Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm”

23 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 20141)

RFA 11.06.2013

thu_tuong_nguyen_tan_dung_duoc_tin_nhiem_thap_nhat_trong_so_cac_lanh_dao_viet_nam_sau_cuoc_bo_phieu_o_quoc_hoi

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) được tín nhiệm thấp nhất trong số các lãnh đạo Việt Nam sau cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội công bố hôm 11/06/2013.

AFP Photo

8 giờ 35 phút sáng ngày thứ Ba 11/6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn đã được công bố trước Quốc hội.

Theo thể thức bình chọn, kết quả bỏ phiếu được chia thành 3 loại: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Người dẫn đầu về số phiếu “tín nhiệm cao” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội, được 372 trên tổng số 492 đại biểu tín nhiệm.

Trong khi đó, người đứng đầu về số phiếu “tín nhiệm thấp” là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu bầu, chỉ đạt chưa tới 18% “tín nhiệm cao.”

Ở 3 vị trí lãnh đạo cao cấp, số phiếu “tín nhiệm cao” dành cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là 330, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 328 phiếu và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 210 phiếu.

Xét về số phiếu “tín nhiệm thấp”, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tỷ lệ 32%, thua xa mức tín nhiệm của hai ông Trương Tấn Sang (gần 6%) và Nguyễn Sinh Hùng (hơn 5%).

Lần đầu tiên

Đây là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam, bắt nguồn từ lời yêu cầu của Chủ tịch nước năm ngoái đòi hỏi các giới chức Việt Nam cần nâng cao năng lực chịu trách nhiệm trong bối cảnh chế độ toàn trị của Việt Nam tìm giải pháp hóa giải sự phẫn nộ của công chúng trước nạn tham nhũng hoành hành và khả năng điều hành yếu kém.

Kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. - TS Nguyễn Quang A

Theo luật Quốc hội, bất kỳ một chức danh chủ chốt nào có số phiếu bầu “tín nhiệm thấp” trên 2/3 sẽ buộc phải từ chức hoặc nếu không có được sự ủng hộ của một nửa số đại biểu Quốc hội trong hai năm liên tiếp cũng phải từ chức.

Mặc dù, với lần bỏ phiếu này, Thủ tướng Việt Nam đã vượt qua ngưỡng “nguy hiểm”, song nhiều nhà phân tích cho thấy quan điểm thờ ơ từ các đại biểu Quốc hội với ông Dũng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ và nợ xấu chất chồng.

Bản tin của Reuters trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế cho biết kết quả bỏ phiếu phản ánh sự bất mãn của người dân trước cách thức quản lý nền kinh tế và hệ thống ngân hàng yếu kém. Đồng thời, với 1/3 số phiếu “tín nhiệm thấp” mà Thủ tướng Dũng có được, chứng tỏ hình ảnh của một nhà lãnh đạo đang bị hoen ố vì hàng loạt những vụ tham nhũng cũng như tình hình kinh tế còn quá khó khăn.

Chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo?

Kết quả khá tương phản khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tới 330 phiếu “tín nhiệm cao” và chỉ có 28 phiếu “tín nhiệm thấp”, điều này một lần nữa cho thấy mối hoài nghi của công chúng về sự chia rẽ phe cánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước.

Mặc dù kết quả lấy phiếu được đánh giá là khách quan nhưng nhiều đại biểu quốc hội còn băn khoăn với cách thức tiến hành, đặc biệt là việc đưa ra 3 mức độ tín nhiệm và lấy phiếu đồng loạt. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng cho rằng thông tin về hoạt động của các người được lấy phiếu, đặc biệt là khối quản lý điều hành vẫn chưa rõ ràng.

Hơn nữa, những lĩnh vực như Ngoại giao, Quốc phòng thông tin cũng thường bị hạn chế, thế nên, kết quả bỏ phiếu chỉ phản ánh sự tin cậy của các đại biểu hơn là dựa trên những thông tin thực tế được cung cấp.

Một số người khác lại nhận xét rằng chỉ nên áp dụng hình thức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” như các quốc gia khác đang áp dụng mà thôi./

Chiều nay (10/6), Quốc hội đã tiến hành xong việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh trong danh sách đã được thông qua.

Chưa ký có thể đổi phiếu

Trước khi tiến hành bỏ phiếu vào cuối phiên họp, Quốc hội đãbầu một ban kiểm phiếu gồm 29 ĐB do ông Đỗ Văn Chiến (ĐBQH tỉnh Yên Bái) làm Trưởng ban.

Phiếu đánh giá tín nhiệm được chia làm 10 loại theo chức vụ,nhóm chức vụ trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm, in màu giấy khác nhau, ghi rõ họ tên, chức vụ từng người, kèm theo các ô tương ứng với 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

chu_tich_nuoc_truong_tan_sang_cung_cac_vi_dbqh_bo_phieu

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị ĐBQH bỏ phiếu.

