Việt Nam lấy gì giữ biển Đông?

09 Tháng Sáu 201511:47 CH(Xem: 15644)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 JUNE 2015

Việt Nam tăng sức mạnh quân sự, báo Trung Quốc liên tục bực bội vô cớ

Đông Bình (Tổng hợp) 08/06/15

 (GDVN) - Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù.
blank
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Lớp Molniya rất thích hợp với Biển Đông, có thể sở hữu 15 chiếc

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 7 tháng 6 đưa tin, Việt Nam vừa tiếp nhận 2 tàu tên lửa lớp Molniya, 2 tàu mới này có hệ thống động cơ và vũ khí tiên tiến hơn so với tàu chiến cùng loại đã có của Hải quân Việt Nam.

Báo Trung Quốc vô cớ bày tỏ lo ngại đặt câu hỏi: Việt Nam liên tiếp "ra tay" trong mua sắm tàu chiến, rốt cuộc muốn tăng cường sức mạnh ở phương diện nào và triển khai ở vùng biển nào?

Theo bài báo, kích cỡ của 2 tàu tên lửa Molniya tương tự tàu Molniya trước đó, đều là tàu chiến hạng nhẹ dài khoảng 50m, lượng giãn nước khoảng 500 tấn.

Hai tàu chiến đều trang bị 4 hệ thống bắn tên lửa chống hạm 4 nòng, mang theo 16 quả tên lửa Uran-E, tính năng tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ, tầm bắn khoảng 130 km.
blank
Trung Quốc bành trướng Biển Đông, lo sợ Việt Nam mạnh lên

(GDVN) - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng.

Ngoài ra, tàu tên lửa còn trang bị 2 pháo AK-630M 30 mm với 6 nòng, mỗi phút có thể bắn 4.000 - 5.000 viên, 1 khẩu pháo AK-176M 76 mm với 1 nòng, có thể tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền và trên không. Việt Nam cho biết, loại tàu chiến này có thể chống gió to tốc độ 75 km/giờ, có thể chạy trên biển 10 ngày liên tục.

2 tàu chiến này do Nhà máy đóng tàu Ba Son chế tạo. Việt Nam sẽ chế tạo tổng cộng 6 tàu tên lửa lớp Molniya, trước đó đã bàn giao 2 chiếc vào tháng 7 năm 2014, số hiệu là HQ377 và HQ378.

Tàu chiến này sử dụng công nghệ Nga, hai bên đã ký kết thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ vào năm 2009. Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 2 chiếc tàu chiến loại này cuối cùng vào quý 2 năm 2016.  

Khả năng và nhiệm vụ

Theo thông tin công khai, tàu tên lửa lớp Molniya sẽ thực hiện các nhiệm vụ như tấn công, hộ vệ và trinh sát trên biển, có thể độc lập tiêu diệt các tàu địch như tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu nhỏ.

Về tính năng, tàu tên lửa lớp Molniya là vũ khí phòng ngự biển gần điển hình, hỏa lực chống hạm đặc biệt mạnh, nhưng năng lực phòng không rất yếu, hơn nữa hành trình rất ngắn, không thích hợp cho tác chiến biển xa.

Nhưng, loại tàu chiến này có hỏa lực phóng loạt kinh người, hơn nữa số lượng trang bị của Việt Nam tương đối nhiều. Ngoài 6 tàu cùng loại tự chế tạo, Việt Nam còn có quyền ưu tiên chế tạo tiếp 4 chiếc.
blank
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Trước đó, Việt Nam đã trang bị 5 tàu lớp Molniya Type 1241.8. Về số lượng, tàu lớp Molniya sẽ trở thành tàu chiến chủ lực của Hải quân Việt Nam.

Theo bài báo, những năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng mức độ xây dựng hải quân, tiến hành hợp tác với cả Nga và Nhật Bản. Ngoài tàu chiến mặt nước, Việt Nam đã sở hữu 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo, còn 3 chiếc chưa bàn giao.

Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.
blank
Báo Mỹ: Trung Quốc công khai phản đối Việt Nam mua tên lửa Club Nga

(GDVN) - Trung Quốc đã giận dữ với cả Liên hợp quốc, Việt Nam và Nga về việc Nga bán 50 quả tên lửa Club cho Việt Nam, trước đó cũng rất giận dữ vì Nga bán 6 tàu ngầm..

