Ts Nguyễn Nhã: Thư gửi Cô Giáo Trần Thị Lam, Hà Tĩnh

13 Tháng Năm 201612:35 SA(Xem: 27179)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 13  MAY  2016

Thư gửi Cô Giáo Trần Thị Lam, Hà Tĩnh

 

 Cô Giáo Lam thương quí,

Ngày hôm nay, sau khi dự buổi nói chuyện của GSTS Chung Hoàng Chương về “Nắng hạn ở Đồng bằng sông Cửu Long” do “Trung tâm Nghiên Cứu chiến lược & quốc tế “tại Trường Đại Học KHXH& NV, TP.HCM, tôi có gửi cho một số đồng nghiệp “Lá thư ngỏ gửi cho các vị nguyên thủ quốc gia có Tô giới thế kỷ XIX”,Tôi phải vội về Phòng Quản lý sau Đại Học của Đại Học Sàigòn để lấy bài thi mang về để chấm cuối học phần : “Quá trình xác lập, thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN” mà lòng tôi cứ bâng khuâng về bài thơ của Cô được phổ biến trên mạng.

 

 Với kinh nghiệm của một người nghiên cứu lịch sử, bài thơ của Cô đúng là một bài thơ yêu nước thương dân, sẽ có tác dụng giáo dục rất cao cho cả các thế hệ thanh niên mai sau để họ làm nên lịch sử không chịu cúi đầu trước năm châu và như tôi đã phát biểu mỗi người phải có một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng đất nước ta thành cường quốc biển chứ không sẽ bị lệ thuộc với bất cứ cường quốc nào.

 

Một đầu bếp Nhật Bản Onuki Hiroo đến giao lưu ẩm thực Việt-Nhật ở nhà tôi đã phàt biểu rằng ông ta rất ngưỡng mộ Việt Nam (vì Việt Nam đã từng chiến thắng các cường quốc) , đã nhiều lần đến Việt Nam, song mỗi lần đến Việt Nam đều rất thất vọng vì thấy thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết quí trọng lịch sử văn hóa quí giá  của đất nước mình sẽ sinh ra nhiều tiền. Vì tự hào về lịch sử văn hóa của đất nước mình, sẽ tích cực xây dựng đất nước mình trở thành cường quốc như nước Nhật thì người dân, thanh niên thiếu gì người giầu có nhiều tiền. Còn cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà lại rất có hại cho đất nước đến đâu như dự án Formosa ở Hà Tĩnh hay dự án “Bâu Xít” ở Tây Nguyên tưởng có lợi cho Đất nước mà không biết nhìn xa  thì cũng cứ làm.

 

Vì cứ bâng khuâng mà lại vì có nhiều trăn trở với Đất nước, nên không thể vô cảm đối với bài thơ của Cô nên tôi đã họa lại bài thơ của Cô và gửi thư này cho Cô.

 

 Tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng đừng làm phiền Cô và các anh công an cũng đừng đánh đập các người biểu tình, phải tôn trọng họ.

 Nhà sử học Hoàng Xuân Hãn từng viết rằng: “Một gương sáng lịch sử là mỗi khi thế nước suy hèn vì chia rẽ và nội loạn thì mỗi khi lân bang lấn cõi: Hồ chịu mất đất Cổ Lâu ( thuộc Lạng Sơn, 1405), Mạc dâng đất La Phù (Quảng Ninh, 1540), Trịnh mất đất nhiều dộng ở biên giới Tây Bắc và triều Nguyễn khi bị quân Pháp đặt chế độ bảo hộ, ta đã mất nhiều đất, nhất là mỏ đồng Tụ Long.“Nay nay vụ quần đảo Hoàng Sa bị chiếm là triệu chứng cụ thể của những thiệt hại gây bởi sự bất hòa giữa dân ta,Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đất của Việt nam thống nhất. Khi nước Việt Nam còn chịa đôi thì khó lòng điều đình để Hoàng Sa trở lại đất ta, tuy rằng nhiều chứng xưa nay, trong ngoài bảo rằng đó là đất  Việt” ( Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa).

