Cờ của TONKIN (Bắc Kỳ)

25 Tháng Sáu 201511:36 CH(Xem: 19110)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 26 JUNE 2015

Cờ của TONKIN (Bắc Kỳ)

Ý kiến của Lê Xuân Nhuận:

Tôi rất trọng-thị các phát-hiện mới, nhằm tìm Sự Thật, nên đọc bài-viết KHÁM PHÁ ĐỘNG TRỜI VỀ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ (rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ đã là cờ của Tonkin [Bắc-Kỳ tức Bắc-Việt dưới thời Pháp-thuộc] trong giai-đoạn 1890-1920), tôi rất thán-phục í-hướng cầu-toàn và công-trình nghiên-cứu của vi-hữu Duyên Sinh.     
 

        Tuy nhiên, vì là một khám-phá quá mới/lạ, nên tôi cũng có dò theo các đường kết-nối liên-hệ mà tìm-tòi thêm, kết-quả sơ-khởi cho thấy:
 
 I
      Theo https://en.wikipedia.org/wiki/French_colonial_flags (French colonial flags) mà tác-giả Duyên Sinh tham-chiếu, thì trong tài-liệu này có các mục:

a/ Có cờ Annam (Trung Kỳ) là nền vàng, với lá cờ nhỏ của Pháp ở góc trên bên trái:
 blank
“Flag of Annam, French Indochina (1923-1945)

Annam, French Indochina: The Province of Annam, part of the Union of French Indochina from 1886 until 1954, used a flag with a plain yellow background, in two shapes one with the ratio 2:3 and the other 1:1 (square).”
 
b/ Có cờ Laos (Ai Lao, Lào) - Flag of Laos, French Indochina (1893-1953).

c/ Có cờ Cochinchina (Nam Kỳ) qua 2 thời-kì - Flag of Cochinchina (1868–1945) và (1946–1949).

d/ Có cờ Tonkin (Bắc Kỳ) là nền vàng với 3 sọc đỏ:
blank
“Flag of the Tonkin, French Indochina (1890-1920).”
 
        Ý-KIẾN:   

         Tại sao không có cờ của Annam (Trung Kỳ) trước năm 1923?

        Tại sao không có cờ của Tonkin (Bắc Kỳ) sau năm 1920? (Năm 1920 đâu có biến-cố gì quan-trọng khiến lá cờ ấy phải biến mất?)
        Tại sao không có cờ của Cambodge (Cambodia: Mên, Cao Miên)? (Cambodge là một Xứ, trong 5 Xứ của Đông-Dương, không thể bỏ quên.)

        Vậy là tài-liệu này chưa đầy-đủ [tức còn thiếu-sót], không chính-xác.
 
 II

   Về lá cờ được gọi là của Annam (Trung Kỳ) trên kia (Mục I-a):

        Theo http://drapeaufree.free.fr/index2.htm (Les Colonies/Anciennes Colonies/Colonies Francaises/Extrême Orient et Indes) (Union Indochinoise), cũng như theo http://dictionnaire.sensagent.com/Indochine%20française/fr-fr/
và https://vi.wikipedia.org/wiki/Quốc_kỳ_Việt_Nam
và http://nguyenaigiao.vnweblogs.com/post/17120/311175
và http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=15844

thì:
 http://dictionnaire.sensagent.com/Indochine%20française/fr-fr/

Được gọi-là cờ của Annam (Trung Kỳ), nhưng tại sao trong cả 5 tài-liệu này nó lại đều được ghi là cờ của Liên Hiệp/Liên Bang Đông Dương?
blank
“Union indochinoise (1923-1945) - Date d'adoption : 1923 + Liên bang Đông Dương 1887-1954”
 
III

   Theo https://fr.wikipedia.org/wiki/Protectorat_français_du_Tonkin thì:

Lá cờ gọi-là của Annam (Trung Kỳ) trên kia (Mục I-a), ở Mục II đã được gán cho là cờ của Liên Hiệp/Liên Bang Đông Dương, mà ở đây tại sao cũng lại được đẩy qua làm cờ của Tonkin (Bắc Kỳ)?   
Protectorat du Tonkin 1884–1948.
 