Tháng 10 năm 2014, Chính phủ Mỹ tuyên bố, Mỹ sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để giúp Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Điều này có nghĩa là từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc gần 40 năm qua, Mỹ sẽ lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đối với năng lực tổng thể của Hải quân Việt Nam, báo chí bình luận cho rằng, trang bị của Hải quân Việt Nam có màu sắc tác chiến biển gần mạnh, rất thích hợp cho sử dụng ở khu vự hạn chế như Biển Đông.

Chuẩn bị nhận thêm 2 tàu hộ vệ tiên tiến

Nếu nói tàu tên lửa lớp Molniya có kích cỡ quá nhỏ, vẫn không thể gây chú ý quá nhiều, một loại tàu chiến khác mà Việt Nam sắp nhận được chắc chắn có thể gây thu hút hơn.

Theo mạng quân sự sina ngày 7 tháng 6, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ Gepard, Việt Nam đã sở hữu 2 chiếc, lượng giãn nước gần 2.000 tấn, dài khoảng 100 m.

Tàu này trang bị 2 hệ thống bắn tên lửa hạm đối hạm SS-N-25 (KH-35) 4 nòng, 1 hệ thống bắn tên lửa hạm đối không SA-N-4 với 2 nòng, có 20 quả tên lửa. Ngoài ra còn có pháo, thiết bị phóng thủy lôi và thiết bị đối kháng điện tử.

Cuối tháng trước, hãng tin RIA Novosti Nga dẫn lời nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Nga cho biết, nhà máy này đã chế tạo xong 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 mới cho Hải quân Việt Nam, sẽ bàn giao cho Việt Nam sau khi lắp vũ khí.
blank
Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ HQ-012 và Đinh Tiên Hoàng HQ-011 của Hải quân Việt Nam

So với 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 đã có, 2 tàu mới của Việt Nam sẽ lắp ống phóng ngư lôi và đạn săn ngầm, hệ thống nhận dạng địch-ta và hệ thống động lực cũng được cải thiện.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là tàu chiến cỡ lớn tiên tiến nhất của Việt Nam. Truyền thông cho biết, nó là tàu tác chiến biển gần điển hình, vũ khí trang bị tương đối toàn diện, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chống hạm, săn ngầm biển gần, hỏa lực chống hạm và hỏa lực phòng không tầm gần khá mạnh.

Hạn chế của nó là ở năng lực phòng không, tàu lớp Gepard cũng chỉ có thể tiến hành phòng không tự thân ở cự ly gần.
blank
Báo chí Trung Quốc viết gì về Hải quân Việt Nam sau lễ diễu binh ngày 2/5

(GDVN) - Báo TQ cho rằng, Lễ diễu binh của Hải quân Việt Nam có nhiều điểm sáng, tập trung để ý tới 3 tàu ngầm, vấn đề Biển Đông và quan hệ giữa Việt Nam với TQ và Mỹ.

Năm 2006, Việt Nam bỏ ra 350 triệu USD để mua 2 tàu hộ vệ lớp Gepard, hiện nay trang bị cho vùng 4 hải quân có bộ tư lệnh ở vịnh Cam Ranh, số hiệu đơn vị là lữ đoàn 162 hải quân.

Căn cứ vịnh Cam Ranh trấn giữ khu vực xung yếu từ eo biển Malacca đến eo biển Bashi, cách quần đảo Trường Sa tương đối gần, là căn cứ bảo đảm hậu cần chủ yếu tiến hành tiếp tế vật tư và thay phiên nhân viên đối với lực lượng đóng trên các đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Quân đội Việt Nam.

Theo bài báo, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard mới của Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ tàng hình hơn, đồng thời còn có thể chở máy bay trực thăng.

Chuyển hướng phương Tây: đa dạng hóa nguồn cung

Trên trang mạng quân sự sina còn dẫn nguồn tin tiết lộ, Việt Nam đang thảo luận hợp đồng mua sắm vũ khí với các ông trùm quốc phòng của Mỹ và các nước châu Âu, dự định nhập khẩu máy bay quân dụng tiên tiến, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tuần tra trên biển.

Những doanh nghiệp Âu-Mỹ này bao gồm công ty Boeing và công ty Lockheed Martin Mỹ, công ty máy bay chiến đấu châu Âu, công ty Saab Thuỵ Điển.

