Đoàn Xuân Lộc: Vì sao con ông cháu cha bị rọi đèn?

12 Tháng Mười 201512:02 SA(Xem: 14200)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 12 OCT 2015

Vì sao con ông cháu cha bị rọi đèn?

TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc

 

Image copyright
image078

Mỗi một lần con, cháu của một lãnh đạo, quan chức – hay thường được gọi là những người thuộc diện ‘con ông cháu cha’ – ở Việt Nam được bổ nhiệm nắm giữ một chức vụ quan trọng nào đó, dư luận lại xôn xao đàm tiếu, tranh luận.

Chẳng hạn, có khá nhiều bàn tán, nghi ngờ về chuyện ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, con trai cả của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh này hoặc về vụ ‘cả họ làm quan’ ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội gần đây.

Tại những quốc gia tự do và có bầu cử, dân chủ, chuyện ‘con ông cháu cha’ hay ‘cả họ làm quan’ cũng khá phổ biến nhưng được coi là bình thường – thậm chí phần nào được thán phục, kính nể.

Nhưng tại sao ở những quốc gia ấy, chuyện đó không gây tranh cãi, còn ở Việt Nam nó được coi là bất thường và luôn tạo nên những đàm tiếu hay chỉ trích, bất bình trong dư luận?

Gia đình chính trị mà không 'gia đình trị'

Mỹ là nước có rất nhiều gia đình chính trị và những triều đại chính trị đó có tác động rất lớn lên lịch sử quốc gia dân chủ, tự do và giàu mạnh này. Nổi tiếng nhất trong số đó là dòng họ Roosevelt, Adam, Harrison, Kennedy, Clinton và Bush.

image079

Image copyright Getty Image caption Cựu tổng thống George W. Bush (phải) nói chuyện với cha, Tổng thống George H.W. Bush, tại lễ khai trương Trung tâm Tổng thống George W. Bush năm 2013

Bốn gia đình Roosevelt, Adams, Harrison và Bush đều có hai đời tổng thống. Như vậy, trong 44 Tổng thống nước Mỹ, đã có đến tám người từ bốn gia đình đó.

Hơn nữa, có khi nhiều thành viên trong cùng một gia đình cùng lúc nắm những vị trí lãnh đạo quan trọng khác nhau.

John F. Kennedy làm Tổng thống (1961-1963), một người em trai của ông là Robert F. Kennedy giữ chức Bộ trưởng Tư pháp và em trai út Ted Kennedy là Thượng nghị sỹ.

Thời gian ông George W. Bush nắm giữ chức tổng thống (2001-2009) cũng gần trùng với thời gian em trai mình, Jeb Bush, làm thống đốc Florida (1999-2007).

Argentina – một quốc ở Nam Mỹ – có cả chồng lẫn vợ làm tổng thống là Néstor Kirchner (2003-2007) và Cristina Kirchner (từ 2007 đến nay).

image080

Image copyright Getty Image caption Tổng thống Hollande 'chạm má' với vợ cũ, bà Segolene Royal, một lãnh đạo chính trị Pháp

Ở châu Âu, hiện tượng gia đình chính trị không phổ biến như ở Mỹ. Tuy vậy, không phải là không có.

Chẳng hạn ở Pháp ông bà François Hollande và Ségolène Royal có chung bốn người con.

Năm 2007, khi hai người còn sống chung với nhau, ông Hollande là lãnh đạo Đảng Xã hội và bà Royal đã đại diện cho đảng này ra tranh cử chức tổng thống. Bà đã thất bại trước ông Nicolas Sarkozy tại vòng hai và bà và ông Hollande đã chia tay sau đó.

Tuy vậy, từ tháng Tư năm 2014, bà quay trở lại chính trường và được giao nắm giữ Bộ Môi trường, Phát triển bền vững và Năng lượng – một trong ba vị trí quan trọng nhất trong chính phủ của ông Hollande.