Ảnh Lê Anh Dũng. 

10 loại phiếu gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các ủy viên Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao./

RFI Thứ bảy 15 Tháng Sáu 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 15 Tháng Sáu 2013

Việt Nam: Phiếu tín nhiệm và khả năng cải tổ chính phủ

* nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer

nguyen_thi_kim_ngan_va_do_thi_huyen_tam

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (P) nói chuyện với đại biểu Đố Thị Huyền Tâm, vợ mới của cựu tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh, Hà Nội, 20/05/2013

REUTERS

RFI

Ngày 10/06/2013, lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 lãnh đạo cao cấp Nhà nước, Quốc hội và chính phủ. Liệu kết quả cuộc bỏ phiếu này có dẫn đến việc thay đổi thành viên chính phủ hay không ? Sau đây là nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Việt Nam, trong một bài viết gửi tới các cơ quan truyền thông ngày 11/06.

Trong bài này, giáo sư Thayer tính phiếu tín nhiệm bao gồm « tín nhiệm cao » và « tín nhiệm », không tín nhiệm là « tín nhiệm thấp »

1- Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có tới 209 phiếu không tín nhiệm (tín nhiệm thấp) đến từ 491 nhà lập pháp. Ông là quan chức chính phủ có tỷ lệ cao nhất về số phiếu không tín nhiệm (tín nhiệm thấp), nhưng dù sao cũng tránh được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nhìn trong tổng thể, kết quả cuộc bỏ phiếu này có ảnh hưởng gì đối với ông ta và đối với nền kinh tế Việt Nam? Giáo sư nghĩ gì về kết quả này?

Kết quả bỏ phiếu đối với thống đốc Nguyễn Văn Bình là một thảm họa. Ông Bình có thể bị thay thế cho dù về mặt kỹ thuật, ông vẫn có thể chờ đợi đến cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào năm 2014.

2- Điều thú vị là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng hàng thứ hai trong số những người có tỷ lệ cao về số phiếu không tín nhiệm (tín nhiệm thấp) - 160 phiếu. Giáo sư có ý kiến gì về việc này?

Thủ tướng đứng hàng thứ ba trong số những người có nhiều phiếu bất tín nhiệm (tín nhiệm thấp) nhất. Tuy nhiên, thủ tướng sẽ tiếp tục tại vị vì có tới hơn 2/3 số đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm hoặc tín nhiệm cao đối với thành tích của ông. Số phiếu của ông Bình cùng với số lượng lớn loại phiếu « tín nhiệm thấp » của thủ tướng, cho thấy, các đại biểu không hài lòng với việc quản lý kinh tế.

3- Giáo sư có bình luận gì thêm về động thái chưa từng thấy này?

- Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy những lo ngại trong việc quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện hồi tháng 10 năm ngoái qua các phát biểu của các đại biểu Quốc hội mà 90% trong số này là đảng viên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có 25% số phiếu tín nhiệm cao. Mức trung bình số phiếu tín nhiệm cao là 209 và ông Dũng được đúng 210 phiếu. Kết quả này là một sự trừng phạt đối với ông Dũng, nhưng ông vẫn tại chức.

Điều đáng chú ý là 8 bộ trưởng có trung bình khoảng 99 phiếu tín nhiệm thấp. Hai bộ trưởng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, cùng với thủ tướng nằm trong số những người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp. Ba bộ trưởng có vị trí tốt trong số những người có phiếu tín nhiệm cao : Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Nhìn chung, toàn bộ các thành viên chính phủ đều bị một cú tát trong khi những đại biểu làm việc trong Quốc hội và trong các Ủy ban thì tốt cả. 11 bộ trưởng xếp hạng cuối cùng trong loại phiếu tín nhiệm cao, còn 14 thành viên của Quốc hội nằm trong nhóm đầu bảng của loại phiếu tín nhiệm cao.

Cuộc bỏ phiếu này không nhằm quyết định số phận một vị bộ trưởng nào, kết quả của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên cho thấy có thể sẽ có những thay đổi trong hàng ngũ bộ trưởng trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2016. Tóm lại, việc bỏ phiếu tín nhiệm cho thấy là các quan ngại trong Đảng và Quốc hội về việc quản lý nền kinh tế dường như sẽ tiếp tục cho đến khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc vào năm 2016.

4- Ngoài thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các bộ trưởng khác có nhiều phiếu tín nhiệm thấp là những người phụ trách các vấn đề y tế, giáo dục, du lịch và văn hóa. Do vậy, liệu có đúng hay không khi nói rằng lòng tin của công chúng trong những lĩnh vực « cơm áo gạo tiền » đang suy giảm ? Nếu đúng như vậy, thì điều này có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của Việt Nam ? Nếu không phải như vậy, thì tại sao ?