Hãng tin Reuters Anh ngày 5 tháng 6 dẫn những nguồn tin này cho biết, vài tháng trước, các công ty trên cử đại diện nhiều lần tới Việt Nam. Vũ khí được bàn tới bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến Gripen-E do Saab sản xuất và máy bay 2 động cơ Type 340 hoặc Type 2000 của Saab, có thể dùng cho tuần tra và cảnh báo sớm trên biển.
blank
Tàu ngầm thông thường chạy êm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam

Phía Việt Nam còn muốn mua sắm máy bay chiến đấu Typhoon của công ty máy bay chiến đấu châu Âu.

Nội dung bàn bạc của Công ty Lockheed Martin và phía Việt Nam là máy bay tấn công chiến đấu hạng nhẹ F/A-50 và máy bay tuần tra trên biển Sea Hercules.

Công ty Boeing dự định bán một loại máy bay trinh sát trên biển, lấy một loại máy bay phản lực thương mại làm nền tảng, trang bị công nghệ giám sát của máy bay tuần tra trên biển P-8 mới nhất của Quân đội Mỹ, chỉ có điều loại bỏ năng lực săn ngầm.

Việt Nam còn tìm kiếm mua sắm máy bay không người lái của các nước phương Tây hoặc châu Á để giám sát biển.

Công ty Boeing cho biết, có thể cung cấp "phương tiện tình báo, theo dõi và trinh sát" cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và các công ty quốc phòng khác chưa đưa ra xác nhận hoặc từ chối đưa ra phản hồi.

Theo bài báo, từ lâu Việt Nam chủ yếu mua sắm vũ khí trang bị từ Liên Xô hoặc Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-30, tàu ngầm lớp Kilo.
Một nhà thầu quốc phòng phương Tây cho biết, Việt Nam muốn tiếp tục nâng cấp máy bay chiến đấu không quân, đào thải trên 100 máy bay chiến đấu MiG-21 cũ, đồng thời giảm lệ thuộc vào vũ khí Nga, chuyển sang tìm kiếm sự trợ giúp của phương Tây.

"Có dấu hiệu cho thấy, Việt Nam muốn giảm lệ thuộc vào Nga. Quan hệ hữu nghị ngày càng ấm lên giữa họ với Mỹ và châu Âu sẽ có lợi cho họ thực hiện hy vọng" - nhà thầu này nói.

Tháng 10 năm ngoái, Mỹ tuyên bố, sẽ hủy bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Ngày 1 tháng 6 năm nay, tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã ký kết "Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng" với Việt Nam, muốn tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng hai nước.

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù quan hệ Việt-Mỹ ấm lên, nhưng do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh trước đây, Việt Nam vẫn cảnh giác với Mỹ, không sẵn sàng lệ thuộc quá mức vào vũ khí do Mỹ chế tạo. Trưởng phòng châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Tim Huxley cho rằng, tâm lý này có thể đem lại cơ hội cho các nước châu Âu.
blank
Máy bay chiến đấu JAS-39NG Gripen Thụy Điển. Brazil đã ký kết hợp đồng mua 36 chiếc với Thụy Điển, có chuyển giao công nghệ để Brazil tự chế tạo.

Đối phó bành trướng

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 7 tháng 6 dẫn lời chuyên gia Biển Đông Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia cho rằng, Việt Nam đã sở hữu các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất, nhưng lực lượng không quân của nước này cần nâng cấp.
Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thụy Điển, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm 2013 là 3,4 tỷ USD. Nhà nghiên cứu Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng, trước việc Chính phủ Trung Quốc gây sức ép với Nga yêu cầu họ giảm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam muốn giảm lệ thuộc vào Nga về quân sự.

Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Nga bán vũ khí cho Việt Nam như phản đối bán tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình Club trang bị cho tàu ngầm… Đây là những hành động vô lý của Trung Quốc - PV.
blank
Thông tin Quân đội Việt Nam trên báo Trung Quốc trong tuần qua

(GDVN) - Việt Nam triển khai ngoại giao quân sự, ký thỏa thuận liên quan vịnh Cam Ranh, nhận máy bay Su-30MK2, chế 6 tàu tên lửa Molniya, tiến triển tàu ngầm Kilo...

