Việt Nam sẽ rút lời mời ông Tập Cận Bình?

20 Tháng Mười 20158:30 CH(Xem: 14399)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 21 OCT 2015

Việt Nam sẽ rút lời mời ông Tập Cận Bình?

image041

Ông Tập Cận Bình nâng ly trong buổi tiếp tân tại Đại Sảnh đường Nhân dân vào đêm trước lễ Quốc khánh 1/10 ở Bắc Kinh.

Một nhóm hơn 100 người Việt vừa ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho chính phủ Việt Nam để phản đối chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ ý định đón tiếp” ông Tập.

Bức thư đề ngày 15/10, và được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội, có đoạn:

“Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng”.

“Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc,” bức thư viết tiếp.

Ký tên phản đối

Không phải chỉ có mình tôi mà có rất nhiều người ký vào đơn phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vì gần đây Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động gây hấn trên biển Đông, cũng như trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách xâm lăng cả về kinh tế, chính trị lẫn lãnh thổ đối với Việt Nam.”

Blogger Lê Anh Hùng cho biết.

Blogger Lê Anh Hùng, nhà bất đồng từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội trong những năm qua, là một trong những người ký tên vào bức thư.

Ông Hùng cho VOA Việt Ngữ biết lý do dẫn tới hành động của mình:

“Không phải chỉ có mình tôi mà có rất nhiều người ký vào đơn phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình vì gần đây Trung Quốc càng gia tăng các hành động gây hấn của họ trên biển Đông, cũng như là trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn kiên trì chính sách xâm lăng cả về kinh tế, chính trị lẫn lãnh thổ đối với Việt Nam.”

Chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi trước bức thư của các nhà hoạt động của Việt Nam.

Hồi giữa năm ngoái, hàng chục nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Hơn một năm trôi qua, chính quyền Hà Nội cũng chưa hồi đáp lời kêu gọi của các đảng viên lão thành.

Nhưng trong bức thư ngỏ mới nhất, các nhà hoạt động tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam đưa Bắc Kinh ra tòa.

Thư có đoạn: “Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.”

Cũng giống như blogger Lê Anh Hùng, những hành động lấn lướt của Trung Quốc trên biển Đông đã khiến nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng ký vào thư ngỏ. Ông Dũng nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Trung Quốc luôn luôn khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc liên tục xây đảo, lấn biển. Trung Quốc liên tục đánh đập ngư dân Việt Nam và tìm mọi cách để lũng đoạn và đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc. Tôi cho rằng dân chúng Việt Nam hiện rất là căm phẫn trước các hành vi của Trung Quốc và tỏ thái độ rất là rõ ràng với những hành vi đó. Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh như vậy thì chính quyền Việt Nam không nên mời Tập Cận Bình tới.”

Trung Quốc liên tục xây đảo, lấn biển. Trung Quốc liên tục đánh đập ngư dân Việt Nam và tìm mọi cách để lũng đoạn và đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc. Tôi cho rằng dân chúng Việt Nam hiện rất là căm phẫn trước các hành vi của Trung Quốc và tỏ thái độ rất là rõ ràng với những hành vi đó.

Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng nói.

Ông Dũng cho biết, dù ký, nhưng ông “không có niềm tin là chính quyền Việt Nam vì những bức thư thế này mà sẽ không mời ông Tập Cận Bình nữa”.

Chỉ là hình thức?

Blogger Hùng cũng “không kỳ vọng Việt Nam sẽ rút lại lời mời Chủ tịch Trung Quốc tới thăm”. Nhà bất đồng chính kiến này nói thêm:

“Đương nhiên thì đây là một cái kênh để mà chính phủ Việt Nam cần phải lắng nghe những dư luận bức xúc của công chúng về tình hình đất nước ngày càng rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng mà đương nhiên chuyến thăm này nó vẫn diễn ra vì đây là thông lệ ngoại giao bình thường trong bang giao quốc tế. Nhưng mà những tiếng nói như cái đơn thư của chúng tôi là một hình thức để thể hiện đối với chính phủ rằng người dân ngày càng quan tâm tới tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng của họ ở biển Đông. Tiếng nói của chúng tôi là hồi chuông báo động đối với chính phủ về tình trạng Việt Nam ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc."
 
Hiện chưa có thời gian ấn định cho chuyến thăm tới Việt Nam của ông Tập. Trong một cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết nhà lãnh đạo Trung Quốc đã “nhận lời sang thăm Việt Nam”, nhưng không cho biết ngày giờ cụ thể.

Đương nhiên chuyến thăm này nó vẫn diễn ra vì đây là thông lệ ngoại giao bình thường trong bang giao quốc tế. Nhưng mà những tiếng nói như cái đơn thư của chúng tôi là một hình thức để thể hiện đối với chính phủ rằng người dân ngày càng quan tâm tới tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng của họ ở biển Đông...

Blogger Lê Anh Hùng nói.

Cuối tháng trước, ông Tập Cận Bình cũng đã vấp phải sự phản đối của người Mỹ gốc Việt khi tới thăm Hoa Kỳ.

Khi ông Tập gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhiều người Việt sinh sống ở khu vực thủ đô Washington và vùng phụ cận đã tập hợp ở phía trước Nhà Trắng để phản đối “chính sách bàng trướng lãnh thổ và xâm chiếm biển Đông” cũng như “tham vọng Hán hóa khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam”.

Cũng trong chuyến đi tới Mỹ để tham dự phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc cùng thời gian, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã thẳng thắn đáp trả bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Ông Sang tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

VOA Tiếng Việt 20.10.2015

02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14819)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14642)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14713)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15711)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18796)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17119)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17573)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16949)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36390)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19246)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 16939)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16393)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16258)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15628)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18090)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19291)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28231)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17817)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16426)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719