 

 Tôi kêu gọi người Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, địa phương ở trong và ngoài nước hãy vì quyền lợi tối thượng của dân Tộc, hãy lấy thời cơ này mà cùng nhau góp phần xây dựng đất nước Việt nam thành hùng mạnh thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc quốc, nhất là phải khai thác thời cơ khi vào khối TTP, hãy giúp các thanh niên khởi nghiệp làm ăn làm giàu hầu để thoát Trung và góp phần giúp Việt Nam có nền kinh tế hùng mạnh.

 Bất cứ chính quyền nào, thế lực chính trị nào biết khai thác thời cơ này sẽ tồn tại…

 Xin có lời tâm huyết gửi tới Cô mong được Cô chia xẻ và truyền lửa cho các thế hệ thanh niên  muôn đời sau.

 

 Xin gửi kèm sau đây bài  thơ họa Thơ  của Cô, “Những vần thơ lục bát Thương ca Hà Tĩnh”, mong được các học sinh hát dân ca để giữ hồn Dân tộc  và Lá thư ngỏ gửi cho các vị nguyên thủ quốc gia có các tô giới thế kỷ thứ XIX và theo tôi ở Formosa – Hà  Tĩnh hay “Bâu xit” ở Tây Nguyên khi không cho các cơ quan chức năng vào đất này kể cả bất chấp luật lệ Việt Nam, đem người lao động phổ thông đến ở lại không dùng các người Việt Nam kể cả  lao động phổ thông là vùng dất Việt Nam ấy đã đánh mất  mất chủ quyền, chẳng khác nào Tô giới ở thế kỷ XIX.

 Thân quí,

 Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

11/5/2016

 

 Đính kèm:

 1/ Thơ họa của TS Nguyễn Nhã

 2/ Thương ca Hà Tĩnh

 3/ Lá thư ngỏ của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã gửi các nguyên thủ quốc gia có tô giới thế kỷ XIX

 

1/ THƠ HỌA CỦA TS NGUYỄN NHÃ BÀI THƠ “ĐẤT NƯỚC MÌNH CÓ NGỘ QUÁ KHÔNG ANH” CỦA CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM

Đất nước mình quá ngộ, trả lời em

Bốn ngàn năm chịu  mãi họa xâm lăng

 Bốn ngàn năm ít thời gian xây dựng

 Bao bất công vẫn tiếp tục lan tràn

 

 Đất nước mình quá lạ, trả lời em

 Những chiếc bánh chưng kỷ lục đâu có lạ

 Chỉ lạ  tượng đài nghìn tỷ mà thôi

 Đâu quan tâm đến sinh mạng con người

 

 Đất nước mình buồn quá, trả lời em

 Rừng vàng biển bạc đâu có còn

 Cũng chỉ vì quản lý quá lơi lỏng

 Hay chỉ quan tâm lợi ích nhóm thôi

 

 Đất nước mình thương quá trả lời em

 Nợ công nhiều quá mà ta phải chịu

 Trách nhiệm mai sau thanh niên phải chịu

 Nợ nần  hết cũng chẳng chịu cúi đầu ( trước Năm châu)

 

  Đất nước rồi đây em sẽ phải biết

  Phải chiến thắng cuộc chiến không nổ súng

  Phải thoát Trung bắc thuộc lần thứ Tư

   Phải trở thành cường quốc thật đó ư!

 

 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

 11/5/2016

 

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH của Cô giáo Trần Thị Lam- Hà Tĩnh

 

Đất nước mình ngộ quá phải không anh


Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn


Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm


Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

 

Đất nước mình lạ quá phải không anh


Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ


Những dự án và tượng đài nghìn tỉ


Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

 

 

Đất nước mình buồn quá phải không anh


Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc


Rừng đã hết và biển thì đang chết


Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

 

Đất nước mình thương quá phải không anh


Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại


Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải


Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

 


Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh

Anh không biết em làm sao biết được


Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước


Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

 

2/ THƯƠNG CA HÀ TĨNH

  • Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sỉ sử học


(Chủ nhiệm CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền -Trung Tâm Văn Hóa TP.HCM, Chủ nhiệm CLB Ca Trù & Hát thơ Lạc Việt, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cùu Ẩm Thực Việt Nam)

 

