Cá chết hàng loạt tại Nghi Sơn-Thanh Hóa

11 Tháng Chín 201611:41 CH(Xem: 12014)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 12 SEP 2016


image070

Nghi Sơn - Thanh Hóa: địa đầu của 4 tỉnh miền Trung.


Cá chết hàng loạt tại Nghi Sơn-Thanh Hóa: Lại do thủy triều đỏ


Chủ nhật, 11/09/2016


(Xã hội) - Kết quả bước đầu cho thấy, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại Nghi Sơn là do hiện tượng tảo nở hoa.


Hiện tượng tảo nở hoa


Liên quan đến việc gần 50 tấn cá lồng của 21 hộ dân tại xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa chết bất thường, chiều 10/9, trao đổi với Đất Việt, ông Lưu Trọng Quang – Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa cho biết kết quả xét nghiệm ở Hải Phòng bước đầu cho thấy cá chết do hiện tượng tảo nở hoa.


“Cụ thể thì phải chờ thêm để chúng tôi có báo cáo bằng văn bản. Nhưng sơ bộ là do hiện tượng tảo nở hoa. Kết quả ở Hải Phòng thì như thế nhưng các nơi khác thì phải chờ”, ông Quang cho hay.


image071

Kết quả bước đầu cho thấy, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại Nghi Sơn là do hiện tượng tảo nở hoa. Ảnh: NLĐ


Cùng ngày, thông tin thêm với Đất Việt, ông Lê Thanh Hà, Phó ban Quản ký khu Kinh tế Nghi Sơn cho biết, nguyên nhân đầu tiên đang được các ban, ngành chức năng nghĩ đến là hiện tượng thủy triều đỏ.


Theo ông Hà sau khi người dân phản ánh hiện tượng bất thường trên, đoàn kiểm tra liên ngành gồm có cảnh sát môi trường, Sở TN-MT, ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và huyện Tĩnh Gia. Cơ quan chức năng đã lập hồ sơ, ký biên bản và tiến hành lấy mẫu vật cá mẫu vật nước để đưa đi Hà Nội và Hải Phòng xét nghiệm, xác định nguyên nhân.


“Cá chết cũng chưa xác định được nguyên nhân chính xá là do xả thải độc hay do môi trường tự nhiên bị ô nhiễm lâu năm. Phải chờ kết luận chính thức. Khi đi tàu, ca nô dọc tuyến cá chết thì thấy có vài đốm nên chúng tôi đang nghi là do thủy triều đỏ, tảo nở hoa. Lâu nay không biết tảo kiểu gì nhưng chúng tôi nghĩ rằng có tảo độc. Trong Nghi Sơn có những năm sứa rất nhiều, không biết từ đâu tràn vào và nó nở ra”, ông Hà nhấn mạnh.


Bên cạnh đó, ông Hà cũng cho biết cơ quan chức năng đã yêu cầu người dân dọn dẹp và tính sơ bộ khối lượng thiệt hại từng nhà để sau khi có kết luận chính thức sẽ có phương án giải quyết.


“Về nguồn xả thải thì tôi khẳng định nhà máy lọc dầu chưa hoạt động, chưa xả thải. Nhiệt điện cũng chưa xả thải. Và các nhà máy trong khu vực cũng chưa có gì nên xả thải từ trên bờ xuống là chưa có”, ông Hà khẳng định.


Do con người gây ô nhiễm


Trong khi đó, trao đổi thêm thêm với Đất Việt về việc này, TS Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho biết, hiện tượng tảo nở hoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi môi trường biển bị ô nhiễm.


“Hiện tượng này do con người tác động vào gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm chất dinh dưỡng cho tảo nở hoa. Ở đây có thể hiểu là các chất thải đưa ra ngoài biển quá lớn, chủ yếu là ô nhiễm các chất hữu cơ. Việt Nam đã bị rất nhiều rồi chứ không phải bây giờ mới có”, TS Tề khẳng định.


Theo TS Tề ở môi trường ao nhỏ thì có thể khắc phục được hiện tượng này như ở những vùng rộng lớn như hồ, biển thì không thể và phải để môi trường tự làm sạch.