IV
   Cũng theo http://drapeaufree.free.fr/index2.htm (Les Colonies/Anciennes Colonies/Colonies Francaises/Extreme Orient et Indes/Union Indochinoise) (Tonkin) thì:

  Ngoài lá cờ Tonkin (Bắc Kỳ) là nền vàng với 3 sọc đỏ (xem Mục I-d trên kia), tại sao ở đây lại có thêm 2 lá cờ khác nữa, mà người ta ghi-chú rằng cả 3 lá cờ này đều là của Annam (Trung Kỳ)?
    
                                và          
 
 blank      blank      blank
Tonkin (1885-1890)       Tonkin (1890-1920)       Tonkin (1920-août 1945)
Date d'adoption : 1885    Date d'adoption : 1890   Date d'adoption : 1920
Le drapeau est                Le drapeau est                Le drapeau est
celui de l'Annam.            celui de l'Annam.            celui de l'Annam.
 
        Ý-KIẾN:

        Ba lá cờ này đều có ngày/tháng/năm liên-tục nhau (suốt thời-kì Pháp-thuộc).   

        Lá cờ #1 (hẳn không phải là của Cochinchine [Nam Kỳ] vì Nam Kỳ là nhượng-địa trực-thuộc Pháp, đa-số trí-thức sĩ-phu đều nhập Pháp-tịch, không dùng chữ Hán. Cochinchine (Nam Kỳ) đã có riêng 2 lá cờ khác rồi. Cochinchine nằm ngoài ảnh-hưởng của vua Nhà Nguyễn ở Annam.

         Các nét kí-hiệu màu đỏ chính là 2 chữ Đại Nam (chữ Hán) vốn còn thông-dụng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

         Theo http://youtube.trungtamtinhoc.edu.vn/download/N3mx8H_hOtc thì nó là cờ của nước Đại Nam, 2 chữ Hán Đại Nam xoay 90° ngược vị trí đối diện - “Đại Nam Kỳ (1885-1890)” (tuổi thọ chỉ có 5 năm.)

         Vậy lá cờ #1 là cờ của nước Đại Nam.

    Lá cờ #3 (tức cờ Long Tinh, mà Long là rồng, thuộc về nhà vua, ở miền Trung), mà bảo là của Annam (Trung Kỳ) thì có thể tin được.

        Vả lại, theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Long_tinh_k%E1%BB%B3 và https://alviet.wordpress.com/documents/quockyquacacgiaidoan/ thì lá cờ Long Tinh được Triều Nguyễn ở Miền Trung (Annam, Trung Kỳ) sử-dụng - “Long tinh kỳ triều Nguyễn (1920-1945)” và “Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945)”.
 
 V

     Về lá cờ #2 (cờ vàng 3 sọc đỏ), nếu bảo là của Annam (Trung Kỳ) thì cũng có thể tin được chứ, vì nó (1890-1920) có cùng sự tiếp-nối thích-hợp về thời-gian: trước nó là cờ Đại Nam (1885-1890) và sau nó là cờ long-tinh (1920-1945).

         Ngoài ra, theo https://www.ttxva.net/co-hoang-gia-viet-nam/ thì nó là cờ quẻ càn của Annam (Trung Kỳ): “Cờ quẻ Càn triều Nguyễn, 1890-1920”.
         
        Do đó, nếu nó là cờ của Annam (Trung Kỳ) thì phải chăng có sự mâu-thuẫn trong tài-liệu ở Mục I-d (nói rằng nó là của Tonkin [Bắc Kỳ]).

         Nhưng điều này lại lí-giải được câu hỏi tại sao lá cờ gọi-là của Tonkin (Bắc Kỳ) ở Mục I-d lại chỉ có mặt trong giai-đoạn 1890-1920? Trả lời: Vì sau năm 1920 thì nó được thay-thế bởi lá cờ long-tinh. Và vì...
 
        Tôi đã tẩn-mẩn phân-tích các tài-liệu ấy thì thấy:

         a) Về mặt thời-gian, theo https://alviet.wordpress.com/documents/quockyquacacgiaidoan/ và http://trunghochoangdao.blogspot.com/2014/10/tim-hieu-quoc-ky-viet-nam-qua-cac-thoi.html thì nó là “Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890-1920”.
         b) Về mặt không-gian, theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, thì:

         Phan Đình Phùng cầm đầu Văn Thân ở Hà Tĩnh; Kỳ Đồng với Thiên Binh ở Hải Dương, Bắc Ninh; Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh với Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội; dân chống sưu thuế ở Trung-Việt, vùng Nghệ-Tĩnh và Nam-Nghĩa; biến-cố đầu-độc lính Pháp ở Hà Nội; biến-cố Hoàng Hoa Thám ở Thái Nguyên; vua Hàm Nghi bị đày sang Xứ Algérie, các vua Thành Thái và Duy Tân bị đày sang Đảo Réunion; v.v... Mà Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên thì thuộc Tonkin (Bắc Kỳ).