1.Hoan Chân là thưở ban đầu

Nghệ An- Hà Tĩnh Hoan Châu , châu cùng

Đến thời Minh Mạng chẳng cùng

 Chẳng cùng xứ , trấn chẳng cùng tỉnh đâu

2.chia thành hai tỉnh ra sao

 Hà Tĩnh một tỉnh kia nào Nghệ An

Rồi nhập(1976) lại tách (1991) mấy lần

Một chín chin mốt(1991) một lần cuối thôi

3.Hà Tĩnh đất hẹp hẳn rồi

Nhiều vịnh nhiều vũng Áng thời vũng sâu

 Vũng Áng đất sỏi ra sao

phải giữ thế nào sỏi đá còn nguyên

4.Ngược dòng lịch sử đầu tiên

Hà Tĩnh thuộc nước trước tiên Việt Thường

Vua Hùng dựng nước Việt luôn

Văn Lang Cửu Đức ta thường phân ra

5.Nào bộ Cửu Đức của ta

Đến thời Bắc Thuộc thuộc vào Cửu Chân

Trải qua thay đổi xa gần

Hà Tĩnh biến đổi ta cần hiểu ra

6.địa đầu Tổ quốc tiến xa

Châu Ô Châu Lý do bà Huyền Trân

đồ sính lễ của Chế Mân

 đèo Ngang đã vượi Hải Vân vượt cùng

7.địa đầu Hà Tĩnh thôi cùng

 cùng với Đồng Hới thành trung tâm rồi

trung tâm ở giữa đấy thôi

 hai đầu trên dưới có người tưởng ra

8.đòn gánh giữa thúng ở hai

 hai miền Nam Bắc là hai thúng rồi

thúng gạo Nam Bắc thiệt rồi

Cửu Long châu thổ, đó thôi sông Hồng

9.Hà Tĩnh đất hẹp người đông

Truyền thống dựng nước có công hàng đầu

Vững vàng đúng vững tuyến đầu

Từ đây Đất nước tiến vào Phương Nam

10.Truyền thống giữ nước ngang tàng

 Hương Khê danh tiếng cụ Phan Đình Phùng

Cần Vương chống Pháp hào hùng

Ngàn Trươi bất khuất đã từng chiến khu

11.Hà Tĩnh lại rất nhiều hồ

Cửa Thờ, Sông Rác, Kẻ (Gỗ) hồ nổi danh

 Bài hát Hò Kẻ Gỗ đã đành

Sông Lam sông lớn đã thành danh lam

12. Danh Lam thắng cảnh Sông Lam

 Chụp hình rất đẹp hứng làm thơ hay

Núi Hồng Lĩnh địa linh này

Địa linh nhân kiệt nơi này nổi lên

 13.Hồng Sơn văn phái “ Hoa tiên”

