Hộ chiếu song tịch và con đường vào Quốc hội VN

21 Tháng Bảy 20169:46 CH(Xem: 11503)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 22  JULY 2016


Đối lập Malta phê vụ hộ chiếu dân biểu VN

image075

Image caption Hai tờ báo Malta đưa tin hôm 21/7


Đảng đối lập chính tại Malta, Đảng Quốc gia, yêu cầu chính phủ giải thích vì sao một dân biểu Việt Nam có được hộ chiếu Malta, theo truyền thông Malta hôm 21/7.


Báo Times of Malta cho biết Đảng Quốc gia, đảng đối lập lớn nhất tại Malta, ra tuyên bố yêu cầu Thủ tướng giải thích vụ việc.


Đảng này nói về trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, vừa bị bác tư cách đại biểu Quốc hội Việt Nam.


“Trong vụ này, quy trình kiểm tra hoặc là đã không được thực hiện, hoặc không hiệu quả vì passport Malta được bán cho một người vi phạm luật, và cũng nhạy cảm về chính trị.”


Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam nói luật Việt Nam chỉ cho phép công dân có một quốc tịch, trong khi bà Nguyệt Hường không kê khai quốc tịch Malta trong hồ sơ ứng cử.


Đảng Quốc gia của Malta cáo buộc Thủ tướng nước này vẫn giữ im lặng cho tới nay về vụ việc.


Phản ứng của đảng đối lập về vụ này cũng được một báo khác, Malta Independent, tường thuật ngày 21/7.


BBC 20/7/16 5 giờ trước


VN tước tư cách dân biểu vì 'song tịch'


image077

Image copyright other Image caption Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam.


Hội đồng Bầu cử Quốc gia xác nhận việc tước tư cách một nữ dân biểu có hai quốc tịch vì “phạm luật”.


Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc được truyền thông tại Việt Nam dẫn lời nói việc không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) có hai quốc tịch là “hoàn toàn bất ngờ”.


Ông cho biết việc bà Hường có hai quốc tịch được phát hiện là từ “cơ quan chức năng” chứ “chúng tôi không biết”.


Ông Phúc xác nhận với báo giới là bà Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.


Trong khi ông Phúc nói nguyên nhân tước tư cách đối với đại biểu Hường là vì người ta “không trung thực trong kê khai hồ sơ” và “nói dối” thì ông cũng nói rằng Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không.


Ông Phúc nói thêm rằng Luật Quốc tịch đã quy định “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch” và rằng “muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình”.


“Trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên.


“Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch.”


Được biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia sau khi phát hiện ra vi phạm của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từ sau phiên họp thứ bảy ngày 15/7 đã họp khẩn cấp phiên thứ tám vào chiều 17/7 để xem xét, biểu quyết tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 của bà.


Chiều 17/7, 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia nhất trí không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa 14.


Được biết cá nhân bà Hường cũng nộp đơn xin rút “vì l‎y do sức khỏe”.


Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh năm 1970, quê Nam Định, từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13.


Trước khi bị tước tư cách dân biểu, bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương Thành phố Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam, theo truyền thông trong nước. (BBC 18 tháng 7 2016)


Làm sao để có quốc tịch Malta?


image079

Image copyright ThinkStock Image caption Malta nằm giữa Địa Trung Hải và chỉ có trên 400 nghìn dân


Malta không phải là nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) duy nhất cấp quốc tịch cho nhà đầu tư nào đem vào hòn đảo này 650 nghìn euro và mua bất động sản để cư trú.


Nhưng từ năm 2014, Cộng hòa Malta nhỏ bé (419 nghìn dân, diện tích 316 km2), cải thiện chính sách nhập cư để thu hút nhà đầu từ bằng cách cấp quốc tịch nhanh chóng cho họ.


Tiêu chuẩn nêu trên ngay trang mạng của chính phủ Malta ghi rằng cách thức đầu tư vào hòn đảo nằm ở Địa Trung Hải khá đa dạng: đầu tư trực tiếp bằng tiền, mua trái phiếu, mua bất động sản.


Chương trình 'Nhà đầu tư cá nhân' (Individual Investor Program, IIP) của Malta cho đến tháng 5/2015 đã nhận được gần 600 đơn xin nhập tịch dạng đầu từ từ hơn 40 quốc gia, theo một trang mạng tiếng Anh giới thiệu về chương trình này.


