LHQ trao bản đồ gốc cho Campuchia để chứng thực đường biên giới

24 Tháng Tám 201512:27 SA(Xem: 22464)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 24 AUG 2015

 

image022

Biên giới Việt Nam - Campuchia. Bản đồ minh họa.

 

image023

Biên giới Việt Nam - Campuchia. Bản đồ minh họa.

LHQ trao bản đồ gốc cho Campuchia để chứng thực đường biên giới

VOA 21.08.2015

Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm đã trao tấm bản đồ gốc cho chính phủ Campuchia sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen hỏi mượn vào tháng trước để chứng thực tấm bản đồ mà chính phủ nước này đang sử dụng để phân định đường biên giới với Việt Nam.

Ông Mereani Keleti Vakasisikakala, quyền chủ tịch Thư viện Dag Hammarskjold của Liên Hiệp Quốc, đã trao tấm bản đồ gốc cho Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại một buổi lễ ở Phnom Penh. Việc mượn bản đồ Liên Hiệp Quốc diễn ra sau khi các nhà lập pháp thuộc phe đối lập Đảng Cứu quốc Campuchia lên tiếng cáo buộc chính quyền dùng bản đồ sai để phân định đường biên giới với Việt Nam./

Theo tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet

Hun Sen gửi luật biên giới với Việt Nam do vua Sihamoni ký cho Sam Rainsy

image024

Quốc vương Norodom Sihamoni

image025

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chiều 24/9/2012 tại Trụ sở Chính phủ.

(GDVN) - Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký.

image026

Thủ tướng Campuchia Hun Sen.


Ngày 21/8 tờ Fresh News Asia đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gửi thư cho Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập CNRP cảnh báo các nhà lãnh đạo đảng này không được lợi dụng vấn đề biên giới để mưu đồ lợi ích chính trị. Trong thư ông Hun Sen nói rằng ông đã gửi cho Sam Rainsy một luật liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia do Quốc vương Norodom Sihamoni ký.

Hun Sen kêu gọi Sam Rainsy hướng dẫn các đồng nghiệp của ông trong CNRP về các điều ước liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia, bao gồm Hiệp ước biên giới 1985 và Hiệp ước biên giới bổ sung năm 2005. Thủ tướng Campuchia khuyên lãnh đạo phe đối lập nói với các đồng nghiệp của mình hãy dừng ngay sự can thiệp vào công việc đàm phán phân giới của chính phủ.

Bất kỳ ai tiếp tục sử dụng bản đồ giải mạo chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia, chính phủ sẽ phải có hành động ngay lập tức, Thủ tướng Hun Sen cảnh báo. Tuy nhiên người phát ngôn CNRP vẫn tuyên bố đảng này sẽ "tiếp tục theo dõi các tranh chấp biên giới Việt Nam - Campuchia".

Cùng ngày 21/8 The Cambodia Daily cho biết, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong và Trưởng ban Biên giới Chính phủ Var Kimhong khẳng định, bản đồ mà chính phủ dùng đàm phán phân giới với Việt Nam giống hết các bản đồ mà Liên Hợp Quốc cung cấp, mặc dù 18 mảnh bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn là bản đồ UTM chứ không phải bản đồ bonne.

Bình luận về động thái này, ngày 21/8 Tân Hoa Xã cho rằng: Vấn đề biên giới giữa Campuchia với Việt Nam đã trở thành một chủ đề "nhạy cảm" tại Campuchia trong vài tháng qua sau khi các nhà lập pháp đối lập CNRP cáo buộc (vu cáo) chính phủ sử dụng bản đồ giả trong đàm phán phân giới với Việt Nam và tổ chức (cái gọi là) hoạt động kiểm tra thực địa ở khu vực (họ cho là) có tranh chấp.

Một số chuyến đi đã kê thúc với "đụng độ bạo lực" giữa người dân hai nước, Tân Hoa Xã lưu ý. Tờ Khmer Times ngày 21/8 cho biết, dư luận đang phải đặt câu hỏi về thái độ của Sam Rainsy và các lãnh đạo đối lập CNRP về những cáo buộc chính phủ sử dụng bản đồ giả để đàm phán phân giới với Việt Nam. Khi chính phủ Campuchia công khai đối chiếu bản đồ thì bộ máy lãnh đạo CNRP đều...đi vắng?!

Sam Rainsy rời Phnom Penh vào Thứ ba để sang Úc cùng với cấp phó của mình, Kem Sokha vận động tài trợ trong cộng đồng người Khmer ở hải ngoại đúng lúc quan trọng nhất, đối chiếu bản đồ do Liên Hợp Quốc cung cấp với bản đồ chính phủ Campuchia đã sử dụng đàm phán biên giới với Việt Nam. Ou Virak, người sáng lập tổ chức nghiên cứu Forum Future cho rằng sẽ tốt hơn nếu một trong hai ông Sam Rainsy, Kem Sokha ở lại để làm rõ vụ bản đồ.

Sor Sopunna, một cử nhân luật tốt nghiệp ở Pháp về cho rằng cả hai lãnh đạo CNRP nên ở nhà lúc này để xác minh bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn, bởi điều này rất quan trọng để làm sáng tỏ những nghi ngờ. Tuy nhiên dù Sam Rainsy và Kem Sokha có thừa nhận hay không, chiêu bài sử dụng bản đồ chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia đã thất bại hoàn toàn - PV.

Hồng Thủy 22/08/15 08:25

12 Tháng Tư 2015(Xem: 15779)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23509)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14919)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15268)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17731)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15549)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22621)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14622)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14661)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15339)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17437)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19005)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20037)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.