Này có tin là Tổng thống Hollande và bà đang trở lại với nhau và bà có thể trở thành đệ nhất phu nhân.

Ở Anh, cách đây mấy năm, hai em David và Ed Miliband đều là bộ trưởng. Năm 2010, cả hai đều tranh chức lãnh đạo của Đảng Lao động nhưng người em, Ed, đã giành chiến thắng sít sao trong vòng cuối và người anh đã từ bỏ sự nghiệp chính trị.

Hiện tượng gia đình chính trị khá phố biến ở nhiều quốc gia đa đảng, dân chủ ở châu Á – như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore.

Gia tộc Gandhi là một gia đình chính trị đầy quyền lực ở Ấn Độ.

Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Shinzo Abe là con trai của cựu Ngoại trưởng Shintaro Abe và là cháu ngoại của Thủ tướng Nobusuke Kishi (1957-1960).

image081

Image copyright AP Image caption Bà Park Geun-kye bỏ phiếu cùng cha, nhà độc tài Nam Hàn Park Chung-hee năm 1977

Lãnh đạo hiện tại của Hàn Quốc, Malaysia, Phillipines và Singapore đều là con của các cựu lãnh đạo của những nước này trước đây.

Thân phụ của Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye là Tổng thống Park Chung-hee (1962-1979).

Thủ tướng Malaysia, Najib Razak, có cha là Thủ tướng Abdul Razak (1970-1976). Thân mẫu của Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III, là Tổng thống Corazon Aquino (1986-1992).

Cha của Thủ tướng Lý Hiển Long là Thủ tướng, rồi Bộ trưởng cao cấp và Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore, người qua đời vào tháng Ba năm nay.

Trong cuộc bầu cử mới đây Đảng Hành động Nhân dân của ông đã giành chiến thắng áp đảo và ông Lý Hiển Long tiếp tục làm thủ tướng.

Cha truyền con nối không được bầu

Chuyện ‘con ông cháu cha’ hay hiện tượng ‘cha truyền con nối’ khá phổ biến tại các quốc gia Cộng sản, độc tài, độc đoán.

Biểu hiện rõ rệt nhất là ở Cuba và Bắc Triều Tiên.

Fidel Castro nắm giữ chức Thủ tướng, rồi Chủ tịch, Cuba từ năm 1959 – khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền, đến năm 2008. Vì bệnh, không thể tiếp tục lãnh đạo, ông buộc phải ‘nhường ngôi’ cho em trai mình là Raúl Castro.

Từ năm 1948 đến nay, Bắc Hàn – một quốc gia độc tài, hà khắc, nghèo đói nhất thế giới – phải liên tiếp sống dưới ba ‘lãnh tụ vĩ đại’ của gia đình họ Kim – Kim Il-sung (1948-1994), Kim Jong-il (1994-2011) và Kim Jong-un (từ năm 2011).

image083

Image copyright Xinhua Image caption Vợ chồng ông bà Tập Cận Bình - Bành Lệ Viện và người cha, ông Tập Trọng Huân

Ở Trung Quốc, con cháu của các nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản – thường được gọi là các ‘Thái tử Đảng’ – cũng thường được nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống quyền lực của nước này. Lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc, Tập Cận Bình, là con của Tập Trọng Huân – một công thần của chế độ.

Tại Việt Nam chưa có, hay chưa thấy rõ hiện tượng ‘Thái tử Đảng’ như ở Trung Quố nhưng có các ‘hạt giống đỏ’.

Những người thuộc diện ‘con ông cháu cha’ được bổ nhiệm nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác nhau diễn ra khá nhiều và càng phổ biến trong thời gian qua.

Như phản ứng khá tiêu cực về một số vụ việc, bổ nhiệm gần đây, xem ra dư luận Việt Nam nói chung không có thiện cảm với tình trạng ‘con ông cháu cha’ được giao nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng.

Thiếu minh bạch, dân chủ

Nhưng tại những quốc gia tự do, dân chủ, minh bạch, ảnh hưởng gia thế không phải là một yếu tố quyết định. Thất bại của bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ cách đây gần tám năm là một ví dụ.

