Đây, Việt Nam ta đây:

22 Tháng Mười Hai 20158:17 CH(Xem: 14369)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 23 DEC 2015

Đây, Việt Nam ta đây:

Quảng trường nghìn tỷ và tấm ảnh trị giá 10 cân sắn

(GDVN) - Hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở đó mà người ta phải xúm xít như vậy?

Câu chuyện UBND tỉnh Tiền Giang quyết định đầu năm 2016 sẽ khởi xây dựng quảng trường trung tâm bao gồm bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật... với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng đã khiến dư luận phải dành nhiều giấy mực.

Chuyện ở Tiền Giang khiến người viết nhớ lại chuyến đi tìm mộ em trai, liệt sĩ trinh sát đặc công Dương Văn Quý hy sinh tại Tiền Giang năm 1972, chuyến đi bắt đầu từ ngày 4/12/2015.  

Đến Tiền Giang chúng tôi gặp được hai người đồng đội của chú em đang sống với gia đình ở thị xã Gò Công: Đại tá Đỗ Phúc Toán, nguyên Phó tham mưu trưởng Sư 339, quân khu 9 và ông Bình Luận, người chiến sĩ trinh sát thông tin năm xưa. 

Cả hai ông cùng nhập ngũ với em tôi ngày 26/12/1970, tiểu đoàn 546, trung đoàn 5 đoàn 2008B, đa số chiến sĩ tiểu đoàn là học sinh, sinh viên và đều quê Quảng Ninh. 

Ông Toán quê Đông Triều, ông Bình Luận quê Móng Cái, còn em tôi ở thành phố Hạ Long (đều thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ông Toán kể, sau một năm huấn luyện trinh sát đặc công nước, tháng 12 năm 1971 đơn vị hành quân từ Quảng Bình qua Lào vào Tiền Giang. Đi bộ ròng rã 6 tháng 12 ngày, tháng 6/1972 vào đến Gò Công. 

Trên đường hành quân hy sinh hơn 100 chiến sĩ, có lúc cả đại đội không còn lương thực, ông cùng đồng đội vào bản của người Lào vận động bà con giúp đỡ. Bà con nước bạn gặp bộ đội cụ Hồ không đòi hỏi gì, chỉ xin tấm ảnh Bác Hồ, tiếc là không ai mang theo. 

Ông Toán đành lấy tấm ảnh cụ thân sinh đưa cho bà con, họ thấy ảnh ông cụ có râu thì tin ngay đó là ảnh quý, mọi người gom cho ông bao sắn chừng 10 cân, ông mang vội về chia cho anh em trong đơn vị. 

Sau chiến tranh chống Mỹ ông lại hành quân qua biên giới Tây Nam, ngày ông về Đông Triều thì cụ thân sinh đã mất, gia đình không còn bức ảnh nào của cụ, ông thở dài nói: “Bây giờ trên bàn thờ không có ảnh bố, nếu tìm gặp xin lại được bức ảnh, dẫu có phải trả hàng chục triệu cũng không tiếc”.

Ông Bình Luận kể năm 1976 ông giải ngũ, lấy vợ sinh con, khó khăn khiến vợ chồng ông bồng bế con cái về Móng Cái xin ruộng cấy lúa. Lúa cấy chẳng đủ ăn, cả nhà lại dắt nhau về Tiền Giang sinh sống. 

Gặp ông Ba Lê ở Cai Lậy, người trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công tỉnh đội Tiền Giang khi xưa, sau chiến tranh với Pôn Pốt, ông giải ngũ, căn nhà ông sống cùng vợ con có lẽ chắc chắn nhất là mấy chiếc cột bê tông, lợp lá dừa. 

image066

Tác giả chụp ảnh với gia đình ông Ba Lê (Ảnh chụp tại nhà ông Ba Lê do tác giả cung cấp)


Đường vào nhà ông dài khoảng 2 cây số từ đường lớn, con đường ấy có bề rộng chừng 60 phân, luồn lách qua các rặng dừa, cầu tạm, xe ôm chạy chừng 10 phút, nếu gặp người đi ngược chiều thì một người phải tạt xuống ruộng nhường đường.  

Ngồi sau xe qua các cầu tạm mà tim đập thình thịch, được cái mấy bác xe ôm đã quen đường nên đành cố mà yên tâm.

Hoàn cảnh khó khăn khiến ông ngại không muốn gặp lại đồng đội, 40 năm sau hòa bình, ông Bình Luận, ông Toán mới tìm được người bạn vào sinh ra tử khi xưa.

Nhờ ông Ba Lê, gia đình biết được thông tin khi chú em tôi hy sinh, đó là trận đánh vào mùa khô 1972, sau khi gặt lúa, trận đánh diễn ra trên địa bàn ấp Bình Thọ 1, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo. 

