Đây, Việt Nam ta đây:

22 Tháng Mười Hai 20158:17 CH(Xem: 14244)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 23 DEC 2015

Đây, Việt Nam ta đây:

Quảng trường nghìn tỷ và tấm ảnh trị giá 10 cân sắn

(GDVN) - Hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở đó mà người ta phải xúm xít như vậy?

Câu chuyện UBND tỉnh Tiền Giang quyết định đầu năm 2016 sẽ khởi xây dựng quảng trường trung tâm bao gồm bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật... với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng đã khiến dư luận phải dành nhiều giấy mực.

Chuyện ở Tiền Giang khiến người viết nhớ lại chuyến đi tìm mộ em trai, liệt sĩ trinh sát đặc công Dương Văn Quý hy sinh tại Tiền Giang năm 1972, chuyến đi bắt đầu từ ngày 4/12/2015.  

Đến Tiền Giang chúng tôi gặp được hai người đồng đội của chú em đang sống với gia đình ở thị xã Gò Công: Đại tá Đỗ Phúc Toán, nguyên Phó tham mưu trưởng Sư 339, quân khu 9 và ông Bình Luận, người chiến sĩ trinh sát thông tin năm xưa. 

Cả hai ông cùng nhập ngũ với em tôi ngày 26/12/1970, tiểu đoàn 546, trung đoàn 5 đoàn 2008B, đa số chiến sĩ tiểu đoàn là học sinh, sinh viên và đều quê Quảng Ninh. 

Ông Toán quê Đông Triều, ông Bình Luận quê Móng Cái, còn em tôi ở thành phố Hạ Long (đều thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ông Toán kể, sau một năm huấn luyện trinh sát đặc công nước, tháng 12 năm 1971 đơn vị hành quân từ Quảng Bình qua Lào vào Tiền Giang. Đi bộ ròng rã 6 tháng 12 ngày, tháng 6/1972 vào đến Gò Công. 

Trên đường hành quân hy sinh hơn 100 chiến sĩ, có lúc cả đại đội không còn lương thực, ông cùng đồng đội vào bản của người Lào vận động bà con giúp đỡ. Bà con nước bạn gặp bộ đội cụ Hồ không đòi hỏi gì, chỉ xin tấm ảnh Bác Hồ, tiếc là không ai mang theo. 

Ông Toán đành lấy tấm ảnh cụ thân sinh đưa cho bà con, họ thấy ảnh ông cụ có râu thì tin ngay đó là ảnh quý, mọi người gom cho ông bao sắn chừng 10 cân, ông mang vội về chia cho anh em trong đơn vị. 

Sau chiến tranh chống Mỹ ông lại hành quân qua biên giới Tây Nam, ngày ông về Đông Triều thì cụ thân sinh đã mất, gia đình không còn bức ảnh nào của cụ, ông thở dài nói: “Bây giờ trên bàn thờ không có ảnh bố, nếu tìm gặp xin lại được bức ảnh, dẫu có phải trả hàng chục triệu cũng không tiếc”.

Ông Bình Luận kể năm 1976 ông giải ngũ, lấy vợ sinh con, khó khăn khiến vợ chồng ông bồng bế con cái về Móng Cái xin ruộng cấy lúa. Lúa cấy chẳng đủ ăn, cả nhà lại dắt nhau về Tiền Giang sinh sống. 

Gặp ông Ba Lê ở Cai Lậy, người trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công tỉnh đội Tiền Giang khi xưa, sau chiến tranh với Pôn Pốt, ông giải ngũ, căn nhà ông sống cùng vợ con có lẽ chắc chắn nhất là mấy chiếc cột bê tông, lợp lá dừa. 

image066

Tác giả chụp ảnh với gia đình ông Ba Lê (Ảnh chụp tại nhà ông Ba Lê do tác giả cung cấp)


Đường vào nhà ông dài khoảng 2 cây số từ đường lớn, con đường ấy có bề rộng chừng 60 phân, luồn lách qua các rặng dừa, cầu tạm, xe ôm chạy chừng 10 phút, nếu gặp người đi ngược chiều thì một người phải tạt xuống ruộng nhường đường.  

