Số phận long đong của người Việt từ Nga sang Litva

18 Tháng Bảy 20161:36 SA(Xem: 12265)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016


Số phận long đong của người Việt từ Nga sang Litva


 

image049

Vị trí địa lý của Litva.wikipedia


Tạp chí Courrier International tuần này có bản dịch một bài báo của tờ Veidas xuất bản tại Vilnius mang tựa đề « Theo dấu vết những người nhập cư Việt Nam ». Bài báo cho biết, từ giữa năm 2014, luồng người Việt di cư từ Nga sang không ngừng tăng lên. Chạy trốn khủng hoảng, trong tay không có giấy tờ gì, họ lang thang giữa Litva, Latvia, Ba Lan và Belarus.


Ông R.Pozela, người đứng đầu cơ quan biên phòng Litva giải thích : « Tình hình kinh tế Việt Nam rất xấu : 40% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. Đất nước này duy trì quan hệ lịch sử với Nga, nhiều người Việt vẫn đang sống và làm việc ở đó. Nhưng tại Nga, tình hình cũng thay đổi. Chính sách nhập cư trở nên khắt khe hơn, kinh tế sa sút. Thế nên người Việt buộc lòng phải di cư sang phương Tây, đi ngang qua lãnh thổ chúng tôi ».


Năm 2014, có 195 người Việt đã vượt qua biên giới Litva trái phép. Năm ngoái, con số này là 116 người. Còn năm nay, do tăng cường giám sát biên giới với Belarus, không có vụ nhập cư bất hợp pháp nào của người Việt được ghi nhận. Nhưng lúc sau này, lộ trình của họ đã chuyển sang Latvia, sau đó những di dân Việt dễ dàng đi vào Litva để rồi sang Ba Lan. Họ bị lính biên phòng của ba nước chận lại : có 301 vụ bắt giữ năm 2014, đến 2015 là 382 vụ, và từ đầu năm đến nay đã có 45 vụ.


Số công dân Latvia làm dịch vụ đưa người vượt biên cũng tăng lên : có 23 người đã bị bắt trong năm ngoái. Cho đến nay, những trung gian giúp vượt qua biên giới giữa Litva và Belarus là người Tchechenya. E.Gudzinskaite, thuộc bộ phận tư pháp và hợp tác quốc tế của cơ quan nhập cư Litva giải thích : « Thường thì những người Việt bị bắt có visa nhập cảnh Nga một lần. Tuy vậy họ không đi thẳng từ Nga đến Litva, như vậy thủ tục xuất nhập cảnh vào Nga có lỗ hổng, và chúng tôi phải gởi trả họ về Việt Nam ».


Lượng người không có giấy tờ nhập vào là vấn đề lớn nhất. Tiến trình xác minh danh tính thường rất lâu, và đã có những trường hợp không thể xác định được nhân thân. Và như vậy, những người đã ở trung tâm tạm cư Pabradé của Litva tối đa 18 tháng sẽ được trả tự do, mà không có một tờ giấy lận lưng.


Hà Nội không hăng hái trong việc nhận lại người Việt nhập cư


Ông E.Gudzinskaite nhận định : « Một giáo xứ ở Vilnius được giao phụ trách vấn đề người nhập cư. Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với chính quyền Việt Nam, liên quan đến các công dân Việt. Những người này sống bất hợp pháp tại Litva, và không thể trục xuất được. Họ không được phép làm việc, không có được thu nhập hợp pháp. Đó là một ngõ cụt ».


Aleksandras Kislovas, người quản lý trung tâm tạm cư cho biết thêm : « Năm ngoái, chúng tôi có một trường hợp như vậy và năm nay thì hơn một chục ca. Chúng tôi phải tôn trọng các thủ tục ngoại giao, không thể đòi hỏi tới tấp được. Sau khi gởi đi một hồ sơ, chúng tôi phải chờ ba tháng mới đưa tiếp một hồ sơ mới ».


Nhà chính trị học Konstantinas Andrijauskas giải thích : « Ngày nay Việt Nam vấp phải tình trạng đặc thù của những nước đang phát triển một cách nhanh chóng. Các ngành kỹ nghệ ở đô thị vốn ưa chuộng công nghệ mới phát triển nhanh, những cải cách kinh tế diễn ra theo hướng khuyến khích xuất khẩu, đứng chân được trên thị trường thế giới. Nhưng những cải cách này chỉ liên quan đến một bộ phận của xã hội Việt Nam. Bất bình đẳng xã hội bị đào sâu. Bên cạnh đó còn có vấn đề dân số gia tăng nhanh chóng, có thể vượt qua ngưỡng 100 triệu dân ».


Sự thiếu hợp tác của chính quyền Việt Nam trong vấn đề này, và trước số phận các công dân Việt vượt biên đi tìm thiên đàng mộng tưởng, không làm ngạc nhiên Konstantinas Andrijauskas. Nhà nghiên cứu nói : « Một số người khẳng định một cách hầu như chính thức, là chính quyền Việt Nam nhắm mắt làm ngơ trước hiện tượng di cư, vì nó giúp giảm áp lực dân số, thậm chí về chính trị, trước thử thách của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam. Việc Hà Nội không hợp tác với Litva hoàn toàn có thể hiểu được ».


Tờ báo đặt câu hỏi, tình hình kinh tế Nga và lượng người nhập cư từ Trung Á hiện diện đông đảo ở nước này, liệu sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho Litva hay không ? Hiện thời, các khó khăn kinh tế của Nga và của quê hương mình là yếu tố quyết định, trong sự chọn lựa của những người Việt nhập cư bất hợp pháp. Nhưng theo tờ Veidas, đôi khi họ « tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa », và rơi vào tình cảnh còn tệ hại hơn ở Litva.


Thụy My 16-

-2016 16:

28 Tháng Năm 2013(Xem: 17528)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17521)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24795)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16577)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20605)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18656)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.