“Khu vực quanh Nghi Sơn là cả khu công nghiệp, khu dân cư đưa rác thải đổ ra. Ở đây chắc chắn là do con người gây ra”, TS Tề nói thêm.


(Theo Báo Đất Việt)


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Lọc dầu Nghi Sơn: Chưa xong đã lo bù lỗ 2 tỷ USD


Thứ ba, 16/08/2016


Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang được triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Nhà máy này được cấp giấy phép đầu tư vào tháng 4/2008 do Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện. Công ty này là liên doanh gồm 4 thành viên: Tập đoàn Dầu khí VN chiếm 25,1%; công ty Kuwait Petroleum Europe.B.V chiếm 35,1%, công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản chiếm 35,1%, công ty Mitsui Chemicals Inc Nhật Bản chiếm 4,7%. Tổng vốn đầu tư của dự án là 9 tỷ USD.


(Xã hội) - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) có thể phải bỏ ra tới 2 tỷ USD (hơn 40.000 tỷ đồng) để bù lỗ cho Dự án Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư 9 tỷ USD. Trong khi đó, lợi nhuận thu được từ việc góp vốn vào dự án này lại thấp hơn nhiều số tiền mà PVN phải bỏ ra để bù lỗ cho “siêu dự án” này.


Đầu tư 9 tỷ USD, bù lỗ 1,5-2 tỷ USD?


Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang được triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa có vốn đầu tư lên đến 9 tỷ USD. PVN là đối tác nội duy nhất và là 1 trong 4 đối tác góp vốn vào dự án.


Tuy nhiên, vai trò của PVN ở dự án này không chỉ dừng lại ở số vốn góp chiếm 25,1%.


image073

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang trong quá trình xây dựng. Ảnh: Đại Dũng


Theo thỏa thuận giữa Chính phủ – do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen…).


Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Nhà nước Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm phải bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.


Đây chính là mấu chốt cho các tính toán thiệt hơn ngày càng lộ rõ.


Trên thực tế, theo lộ trình hội nhập, thuế nhập khẩu dầu từ ASEAN hiện nay (0%) đã thấp hơn giá trị ưu đãi cho lọc dầu Nghi Sơn.  Vì thế, nếu lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, trong vòng 10 năm, PVN sẽ phải bỏ ra hàng tỷ USD để bù lỗ cho nhà máy này.


Cụ thể, theo một tính toán gần đây, với giá dầu 45 USD/thùng, dự kiến PVN sẽ phải bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn 1,54 tỷ USD. Số tiền bù lỗ này sẽ lên 1,8 tỷ USD nếu giá dầu 50 USD/thùng. Còn ở phương án giá dầu 70 USD/thùng, PVN dự kiến sẽ phải chi ra 2 tỷ USD để bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn.


Tóm lại, trong 10 năm kể từ khi lọc dầu Nghi Sơn vận hành, PVN có thể sẽ phải bỏ ra 1,5- 2 tỷ USD (từ 30.000 tỷ-trên 40.000 tỷ đồng) để bù lỗ cho dự án này.


Con số này vẫn chưa kể số kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho lọc dầu Nghi Sơn để đầu tư các hạng mục công trình.


Theo báo cáo của PVN, tổng mức hỗ trợ từ PVN cho lọc dầu Nghi Sơn để đầu tư các hạng mục công trình bên trong dự án như đê chắn sóng, đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng… là hơn 3.800 tỷ đồng.


Lợi nhuận thu về không đủ bù lỗ?


“Đứng mũi chịu sào” bù lỗ cho lọc hóa dầu Nghi Sơn, còn lợi nhuận thu được của PVN với tư cách cổ đông tham gia góp vốn vào lọc dầu Nghi Sơn là bao nhiêu?


image075

Nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: L.Bằng


Theo tính toán, nếu giá dầu 45 USD/thùng, dự kiến PVN sẽ thu được 716 triệu USD trong vòng 10 năm, tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.


Còn nếu giá dầu 50 USD/thùng dự kiến PVN sẽ thu được lợi nhuận khoảng 1.400 tỷ đồng/năm.