Ngồi sau xe qua các cầu tạm mà tim đập thình thịch, được cái mấy bác xe ôm đã quen đường nên đành cố mà yên tâm.

Hoàn cảnh khó khăn khiến ông ngại không muốn gặp lại đồng đội, 40 năm sau hòa bình, ông Bình Luận, ông Toán mới tìm được người bạn vào sinh ra tử khi xưa.

Nhờ ông Ba Lê, gia đình biết được thông tin khi chú em tôi hy sinh, đó là trận đánh vào mùa khô 1972, sau khi gặt lúa, trận đánh diễn ra trên địa bàn ấp Bình Thọ 1, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo. 

Ông Ba Lê kể, trời tối, xác quân nhân hai phía chết đầy đồng như những bó lúa dân gặt để lại. Bộ đội hy sinh chừng 15 người, sau khi chôn cất liệt sĩ là hành quân di chuyển, từ đó ông chưa trở lại nơi diễn ra trận đánh nhưng vẫn nhớ một số cán bộ địa phương nơi đó.

image067

Bà Sáu Dân (áo hoa) – nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt chụp ảnh cùng tác giả và mọi người


Theo chỉ dẫn của ông Ba Lê, chúng tôi tìm về xã Bình Phục Nhứt – huyện Chợ Gạo gặp bà Sáu Dân. Năm 1972 bà bị địch bắt, chồng chết, bà sinh người con thứ hai trong tù. Ra tù bà hoạt động công khai, đến 1974 lại bị bắt, bị giam 13 tháng. 

Sau hòa bình bà làm chủ tịch xã. Khi chia tay, giữa trời nắng gắt, đứng trước cổng nhà bà níu giữ mọi người đứng lại nghe đọc bài thơ tự viết về cuộc đời mình, bài thơ có những câu: 

Năm bảy ba vừa làm nuôi mẹ

Vừa nuôi con vừa nuôi chiến sĩ…

Năm bảy lăm tiếp tục hoạt động
…”

image068

Ảnh chụp một trang trong tập thơ của bà Sáu Dân, nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt thời kỳ 1975. (Ảnh: Xuân Dương)


Tìm đến nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Phục Nhứt, có 48 ngôi mộ chiến sĩ chưa biết tên, hầu hết là bộ đội miền Bắc, các chiến sĩ quê miền Nam đa phần đã được thân nhân nhận biết. Em trai tôi cũng nằm trong số liệt sĩ chưa biết tên đó.

Sau khi thắp hương tại nghĩa trang, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông chủ tịch xã đã chỉ đạo công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, bà vợ ông nằm trên chiếc võng mắc dưới cành cây, thấy có khách lạ đến thăm liền ngồi dậy hỏi: “Đến thăm có chuyện chi vậy, cho tiền phải không?”.

Kể lại câu chuyện này để muốn nêu một câu hỏi, bao nhiêu người có công với cách mạng đang sống ở Tiền Giang hiện sống ở mức nghèo khổ?

Bao nhiêu ấp, xã vẫn chưa có một con đường đúng nghĩa là đường cho người dân đi lại? Bao nhiêu trường học, bệnh viện còn thiếu cần phải đầu tư xây dựng?

Một bài viết trên Dân Trí trích dẫn ý kiến đại biểu Lê Dũng trong phiên họp HĐND tỉnh Tiền Giang:

Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở. Hàng trăm căn nhà xuống cấp nặng, sắp sập trong khi tuổi của họ đã cao, không còn sống bao lâu nữa. Tôi thấy xót xa lắm!”.

Xin nói thêm rằng ông Ba Lê, bà Sáu Dân, ông Bảy Mạnh và nhiều người khác mà người viết đã gặp trong chuyến đi gần hết các huyện tỉnh Tiền Giang tuổi đều đã khoảng 70-80, họ đều đã vào tù ra tội, vào sinh ra tử trong cuộc chiến giành độc lập tự do cho mảnh đất Tiền Giang nói riêng và tổ quốc nói chung. 