Mai Đình Mộng Ký dấy lên văn đàn

 Truyện Kiều tột đỉnh thơ văn

Nguyễn Du nổi tiếng rõ ràng đấy chăng

14.Công Trứ Uy Viễn tướng công

Sẵn sàng làm lính lại cùng làm thơ

Thơ văn hát nói ca trù

Trở thành độc đáo nhất từ Việt Nam

15.Làng Cổ Đạm rất danh vang

cái nôi đàn đáy danh vang ca trù

địa linh nhân kiệt đấy ư

biết bao danh sĩ rất ư tự hào

16. ( Phan )” Phu Tiên  Nguyễn Biểu Tà Ao

 Phan Huy Ích Nguyễn Thiếp nào biết chăng

 Hoàng Xuân Hãn đã rõ rằng

 Nho học, Tây học thay bằng Quốc văn

17.Làng nghề độc đáo như văn

Có nhiều làng nhất làng văn đâu bằng

Tỷ như làng mộc nhiều làng

 Cả trong ngoài nước cũng ăn khách nhiều

18. Chạm trổ tiện thật cao siêu

Đúc đồng đan lát còn nhiều nữa cơ

Làng nghề Hà Tĩnh bây giờ

 rất cần chăm sóc đang chờ chủ trương

19.Hà Tĩnh là tỉnh làm gương

 Nghiên cứu mặt mạnh chủ trương có liền

 ẩm thực du lịch tất nhiên

Kẹo cu đơ bánh đa(vừng) liền quan tâm

20.Bưởi Phúc Trạch cũng thích ăn

 Càng cần quảng bá món ăn ngon nào

 Ram bánh  muối hến sông nào

 Sông La nổi tiếng gỏi cá nào biết chăng

21.Mực nháy Vũng Áng thích ăn

 Bánh bèo Hà Tĩnh thích ăn thế nào

Bún bò Đức Thọ ngon sao

Cam bù Hà Tĩnh Hương Sơn mua về

22. Những ai du lịch nên đi

 Đến vùng Hà Tĩnh ta thì thích ngay

 Địa linh nhân liệt nơi này

 Bảo tàng hoành tráng cố xây nên cùng

23.Nguyễn Du đệ nhất nói chung

 Cũng cần qui hoạch một vùng nghĩa trang

 Giống như bên Áo  danh vang

 Thành Viennne du lịch nghĩa trang tuyệt vời

24 danh nhân nghệ sĩ có nơi

 Có nơi an nghỉ mọi người viếng thăm

Lại xây sân khấu ở gần

 Qui mô hoành tráng khách thăm rất nhiều

25, Hà Tĩnh tâm đắc nhiều điều

 Ông chủ tịch tỉnh làm điều rất hay

đem dân ca đến trường ngay

 để cho giới trẻ thấy ngay giữ hồn

26. Hà Tĩnh thử thách có luôn

 đương đầu xâm lược đã thường xảy ra

Hà Tĩnh phải chứng tỏ nha

Giữ hồn đất Việt xảy ra tuyệt vời./


3/ LÁ THƯ NGỎ CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC NGUYỄN NHÃ KÍNH GỬI CÁC VỊ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA CÁC NƯỚC CÓ TÔ GIỚI HỒI THẾ KỶ XIX VÀ TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC

 (kính nhờ các cơ quan truyền thông trong và ngòai nước kính chuyển)

(1 Tô giới Áo-Hung; 2 Tô giới Bỉ;3 Tô giới Anh :3.1 Chính phủ Anh nắm giữ ,3.2 Tư nhân Anh nắm giữ; 4 Tô giới Canada; 5 Tô giới Pháp; 6 Tô giới Đức; 7 Tô giới Ý; 8 Tô giới Nhật; 9 Tô giới Bồ Đào Nha; 10 Tô giới Nga; 11 Tô giới Hoa Kỳ; 12 Tô giới chung)_

Tôi là Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học, vốn say mê và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay và sinh ra đúng năm xảy ra Thế chiến thứ hai và biết rằng  kết thúc Thế chiến Thứ hai bằng hai quả bom nguyên tử và hiện nay thế giới có hàng ngàn quả bom hạt nhân , vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt trong đó cả các nước nhỏ như Bắc Triều Tiên, Iran và có khả năng của nhiều nhóm khủng bố thủ đắc. Tôi cũng biết rất rõ rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật có nhiều lợi ích cho nhân loại, song có nhiều nghịch lý, có nhiều nguy cơ hủy diệt nhân loại vì những bom hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt  mà còn gây ra sự biến đổi khí hậu và các độc chất hóa học như đang xảy ra ở vùng Vũng Áng- Hà Tĩnh đang tràn xuống các vùng biển các tỉnh Miền Trung Việt Nam có khả năng nhấn chìm nhiều phần dất của thế giới  và hủy diệt con người ở nhiều nơi trên thế giới.

 Tôi cũng biết rất rõ rằng Thế kỷ XIX với tình trạng không có pháp luật quốc tế  với hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” đã xảy ra việc các cường quốc chiếm các tô giới làm mất chủ quyền một số các nước yếu trong đó có Trung Hoa.

 Khái niệm Tô giới như Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi rõ : “Đừng nhầm lẫn với Nhượng địa.Theo luật quốc tế, một Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý. Thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn như trong trường hợp các công ty mậu dịch thực dân. Thường thường tô giới bị nhân nhượng hay được cho phép hay thậm chí bị chiếm giữ từ một quốc gia yếu thế sang cho một cường quốc mạnh hơn. Thí dụ, Nhà Thanh của Trung Hoa suy yếu cả về quân sự lẫn chính trị vào thế kỷ 19 bị ép buộc ký một số hiệp ước được cho là bất công, đã trao cho nhiều cường quốc thực dân châu ÂuNhật Bản một số quyền lợi trong đó có các tô giới”.