         Vậy Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong thời-gian kháng-Pháp 1890-1920 nói trên cũng đã được sử-dụng tại các tỉnh thuộc Tonkin (Bắc Kỳ).

         Giữa Annam (Trung Kỳ) với Tonkin (Bắc Kỳ) có sự liên-hệ mật-thiết hơn là với Cochinchine (Nam Kỳ), và ảnh-hưởng của vua Nhà Nguyễn đã vượt khỏi Trung Kỳ mà lan ra Bắc Kỳ, đồng-thời với việc kháng-Pháp, cùng việc thượng cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng bao gồm cả Annam lẫn Tonkin. Do đó mới có sự hiểu lầm rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của Tonkin (Bắc Kỳ).
 
        Các tài-liệu sau đây giải-thích rõ hơn:

         Theo http://namkyluctinh.org/a-lichsu/quochieuvn/tthuyhau-banvequockyvn.htm của Trương Thúy Hậu thì “Quốc kỳ Việt Nam chính thống và lâu đời nhất là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, được vua Thành Thái, nhà vua yêu nước chống Pháp, ban hành bằng chỉ dụ vào năm 1890.”

        Theo http://nguyenaigiao.vnweblogs.com/post/17120/311175 thì nó [Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ] là cờ An Nam của vua Nhà Nguyễn thời-gian 1890 đến 1920, và được trình lại cho Cựu-Hoàng Bảo Đại ở Hồng Kông vào năm 1948, rồi được Thủ-Tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam vào ngày 2-6-1948 [cứ thế cho đến năm 1955 thì là quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa cho đến 1975].

         Và theo https://www.tinhte.vn/threads/bai-du-thi-quoc-ky-vn-qua-cac-thoi-ky.2140925/ thì “Cờ [Nền Vàng Ba Sọc Đỏ] thời vua Thành Thái... Sau này được VNCH sử dụng (1954-1975)”.

         Nếu tin-tức này mà là Sự Thật, thì việc cãi nhau giành công vẽ ra lá cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ [sau năm 1945] sẽ trở thành chuyện khôi-hài!
 
        Vậy lá cờ #2, tức cờ vàng ba sọc đỏ, mà tác-giả Duyên Sinh nêu lên, không phải là cờ của riêng Tonkin (Bắc Kỳ), mà là cờ của Annam (Trung Kỳ) cùng được thượng lên ở Tonkin (Bắc Kỳ) trong giai-đoạn kháng-Pháp 1890-1920.
 
 SƠ-KẾT

     Rõ-ràng là các tài-liệu liên-hệ còn thiếu-sót, và mâu-thuẫn nhau.

        Như thế, ta thấy lá cờ vàng với 3 sọc đỏ #2 của Annam (Trung Kỳ) mà theo Mục I-d trên kia, dù cũng cùng được ghi thời-điểm lưu-hành là 1890-1920, nhưng tại Tonkin (Bắc Kỳ) thì không có lá cờ tiếp theo sau năm 1920 [từ 1920 đến 1945]; nên độ chính-xác rằng nó là cờ riêng của Tonkin (Bắc Kỳ) chưa có đủ sức thuyết-phục.  
 
        Dù sao, đây cũng chỉ mới là “khám phá” của riêng tôi, cần chờ thêm nhiều tài-liệu, chứng-cứ khả-tín 100%.

        Ước-mong các vị tiện đường vào dò ở các thư-viện, nhất là văn-khố ở Pháp, tham-khảo, đối-chiếu, lượng-giá chính-xác hơn, để minh-chứng lá cờ vàng ba sọc đỏ có thật-sự là lá cờ riêng của Tonkin (Bắc Kỳ: Bắc-Việt dưới thời Pháp-thuộc), nhất là trong giai-đoạn 1890-1920 hay không.
 