Ông Ba Lê kể, trời tối, xác quân nhân hai phía chết đầy đồng như những bó lúa dân gặt để lại. Bộ đội hy sinh chừng 15 người, sau khi chôn cất liệt sĩ là hành quân di chuyển, từ đó ông chưa trở lại nơi diễn ra trận đánh nhưng vẫn nhớ một số cán bộ địa phương nơi đó.

image067

Bà Sáu Dân (áo hoa) – nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt chụp ảnh cùng tác giả và mọi người


Theo chỉ dẫn của ông Ba Lê, chúng tôi tìm về xã Bình Phục Nhứt – huyện Chợ Gạo gặp bà Sáu Dân. Năm 1972 bà bị địch bắt, chồng chết, bà sinh người con thứ hai trong tù. Ra tù bà hoạt động công khai, đến 1974 lại bị bắt, bị giam 13 tháng. 

Sau hòa bình bà làm chủ tịch xã. Khi chia tay, giữa trời nắng gắt, đứng trước cổng nhà bà níu giữ mọi người đứng lại nghe đọc bài thơ tự viết về cuộc đời mình, bài thơ có những câu: 

Năm bảy ba vừa làm nuôi mẹ

Vừa nuôi con vừa nuôi chiến sĩ…

Năm bảy lăm tiếp tục hoạt động
…”

image068

Ảnh chụp một trang trong tập thơ của bà Sáu Dân, nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt thời kỳ 1975. (Ảnh: Xuân Dương)


Tìm đến nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Phục Nhứt, có 48 ngôi mộ chiến sĩ chưa biết tên, hầu hết là bộ đội miền Bắc, các chiến sĩ quê miền Nam đa phần đã được thân nhân nhận biết. Em trai tôi cũng nằm trong số liệt sĩ chưa biết tên đó.

Sau khi thắp hương tại nghĩa trang, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông chủ tịch xã đã chỉ đạo công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, bà vợ ông nằm trên chiếc võng mắc dưới cành cây, thấy có khách lạ đến thăm liền ngồi dậy hỏi: “Đến thăm có chuyện chi vậy, cho tiền phải không?”.

Kể lại câu chuyện này để muốn nêu một câu hỏi, bao nhiêu người có công với cách mạng đang sống ở Tiền Giang hiện sống ở mức nghèo khổ?

Bao nhiêu ấp, xã vẫn chưa có một con đường đúng nghĩa là đường cho người dân đi lại? Bao nhiêu trường học, bệnh viện còn thiếu cần phải đầu tư xây dựng?

Một bài viết trên Dân Trí trích dẫn ý kiến đại biểu Lê Dũng trong phiên họp HĐND tỉnh Tiền Giang:

Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở. Hàng trăm căn nhà xuống cấp nặng, sắp sập trong khi tuổi của họ đã cao, không còn sống bao lâu nữa. Tôi thấy xót xa lắm!”.

Xin nói thêm rằng ông Ba Lê, bà Sáu Dân, ông Bảy Mạnh và nhiều người khác mà người viết đã gặp trong chuyến đi gần hết các huyện tỉnh Tiền Giang tuổi đều đã khoảng 70-80, họ đều đã vào tù ra tội, vào sinh ra tử trong cuộc chiến giành độc lập tự do cho mảnh đất Tiền Giang nói riêng và tổ quốc nói chung. 

Vì sao hôm nay có người lại vội quên công lao, xương máu họ đã cống hiến cho quê hương, đất nước?

Những lập luận “hoành tráng” không kém quy mô hoành tráng của các dự án mà lãnh đạo các địa phương đưa ra như “xây dựng quảng trường là để nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa, tinh thần của người dân…” liệu có thật sự như vậy? 

Người dân Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông… muốn đến được quảng trường ở Mỹ Tho trước hết phải vượt qua mấy cây số đường bờ ruộng và cầu tạm, với đôi chân trần hay đôi dép dính đầy bùn ruộng, họ đến quảng trường ấy để làm gì?

Phải chăng, hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở quảng trường và tượng đài mà người ta phải xúm xít vào như vậy? 

Nếu ai đó ở Tiền Giang cho rằng quảng trường to đẹp là bộ mặt văn hóa, tinh thần của tỉnh thì xin hãy đọc trang thơ của bà Sáu Dân.

Bà cụ ấy hai lần bị địch bắt đi tù, đã làm chủ tịch xã khi không ít cán bộ đương chức Tiền Giang ngày nay còn chưa cất tiếng khóc chào đời;

Hãy nghe câu chuyện của ông Tám Toán, người chiến sĩ đã phải đổi tấm ảnh cha mình lấy mấy cân sắn cho bộ đội đỡ đói hành quân chiến đấu.

Nghe những cán bộ, chiến sĩ năm xưa kể chuyện, nhìn ngấn nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo của họ, chợt thấy buồn cho ai đang vội sống, đang vội quên quá khứ nhưng lại rất nhớ … quảng trường.

Xuân Dương 21/12/15 10:17

02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14953)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14785)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14846)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15867)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18985)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17228)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17793)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 17100)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36563)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19417)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 17113)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16553)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16424)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15793)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18285)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19468)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28401)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 18016)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16608)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719