20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc ‘bốc hơi’ ở Việt Nam?

11 Tháng Sáu 201511:26 CH(Xem: 13811)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 12 JUNE 2015

20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc ‘bốc hơi’ ở Việt Nam?
blank
Xe chở hàng đi qua cửa khẩu Tân Thanh với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Một đại biểu quốc hội hôm 8/6, đã làm nóng nghị trường với bài phát biểu về quan hệ thương mại Việt - Trung, trong đó có nêu ra việc 20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam đã bị “bốc hơi”.

Ông Mai Hữu Tín cho rằng số liệu thống kê hai nước từ trước tới nay luôn chênh lệch theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.

Nếu theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, năm 2014 Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc hơn 63 tỷ đôla, chứ không phải 43 tỷ đôla như Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố.

Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:

"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".

Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, và người dân Việt Nam đang mua hàng hóa của Trung Quốc và trả lương nuôi công nhân Trung Quốc trong khi đó công nhân Việt Nam rất khó khăn, và rất khó có thể vượt qua những thử thách trong thời gian tới đây...

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.

Trong khi đó, dù thừa nhận con số nhập siêu 20 tỷ đôla của Việt Nam từ Trung Quốc mà “không ai biết” như ông Trí nêu ra, nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng sự chênh lệch này là do cách thống kê dữ liệu xuất-nhập giữa các nước khác nhau và do ngành hải quan quản lý chưa tốt việc gian lận thương mại.

Nhận định về thông tin mà một số tờ báo trong nước cho rằng đã làm “chấn động” dư luận, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho VOA Việt Ngữ biết rằng thông tin mà đại biểu quốc hội Mai Hữu Tín đưa ra “không phải mới”.

“Phía Trung Quốc đã công bố và so sánh với số liệu của Việt Nam. Tiến sỹ Vũ Quang Việt cũng đã đối chiếu số liệu của Trung Quốc với Việt Nam và đã phát hiện từ năm 2012 rằng hai bên đã có khoản chênh lệch. Điều ông Mai Hữu Tín làm rất rõ và nêu bật lên là tại sao lại có khoản chênh lệch đó, và khoản chênh lệch đó đặc biệt đối với nhập khẩu. Như vậy là Việt Nam đã nhập siêu khoảng 20 tỷ đôla, và khoản đó nhân lên với số tỷ giá thì đó là một khoản tiền khổng lồ. Vì vậy cho nên là phát biểu của ông Mai Hữu Tín là phát biểu rất là tích cực, đã gây một tiếng vang lớn và tôi rất hoanh nghênh phát biểu đó”.

Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong các năm gần đây cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, từ 12,4 tỷ đôla năm 2010 lên 16,3 tỷ đôla năm 2012 và lên đến 29 tỷ đôla trong năm 2014.

Chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Đại biểu Mai Hữu Tín cho biết.

Còn theo đại biểu Mai Hữu Tín năm 2014, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, cao hơn so với con số 29 tỷ đôla mà Việt Nam công bố,  có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, không chỉ là 30% theo con số công bố của phía Việt Nam.

Tiến sỹ Doanh nhận định rằng sự mất cân đối trong giao dịch thương mại Việt-Trung là một việc “rất nghiêm trọng” đối với Việt Nam. Ông nói tiếp:

“Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, và người dân Việt Nam đang mua hàng hóa của Trung Quốc và trả lương nuôi công nhân Trung Quốc trong khi đó công nhân Việt Nam rất khó khăn, và rất khó có thể vượt qua những thử thách trong thời gian tới đây. Vì vậy, việc hàng Trung Quốc chiếm tỷ lệ quá lớn như vậy và có thể xâm nhập thị trường Việt Nam một cách quá dễ dàng như vậy thì đã đến lúc, theo như phát biểu của Đại biểu Mai Hữu Tín, cần phải có một sự trấn chỉnh và xem xét lại rất nghiêm túc tình hình này”.

Về khoản chênh lệnh khổng lồ trên, ông Trí được báo chí trong nước trích lời nhận định rằng chiếc áo giáp bảo vệ thị trường Việt Nam “đang rách trong giao dịch thương mại với Trung Quốc”.

Việc Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam thừa nhận có chênh lệch trong thống kê dữ liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến giới quan sát nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam “bị chi phối ngầm” vì chính phủ "không nắm được thực trạng phát triển kinh tế"./

VOA 09.06.2015
10 Tháng Hai 2022(Xem: 3469)
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4400)