’ và ông Nguyễn Phú Trọng đã nói là ông ‘sẽ dành nhiều công sức hơn nữa để chống tham nhũng’.

Tờ báo này cũng cho biết một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là trao đổi kinh nghiệm với Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm về chống tham nhũng./

BBC 08/3/2015 2 giờ trước

Ông Tập Cận Bình: TQ, Việt Nam phải hợp tác trong vụ tranh chấp lãnh hải
blank
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOA 08.04.2015

BẮC KINH—

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm Thứ ba, nói với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam rằng 2 nước phải giải quyết cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhằm duy trì hoà bình và ổn định, theo tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản nắm quyền và giao dịch thương mại hàng năm đã lên đến 50 tỷ đôla, tuy nhiên Việt Nam từ lâu nay vẫn nghi ngờ nước láng giềng khổng lồ này, nhất là những tuyên bố chủ quyền ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh hầu như toàn vùng Biển Đông.

Biểu tình bạo động chống Trung Quốc bùng phát ở Việt Nam hồi năm ngoái sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, China National Offshore Oil Corp, đặt một giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla ở Biển Đông cách vùng duyên hải Việt Nam 240 kilomét.

Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc tìm cách hàn gắn các mối quan hệ với Việt Nam, kể cả việc phái các viên chức cao cấp đến Hà Nội.

Hãng thông tấn của Trung Quốc China News Service loan tin, trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ông Tập Cận Bình nói với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng hợp tác có lợi cho cả 2 nước:

“(Chúng ta) phải hoàn toàn chấp hành sự đồng thuận quan trọng mà các nhà lãnh đạo của 2 đảng đã đạt được, cùng kiểm soát và giải quyết  thích đáng các tranh chấp lãnh hải, duy trì các mối quan hệ rộng rãi hơn, và hòa bình và ổn định trong vùng biển Nam Trung Hoa.” - Việt Nam gọi là Biển Đông.

Ông Trọng nói với ông Tập Cận Bình rằng Việt Nam đánh giá cao quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, đó là chính sách chiến lược lâu dài của Hà Nội, bản tin cho biết thêm.

Tân Hoa Xã, trong bài bình luận trước chuyến đến thăm này, viết rằng 2 nước đã “tìm cách vượt qua thời kỳ đầy xáo trộn”  trong cuộc tranh chấp lãnh hải.

Nhưng bài báo cũng cảnh báo về những vấn đề trước mắt:

“Một số kẻ ngoại cuộc, vì những lý do ích kỷ, đang khai thác mọi lý do khả dĩ nhằm gieo rắc bất hoà giữa 2 nước, trong khi một số người trong giới chính trị của Việt Nam bị những kẻ xúi giục bên ngoài lừa gạt và trở thành những đồng loã,” hãng thông tấn viết thêm nhưng không nói rõ chi tiết.

Việt Nam đã tăng cường quan hệ quân sự với nước cựu thù Hoa Kỳ từ khi vụ tranh chấp ở Biển Đông nóng lên sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2013. Việt Nam cũng mưu tìm vị thế  chung với Philippines trong việc đương đầu với Trung Quốc về cuộc tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% vùng Biển Đông, thể hiện việc này trên các bản đồ chính thức với cái gọi là đường 9 đoạn (đường lưỡi bò)  chạy dài sâu vào trong vùng biển các nước Đông Nam Á.

Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần những vùng biển phong phú năng lượng nằm đan xen trên những tuyến hàng hải quan trọng trên thế giới.

Nguồn: Reuters

++++++++++++++++++++++++++++

Trở ngại lớn nhất: "Vừa đi với đại cục vừa chơi với đại cường"

USS Fitzgerald (DDG 62) và USS Fort Worth (LCS 3) cập cảng Tiên Sa thăm Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4)

Đại tá Lê Bá Hùng: "Việt Nam có chỗ đứng rất đặc biệt trong trái tim tôi"

THÙY LINH

07/04/15 07:25

 (GDVN) - Chỉ huy chiến hạm Mỹ thăm Việt Nam lần này là Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON, một người gốc Việt...

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, ngày 6/4, hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4).
blank
Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 6/4. Ảnh Thùy Linh

Sỹ quan cao cấp phụ trách hai con tàu này là Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON).

Trở lại Việt Nam lần này, đại tá Lê Bá Hùng chia sẻ: "Mỗi lần Hải quân Hoa Kỳ cử tôi về Việt Nam thì tôi rất biết ơn và cảm ơn về những chuyến đi như thế này.