Như vậy, về cơ bản khi lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thì PVN phải bù lỗ bình quân từ 80-110 triệu USD/năm, tương đương khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng/năm.


Đó là chưa tính đến hỗ trợ trực tiếp cho lọc dầu Nghi Sơn để đầu tư các hạng mục công trình bên trong khu liên hợp lọc hóa dầu này là hơn 3.800 tỷ đồng.


Viễn cảnh này cũng đã được PVN đánh giá đầy đủ trong một báo cáo gửi Chính phủ hồi cuối năm 2015. Khi đó, con số hàng tỷ USD bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn cũng đã được PVN nói đến. Đi kèm đó,  PVN đã đề xuất hàng loạt kiến nghị để có tiền bù lỗ cho lọc dầu Nghi Sơn.


Một trong những phương án được PVN đề xuất là Chính phủ cần xây dựng quỹ (có thể tên là quỹ phát triển năng lượng bền vững), hình thành từ khoản phí xăng dầu tiêu dùng do tập đoàn này thu ngay tại cổng nhà máy khi bán sản phẩm cho khách hàng.


Một phương án khác nữa là cho phép PVN được giữ lại số tiền chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xăng đang áp dụng hiện nay (20%) so với mức ưu đãi cho Nghi Sơn (7%). Tuy nhiên, PVN cho biết số tiền thu được từ khoản chênh lệch này (13%) mới chỉ đủ chi trả 80-85% số cần thanh toán cho Nghi Sơn từ 2017-2022, nhưng với điều kiện là không giảm thuế nhập khẩu xăng.


Mới đây, đại diện Bộ Tài chính đã làm việc với PVN để trao đổi, làm rõ, tính toán tổng chi phí hỗ trợ dành cho lọc dầu Nghi Sơn theo nguyên tắc chỉ tính những hỗ trợ đặc biệt dành riêng cho dự án; tính toán tổng lợi ích thu được của PVN khi tham gia dự án, chênh lệch hiệu quả dự án giữa hai phương án có hoặc không có hỗ trợ của Chính phủ để làm cơ sở xác định tác động đến số lỗ của PVN.


Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang được triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Nhà máy này được cấp giấy phép đầu tư vào tháng 4/2008 do Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn thực hiện. Công ty này là liên doanh gồm 4 thành viên: Tập đoàn Dầu khí VN chiếm 25,1%; công ty Kuwait Petroleum Europe.B.V chiếm 35,1%, công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản chiếm 35,1%, công ty Mitsui Chemicals Inc Nhật Bản chiếm 4,7%.


Tổng vốn đầu tư của dự án là 9 tỷ USD, vốn điều lệ của công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn là 2,44 tỷ USD. Dự án hoạt động 70 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN 10% trong suốt thời gian 70 năm và nhiều ưu đãi khác.


(Theo Vietnamnet)


Nguyễn Tấn Dũng » Pháp luật - Xã hội »


Hàng trăm lao động Trung Quốc vào làm việc tại Nghi Sơn

Thứ tư, 19/03/2014,


(Xã hội) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận kế hoạch sử dụng lao động người nước ngoài của một số dự án đang triển khai tại Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia). Theo đó, trong tổng số 321 lao động của nhiều quốc gia có tới 166 người Trung Quốc.


image076

Hàng trăm lao động Trung Quốc vào làm việc tại Nghi Sơn


Riêng nhà thầu Viện nghiên cứu và thiết kế ximăng Hợp Phì (Trung Quốc) đưa 163 lao động Trung Quốc sang làm việc từ nay đến tháng 12-2014 tại dự án dây chuyền hai của Nhà máy ximăng Công Thanh. Điều đáng nói là trong số này chỉ 49 lao động có trình độ chuyên môn đại học trở lên, sẽ đảm nhiệm các chức danh quản lý, giám sát của nhà thầu. 114 người còn lại là thợ lái cẩu tháp, thợ hàn, thợ cơ khí, thợ lắp đặt thiết bị điện. Số lao động kỹ thuật này tại VN đều sẵn có nhưng nhà thầu Trung Quốc không tuyển dụng./

10 Tháng Hai 2022(Xem: 3607)
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4529)