 

Tôi xin thỉnh giáo Quý vị nguyên thủ các quốc gia vốn có các tô giới hồi thế kỷ XIX về  khái niệm Tô giới trên có còn phù hợp với thế giới hiện nay hay không và vùng dất Formosa thuê 70 năm và hành sử trong vùng đất này ở Vũng Áng cấm người Việt kể các người có trách nhiệm  không được lai vãng để tha hồ làm gì dù có hại cho người Việt đến đâu chăng nữa, rõ ràng đây là vùng đất chẳng khác nào Tô giới thế kỷ XIX.

Tôi cũng được biết hiện Trung Quốc đang giáo dục cho người dân Trung Quốc kể cả các học giả như Vương Hàn Lĩnh hay như hướng dẫn viên du lịch ở bảo tàng gần Mộ Tần Thủy Hoàng đầu thập niên 90 thế kỷ XX,  đã giới thiệu với  hàng trăm các học giả quốc tế trong đó có GSTS Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều từ Bỉ rằng trước đây từ Hà Tĩnh ra phía Bắc là thuộc quốc của Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc trỗi dậy phải lấy lại Vùng đất đó, mặc dù họ thừa biết rằng từ thế kỷ X đến thời Vua Bảo Đại chấm dứt vào năm 1945, đều tự xưng là Hoàng đế và việc xin cầu phong, nộp cống chỉ là phép ngoại giao của thời phong kiến “cá lớn nuốt cá bé”.

 

 Tôi cũng biết rõ rằng sau hai cuộc thế chiến đã xuất hiện tổ chức như  Hội Quốc Liên vả Liên Hiệp Quốc từ hiến chương đến  nhiều  luật lệ trong đó có  Công ước Luật biển năm 1982 rất quan trọng để duy trì trật tự , hòa bình, ổn định trên thế giới.

 

 Tôi cũng biết chắc rằng để duy trì hòa bình, trật tự thế giới và để tránh nguy cơ thế giới, nhân loại bị hủy diệt không một quốc gia nào kể cả siêu cường được phép coi thường, đứng trên, đứng ngoài luật pháp quốc tế nhất là Tổ chức, luật pháp các nước đó đã từng là thành viên hay đã ký;  vì như thế sẽ có nhiều hệ lụy đến sự tồn vong của thế giới và nhân loại.

 

 Tôi cũng rất kính trọng những nước rất nhỏ nhất là ở Châu Âu như  nước Thụy Sỹ hay các nước Bắc Âu  hay Singapore ớ Á Châu dù nhỏ đến mấy cũng  có vị thế quan trọng trong thế giới có luật pháp.

 

 Vậy vì sự hòa bình, ổn định và sự tồn vong của Thế giới và của Nhân loại , kính xin Quý vị cứu xét và quan tâm đến việc Trung Quốc đã sử dụng khái niệm Tô giới vô cùng lạc hậu ở Vũng Áng và cho xả độc chất làm chết cá biển cũng như những hành động làm ô nhiễm Biển Dông cùng  việc bất chấp pháp luật quốc tế và sự thật lịch sử chủ quyền trên Biển Đông khi tuyên bố “Đường  lưỡi bò” ở Biển Đông( hay Biển Đông Nam Á) và bản đồ hơn 200 đoạn ở Thái Bình Dương.

 

 Sự quan tâm, những lời tuyên bố và các giải pháp của Quý vị rất hệ trọng đến sự duy trì hòa bình, ổn định của thế giới cùng sự tồn vong của nhân loại cũng như những mạng sống của nhân dân, nước nhỏ như Việt Nam dù có truyền thống lịch sử anh  hùng, song đang chịu nhiều nguy cơ từ những âm mưu hết sức thâm dộc của Nhà  cầm quyền Trung Quốc hiện nay.

 

Xin trân trọng

 Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

7/5/2016