Vì sao hôm nay có người lại vội quên công lao, xương máu họ đã cống hiến cho quê hương, đất nước?

Những lập luận “hoành tráng” không kém quy mô hoành tráng của các dự án mà lãnh đạo các địa phương đưa ra như “xây dựng quảng trường là để nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa, tinh thần của người dân…” liệu có thật sự như vậy? 

Người dân Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông… muốn đến được quảng trường ở Mỹ Tho trước hết phải vượt qua mấy cây số đường bờ ruộng và cầu tạm, với đôi chân trần hay đôi dép dính đầy bùn ruộng, họ đến quảng trường ấy để làm gì?

Phải chăng, hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở quảng trường và tượng đài mà người ta phải xúm xít vào như vậy? 

Nếu ai đó ở Tiền Giang cho rằng quảng trường to đẹp là bộ mặt văn hóa, tinh thần của tỉnh thì xin hãy đọc trang thơ của bà Sáu Dân.

Bà cụ ấy hai lần bị địch bắt đi tù, đã làm chủ tịch xã khi không ít cán bộ đương chức Tiền Giang ngày nay còn chưa cất tiếng khóc chào đời;

Hãy nghe câu chuyện của ông Tám Toán, người chiến sĩ đã phải đổi tấm ảnh cha mình lấy mấy cân sắn cho bộ đội đỡ đói hành quân chiến đấu.

Nghe những cán bộ, chiến sĩ năm xưa kể chuyện, nhìn ngấn nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo của họ, chợt thấy buồn cho ai đang vội sống, đang vội quên quá khứ nhưng lại rất nhớ … quảng trường.

Xuân Dương 21/12/15 10:17

07 Tháng Mười 2014(Xem: 16415)
Một chiếc tàu chở dầu mang cờ hiệu Việt Nam vừa bị mất tích trên đường đi từ Singapore về Quảng Trị. Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay, 07/10/2014, cơ quan quốc tế chuyên trách theo dõi nạn cướp biển, trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã tỏ ý lo ngại trước khả năng chiếc tàu bị hải tặc cướp đi.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 16338)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 17207)
Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến. Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 17599)
Bộ Nội vụ Việt Nam mới đề xuất bổ sung thẩm quyền của thủ tướng như giao quyền bộ trưởng trong trường hợp khuyết hay tạm giao quyền chủ tịch UBND tỉnh khi địa phương chưa kịp bầu chức danh này. Luật tổ chức Chính phủ 2001 được cho là hạn chế nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 18852)
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhận định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là bước tiến tự nhiên trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ. Theo ông, hai nước đã nối lại quan hệ gần 20 năm nay, quan hệ giữa hai bên đã bình thường, còn việc cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là bất bình thường.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20686)
Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC
18 Tháng Chín 2014(Xem: 40938)
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 19383)
Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 24281)
Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".
09 Tháng Chín 2014(Xem: 16453)
- Khi gửi bức thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được hồi đáp của ngài bộ trưởng, cũng không có ý đổ lỗi cho người đứng đầu ngành giáo dục về những bất cập mà người học ĐH, sau ĐH VN đang phải hứng chịu.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 18767)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 17548)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 20576)
Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20392)
“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
25 Tháng Tám 2014(Xem: 17194)
Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Thị Hường (40 tuổi, vợ của nguyên bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai mạc sáng mai 22-8.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 18546)
Với niềm ưu ái, tôi kính chào Đức Tổng Phanxicô Xaviê, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể Anh Chị em đang hiện diện nơi đây.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 16581)
Ngày 7/8, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan đã ký kết thỏa thuận mua lại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với giá gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng).
15 Tháng Tám 2014(Xem: 15907)
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, hiện đang ở Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài từ 13/8-16/8.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 15757)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 19509)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?