Cụ thể là nhà đầu tư cần đem vào khoản tiền ít nhất là 650 nghìn euro, và mua bất động sản cho thời hạn tối thiểu là 5 năm.


image081

Giá hộ chiếu Malta là khoảng 870 nghìn USD


Khoản bất động sản cũng phải trị giá ít nhất 350 nghìn euro.


Nhưng khoản tiền bỏ ra sẽ tăng lên cùng với số người trong gia đình cùng muốn nhập tịch Malta.


Cho vợ hoặc chồng, đó là cái giá 25 nghìn euro; cho con dưới 18 tuổi: 25 nghìn euro, con từ 18-26 tuổi chưa lập gia đình: 50 nghìn euro một người...


Không cần sống ở đó


Nếu mua trái phiếu chính phủ Malta hoặc các dạng trái phiếu được chính quyền công nhận, nhà đầu tư cần bỏ ra ít nhất 150 nghìn euro với cam kết 5 năm trở lên.


Chỉ sau khi có bất động sản và được cấp quyền định cư, nhà đầu tư mới được cấp quốc tịch.


image083

Image copyright Reuters Image caption Bà Marie Louise Coleiro Preca là tổng thống Cộng hòa Malta


Điều khiến Malta khác với những nước EU còn lại là người đệ đơn không cần phải ở Malta cả 365 ngày để nhận quốc tịch.


Lý do là luật xứ này coi "định cư" là "ý định cư trú trong một năm tài khóa", chứ không phải một thời hạn cụ thể để chứng tỏ sự gắn bó với quốc gia nhập tịch như nhiều nước EU khác.


Thậm chí nhà đầu tư còn không cần phải ở trong bất cứ nước EU khác nào để có quyền hội tụ đủ thời gian tính vào "thời hạn định cư" tại Malta.


Vì những lý do này, có báo châu Âu viết rằng "Malta bán quốc tịch".


Trong bài trên BBC News (04/06/2014), Kim Gittleson viết rằng cạnh các nước như Antigua, Barbuda và Grenada thì tại châu Âu có Malta, Hà Lan và Tây Ban Nha "cần tiền nên mở chế độ cho nhà đầu tư giàu có nhập tịch".


Tuy thế, thủ tục nhập tịch qua chi tiền dễ dàng hơn cả ở EU chỉ có Malta và Cyprus (đảo Síp).


Nhiều người Nga đã trở thành công dân EU tại Cyprus sau khi bỏ khoản tiền 2 triệu euro 'đầu tư'.


Điều khiến quan chức EU lo ngại là giá để nhận hộ chiếu Cyprus ngày càng giảm, từ 20 triệu euro cho cả nhóm nhà đầu tư bỏ tiền vào dự án cụ thể, xuống còn 5 triệu và sau là 2 triệu tính đến giữa 2014.


Nhà báo Kim Gittleson còn điểm ra một loạt quốc gia "cấp visa vàng" tức thẻ định cư cho nhà đầu tư.


Image copyright Thinkstock Image caption Đầu tư vào nhà cửa ở Malta là cách nhận giấy cư trú mà không cần đến ở


Đó là Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha ở châu Âu.


Ngoài ra, các nước Mỹ, Úc, Singapore cũng có chế độ tương tự nhưng thủ tục và 'giá cả' không giống nhau.


Hưởng các quyền lợi khác


Với công dân các nước ngoài châu Âu, việc nhập tịch ở một đảo quốc như Malta nghiễm nhiên cho 'tân công dân' quyền đi lại, cư trú, đầu tư, làm việc trên toàn EU.


Nhưng ngay cả hộ chiếu một hòn đảo ngoài châu Âu như Dominica cũng có sức mạnh đáng kể.


Vì là nước thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) có liên hệ lịch sử với Anh, hộ chiếu Dominica cho bạn quyền vào Anh và đến 50 quốc gia không cần thị thực nhập cảnh.


Bài trên BBC viết vào thời điểm đó, có dịch vụ cho phép bạn nhận cuốn hộ chiếu Dominica chỉ từ 14 ngày đến sáu tháng.


image085

Image copyright PA Image caption Một số hộ chiếu Commonwealth cho công dân họ vào Anh không cần visa./


BBC 18 tháng 7 2016

18 Tháng Mười Một 2018(Xem: 10628)
04 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9101)
01 Tháng Mười Một 2018(Xem: 10602)