Việt Nam có một chỗ đứng rất đặc biệt trong trái tim tôi cũng như trong gia đình của tôi. Tuy nhiên, là một công dân Mỹ, tôi cũng rất tự hào vì được phục vụ cho đất nước của mình", đại tá Lê Bá Hùng nói.
blank
Đại tá Lê Bá Hùng rất cởi mở, thân thiện...Ảnh Thùy Linh

Vị đại tá này luôn nở nụ cười thân thiện khi gặp các sỹ quan và thủy thủ Hải quân Việt Nam cũng như các phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Đặc biệt, đại tá Hùng còn nói nhiều câu tiếng Việt như để minh chứng rằng mình là người con của nước Việt mến yêu.

"Tôi và các thủy thủ tàu rất trông đợi chuyến thăm này", đại tá Hùng vui vẻ nói.

Theo đại tá Hùng, việc xây dựng các mối quan hệ rất quan trọng đối với Hải quân Hoa Kỳ. Trong 5 ngày ở Đà Nẵng, hai bên sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.

"Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
blank
Đại tá Lê Bá Hùng nhận hoa của Hải quân Việt Nam. "Tôi và các thủy thủ tàu rất trông đợi chuyến thăm này", đại tá Hùng chia sẻ. Ảnh Thùy Linh

Được biết, đại tá Lê Bá Hùng là người gốc Huế (Việt Nam) và theo học trường Trung học phổ thông Gar-Field ở Woodbridge, bang Virginia.

Ông tốt nghiệp hạng ưu Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân kinh tế.

Về hoạt động trên biển, Đại tá Hùng từng làm sỹ quan phụ tá và đại úy trên tàu Tuần Dương Hạm USS TICONDEROGA (CG 47), sỹ quan kiểm soát cháy nổ trên tàu USS Wasp (LHD 1, sỹ quan phụ trách vũ khí và sỹ quan chỉ huy các hệ thống tác chiến trên Tuần Dương Hạm USS Hue City (CG 66), Hạm phó Khu trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54), và sỹ quan chỉ huy trên tàu USS Lassen (DDG 82).

Trong thời gian ông chỉ huy, tàu Lassen đã giành giải thưởng Hoạt động tác chiến hiệu quả năm 2009 và Giải thưởng dành cho đơn vị Hải quân nổi bật năm 2010.
blank
Một góc của tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62). Ảnh Thùy Linh

Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2 Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ và từng làm trợ lý điều hành cho hai Tư lệnh thuộc Hạm đội 7. Gần đây nhất ông từng làm trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng.

Đại tá Hùng từng tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Hải quân và trường sỹ quan Liên quân, nghiên cứu sinh của Trung tâm Weatherhead về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Harvard và được lựa chọn là nghiên cứu sinh cho Hội thảo MIT XXI.

Ông có bằng thạc sỹ nghiên cứu tác chiến từ trường Đào tạo sau đại học của Hải quân năm 1999 và bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh từ đại học Touro International năm 2005./

Hải quân Mỹ-Việt sẽ thực hành "Ứng xử chạm trán ngoài ý muốn trên biển"

THÙY LINH

06/04/15 14:26

 (GDVN) - Sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn...

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, sáng 6/4, hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4).

Đúng 10h35 ngày 6/4, các thành viên trên hai tàu này đã xuống chào xã giao các quan khách. Lễ đón được diễn ra trọng thể ngay tại cầu cảng Tiên Sa, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Theo Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, hiện là Phó Tư lệnh đội Tàu khu trục số 7 của DESRON) trong 5 ngày thăm hữu nghị Đà Nẵng, sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.

Đặc biệt, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.

Ngay sau lễ đón, lãnh đạo hai tàu đã cho đoàn phóng viên trong nước và quốc tế lên tàu để tham quan./
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 15933)
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 14846)
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14236)
- Quảng trường nghìn tỷ và tấm ảnh trị giá 10 cân sắn "Chuyện ở tỉnh Tiền Giang quyết định đầu năm 2016 sẽ khởi xây dựng quảng trường trung tâm bao gồm bảo tàng, thư viện,... với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng khiến người viết nhớ lại chuyến đi tìm mộ em trai, liệt sĩ trinh sát đặc công Dương Văn Quý hy sinh tại Tiền Giang năm 1972, chuyến đi bắt đầu từ ngày 4/12/2015".
19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18687)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.