 LÊ XUÂN NHUẬN   

Tham-Chiếu:

From: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
Date: Mon, 15 Jun 2015 22:56:29 -0500

Dưới đây là bài viết của Duyên Sinh

KHÁM PHÁ ĐỘNG TRỜI VỀ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
blank
• Cũng giống như các chính phủ Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, và Nguyễn Văn Xuân, Quốc Trưởng Bảo Đại thời “Quốc Gia Việt Nam” đã lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ của “Tiểu Bang Tonkin (Bắc Kỳ)” nước “Đông Dương Thuộc Pháp” (Liên Bang Đông Dương) để làm Quốc Kỳ. Pháp đã sử dụng lá cờ này từ năm 1890 đến 1920.

• Lá cờ này thuộc nhóm “Cờ Ba Que” của thực dân Pháp chế ra, được cả ba triều đại: “Quốc Gia Việt Nam”, “Việt Nam Cộng Hòa I”, và “Việt Nam Cộng Hòa II” liên tục sử dụng và trân quý như là một bảo vật trong suốt “26” năm dài (1949-1975).

• Sau năm 1975, lá cờ này được tiếp tục sử dụng tại ngoại quốc. Đến nay là “40” năm (1975-2015).

• Bảo Đại đã tiếp tục che dấu lịch sử lá cờ Ba Que Đỏ của thực dân Pháp từ năm 1949 cho tới ngày ông chết năm 1997, tức là “48” năm (1949-1997).

 •Dân Bắc Kỳ một thời đã gọi lá cờ này là cờ “Ba Que Đỏ” hoặc cờ “Ba Que Sốt Huyết”.

• Bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” của Việt Cộng Lưu Hữu Phước được Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh chọn làm bài “Quốc Ca” từ năm 1946, lời của bài hát được sửa đổi, nhưng nhạc thì vẫn giữ y nguyên, để làm bài quốc ca.

•Bài Quốc Ca “Tiếng Gọi Sinh Viên” cũng được các chính phủ kế nhiệm chọn và nhiều người Việt Nam sống tại nước ngoài tiếp tục sử dụng tới nay là 69 năm (1946-2015).

ĐỌC BÀI CHI TIẾT (PDF):  

http://www.duyensinh.com/files/pdf/NGUOI_QUOC_GIA_CUOI.pdf

Trân Trọng,
 
Duyên Sinh
07 Tháng Mười 2014(Xem: 16416)
Một chiếc tàu chở dầu mang cờ hiệu Việt Nam vừa bị mất tích trên đường đi từ Singapore về Quảng Trị. Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay, 07/10/2014, cơ quan quốc tế chuyên trách theo dõi nạn cướp biển, trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã tỏ ý lo ngại trước khả năng chiếc tàu bị hải tặc cướp đi.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 16339)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 17210)
Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến. Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 17600)
Bộ Nội vụ Việt Nam mới đề xuất bổ sung thẩm quyền của thủ tướng như giao quyền bộ trưởng trong trường hợp khuyết hay tạm giao quyền chủ tịch UBND tỉnh khi địa phương chưa kịp bầu chức danh này. Luật tổ chức Chính phủ 2001 được cho là hạn chế nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 18855)
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhận định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là bước tiến tự nhiên trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ. Theo ông, hai nước đã nối lại quan hệ gần 20 năm nay, quan hệ giữa hai bên đã bình thường, còn việc cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là bất bình thường.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20686)
Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC
18 Tháng Chín 2014(Xem: 40942)
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 19388)
Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 24281)
Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".
09 Tháng Chín 2014(Xem: 16453)
- Khi gửi bức thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được hồi đáp của ngài bộ trưởng, cũng không có ý đổ lỗi cho người đứng đầu ngành giáo dục về những bất cập mà người học ĐH, sau ĐH VN đang phải hứng chịu.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 18768)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 17551)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 20579)
Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20395)
“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
25 Tháng Tám 2014(Xem: 17195)
Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Thị Hường (40 tuổi, vợ của nguyên bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai mạc sáng mai 22-8.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 18546)
Với niềm ưu ái, tôi kính chào Đức Tổng Phanxicô Xaviê, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể Anh Chị em đang hiện diện nơi đây.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 16581)
Ngày 7/8, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan đã ký kết thỏa thuận mua lại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với giá gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng).
15 Tháng Tám 2014(Xem: 15907)
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, hiện đang ở Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài từ 13/8-16/8.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 15758)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 19512)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?