Ian Storey nói: “Mặc dù Việt Nam biết quân đội của họ luôn không đuổi kịp Trung Quốc về quân số và vũ khí, nhưng hải quân và không quân mạnh có thể cung cấp cho họ khả năng răn đe hạn chế, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể giúp họ có năng lực đánh hộc máu mũi (bọn bành trướng lãnh thổ) Trung Quốc trong chiến tranh”.

Hãng tin Reuters Anh ngày 5 tháng 6 cho rằng, Việt Nam đã có 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo, cũng đã đặt mua 3 chiếc khác. Nếu lực lượng không quân được tăng cường, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự mạnh nhất Đông Nam Á.

Theo bài báo, Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền, kim ngạch thương mại giữa hai nước gần 60 tỷ USD, nhưng Việt Nam từ lâu đã giữ cảnh giác với Trung Quốc, đặc biệt là về tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters Anh ngày 2 tháng 6, rất nhiều chuyên gia cho rằng, gần đây, Việt Nam đã tăng cường quan hệ quốc phòng và ngoại giao với Nhật Bản, Philippines và Mỹ, báo hiệu Việt Nam quyết định đối phó với thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc sau khi nổ ra xung đột gay gắt với Bắc Kinh trong năm 2014.

Như vậy, báo chí Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm tới xây dựng hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, lo sợ Việt Nam mạnh lên sẽ cản trở họ áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, lố bịch và bất hợp pháp - PV.
blank
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc

Việt Nam chắc chắn sẽ mua vũ khí trang bị đầy đủ và hiện đại để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình, điều này không phải bàn cãi. Nhưng chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, là chống lại bành trướng lãnh thổ, chứ Việt Nam sẽ không tấn công vô cớ bất cứ nước nào - PV.

Mặc dù truyền thông phương Tây đã bình luận rất nhiều như trên, tuy nhiên, Việt Nam sẽ dựa trên nhu cầu của mình để cân nhắc, mua sắm phù hợp. Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí là một xu thế tất yếu, có tính cạnh tranh, có lợi cho Việt Nam, nhất là về mặt chuyển giao công nghệ quân sự - PV.

Đông Bình (Tổng hợp)
07 Tháng Mười 2014(Xem: 16410)
Một chiếc tàu chở dầu mang cờ hiệu Việt Nam vừa bị mất tích trên đường đi từ Singapore về Quảng Trị. Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay, 07/10/2014, cơ quan quốc tế chuyên trách theo dõi nạn cướp biển, trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã tỏ ý lo ngại trước khả năng chiếc tàu bị hải tặc cướp đi.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 16330)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 17201)
Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến. Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 17589)
Bộ Nội vụ Việt Nam mới đề xuất bổ sung thẩm quyền của thủ tướng như giao quyền bộ trưởng trong trường hợp khuyết hay tạm giao quyền chủ tịch UBND tỉnh khi địa phương chưa kịp bầu chức danh này. Luật tổ chức Chính phủ 2001 được cho là hạn chế nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 18846)
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhận định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là bước tiến tự nhiên trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ. Theo ông, hai nước đã nối lại quan hệ gần 20 năm nay, quan hệ giữa hai bên đã bình thường, còn việc cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là bất bình thường.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20681)
Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC
18 Tháng Chín 2014(Xem: 40932)
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 19376)
Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 24275)
Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".
09 Tháng Chín 2014(Xem: 16449)
- Khi gửi bức thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được hồi đáp của ngài bộ trưởng, cũng không có ý đổ lỗi cho người đứng đầu ngành giáo dục về những bất cập mà người học ĐH, sau ĐH VN đang phải hứng chịu.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 18756)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 17540)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 20570)
Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20378)
“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
25 Tháng Tám 2014(Xem: 17183)
Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Thị Hường (40 tuổi, vợ của nguyên bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai mạc sáng mai 22-8.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 18539)
Với niềm ưu ái, tôi kính chào Đức Tổng Phanxicô Xaviê, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể Anh Chị em đang hiện diện nơi đây.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 16578)
Ngày 7/8, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan đã ký kết thỏa thuận mua lại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với giá gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng).
15 Tháng Tám 2014(Xem: 15903)
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, hiện đang ở Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài từ 13/8-16/8.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 15752)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 19504)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?