Nếu được sinh ra trong một gia đình chính trị ‘nhà nòi’, đặc biệt là những gia đình chính trị có uy thế, ít hay nhiều một cá nhân sẽ có những lợi thế để tiến thân trên con đường chính trị.

Nhưng tại những quốc gia tự do, dân chủ, minh bạch, ảnh hưởng gia thế không phải là một yếu tố quyết định. Thất bại của bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ cách đây gần tám năm là một ví dụ.

Dù là vợ của một cựu tổng thống có ảnh hưởng và được sự ủng hộ của nhiều người có thế lực ở Washington, bà Clinton không thể thắng ông Barack Obama, con của một người di dân da đen, ít ai biết đến và khá xa lạ với giới chính trị gia ở Mỹ lúc đó.

Ông đã làm nên lịch sử, trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, hoàn toàn do khả năng, cố gắng, tài năng của mình.

Tương tự, có thể gia thế giúp họ phần nào trong việc gây quỹ, tìm sự ủng hộ trong cuộc tranh cử lần này, bà Hillary Clinton hay ông Jeb Bush
có thể trở thành tổng thống Mỹ vào năm tới hay không hoàn toàn tùy thuộc vào việc họ có thuyết phục được người dân Mỹ rằng họ là lãnh đạo có đủ uy tín, tâm huyết, khả năng lãnh đạo đất nước.

Vì vậy, nếu một trong hai người được bầu làm tổng thống vào năm tới, người dân Mỹ không thể hoài nghi hay chỉ trích rằng bà Clinton hay ông Bush có thể lên nắm giữ chức vụ ấy là vì gia đình họ có quyền lực, ảnh hưởng.

Tương tự người dân Hàn Quốc, Malaysia, Philippines hay Singapore cũng không thể than phiền rằng nhờ ‘con ông cháu cha’, lãnh đạo hiện giờ của họ mới lên nắm quyền. Chính họ đã dân chủ, tự nguyện bầu những người ấy vào các vị trí đó.

image084

Image copyright AFP Image caption Tác giả cho rằng người dân không có quyền bầu quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là điều khác biệt với những quốc gia độc đảng như Việt Nam.

Vì tiến trình bầu chọn, bổ nhiệm lãnh đạo, quan chức ở Việt Nam diễn ra thiếu minh bạch, đặc biệt không dân chủ, việc bổ nhiệm một cá nhân nào đó thuộc thành phần ‘Con ông cháu cha’ vào vị trí lãnh đạo có thể làm dư luận nghi ngờ, thậm chí bất bình.

Dư luận cứ đặt câu hỏi bất chấp quan chức Việt Nam quả quyết rằng bổ nhiệm, bầu chọn ‘đúng quy trình, thủ tục’.

Không chỉ thế, vì thiếu minh bạch, không dân chủ, và người dân không được trực tiếp tham gia vào tiến trình và cuộc bầu cử, không phải ai cũng hài lòng về hình thức bầu chọn lãnh đạo và các lãnh đạo ở Việt Nam nói chung.

Đến giờ người dân – thậm chí nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam – vẫn không có tiếng nói gì trong chuyện bầu chọn lãnh đạo của mình.

Người dân Việt Nam và đa số đảng viên chỉ biết ngồi ngoài đồn đoán, chờ đợi xem những ai sẽ được bầu chọn nắm giữ các vị trí chủ chốt – sau Hội nghị Trung ương lần thứ 12 đang nhóm họp hay Đại hội 12 của Đảng Cộng sản vào năm tới.

BBC 09/10/15 1 giờ trước

Bài gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.

04 Tháng Tám 2014(Xem: 15858)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15877)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15755)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 18148)
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16800)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16035)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17247)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15853)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21470)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15639)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15981)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16588)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15582)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17376)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16327)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15725)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15125)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15182)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17514)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 15637)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.