Nếu cộng số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm của từng quan chức và chia cho số đại biểu tham dự bỏ phiếu cho từng người, thì sẽ có kết quả trung bình số phiếu tín nhiệm của từng người.

Tỷ lệ trung bình số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm đối với tất cả mọi người là 86,51%. Có 13 bộ trưởng ở dưới mức trung bình này. Bốn bộ trưởng ở mức dưới 70%, trong đó có bộ trưởng Y tế, Thủ tướng, bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ; vị này cũng là thành viên chính phủ.

Có hai yếu tố tác động. Thứ nhất là gần một nửa số thành viên chính phủ có số phiếu tín nhiệm thấp. Điều này phản ánh việc thủ tướng lựa chọn nhân sự bộ trưởng. Thứ hai là các đại biểu phản ánh sự thất vọng to lớn trong xã hội về sự chậm trễ trong các cải cách kinh tế xã hội.

Nếu Việt Nam có nền dân chủ tự do thì một trong hai điều sau đây sẽ xẩy ra.

Trước tiên, thủ tướng có thể cách chức những bộ trưởng có thành tích tồi tệ và đưa ra một chương trình cải cách mới nhằm giải quyết những phê phán của các đại biểu và công chúng.

Thứ hai, thủ tướng có thể bị thay thế hoặc từ chức và như vậy, kết quả bỏ phiếu sẽ tạo hy vọng tái khởi động cải cách và phát triển đất nước. Nếu vẫn duy trì nguyên trạng, thì dường như sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào khả năng làm việc của các bộ trưởng.

5-Một số người lập luận rằng kết quả bỏ phiếu có thể không phản ánh bức tranh chân thực. Họ nói rằng các nhà lập pháp đã bỏ phiếu chống lại các bộ trưởng Giáo dục, Y tế, hoặc Du lịch bởi vì đó là những lĩnh vực ảnh hưởng đến cuộc sống của hầu hết mọi người, do vậy, các bộ trưởng này rất dễ bị chỉ trích. Nhưng mặt khác, số phiếu tín nhiệm cao đối với một số vị quan chức gây phản ứng trong công chúng. Ví dụ, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã được lựa chọn là người hoạt động tốt nhất, thế nhưng một số chỉ trích cho rằng thành tích của bà không gây ấn tượng gì cho đến nay. Ý kiến của giáo sư ra sao ?

Mỗi đại biểu tự do đưa ra các đánh giá của mình đối với từng quan chức chính phủ. Bản chất vấn đề gây tranh luận trong một số lĩnh vực như ngân hàng, giáo dục và y tế công cộng, có thể giải thích được số phiếu thấp của các bộ trưởng, nhưng điều này không phản ánh được kết quả làm việc tồi tệ của tất cả các bộ trưởng, mà chỉ liên quan đến bốn bộ trưởng mà thôi. Bốn bộ trưởng nằm trong nửa phía trên của danh sách phiếu tín nhiệm là bộ trưởng Quốc phòng (97,3% trong tổng số phiếu tín nhiệm), bộ trưởng Ngoại giao (95,73%), bộ trưởng Công an (95%) và bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (94%).

Các đại biểu đã bỏ nhiều phiếu tín nhiệm cao cho các quan chức giữ các vị trí trong Quốc hội và đặc biệt là chủ tịch các ủy ban, thành viên Ban Thường vụ Quốc hội. Tất cả các quan chức của Quốc hội đều nằm trong nửa phía trên của danh sách phiếu tín nhiệm. Nếu tính tổng số phiếu tín nhiệm (tín nhiệm cao và tín nhiệm), bà Nguyễn Thị Kim Ngân đứng hàng thứ 9. Số liệu này cho thấy các phê phán đối với bà nằm trong một thiểu số rõ rệt.

6- Liệu có đúng hay không khi nói rằng một số lượng lớn phiếu « tín nhiệm thấp » sẽ không có ảnh hưởng đến quá trình công tác của các quan chức. Cần phải làm gì để cải thiện tiến trình này trong tương lai và nếu nhìn lại thì điều gì lẽ ra nên làm để ngăn ngừa được « những thiếu sót không thể tránh khỏi » trong việc bỏ phiếu, như chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói ?

Tất cả 47 quan chức đều có số phiếu tín nhiệm vào khoảng 50%. Ngay cả thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người đứng cuối cùng, cũng đã nhận được 57,43% số phiếu tán thành. Điều này có nghĩa là tất cả các bộ trưởng đều qua được vòng này. Không một ai phải đối mặt với sự cách chức trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong tương lai.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các bộ trưởng sẽ làm hết nhiệm kỳ. Điều trớ trêu là thủ tướng, người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, lại có trách nhiệm cải tổ chính phủ. Chúng ta cần phải chờ cho đến năm tới xem liệu búa rìu có giáng xuống những bộ trưởng có nhiều phiếu tín nhiệm thấp. Ít ra, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể phải từ chức hoặc bị thay thế.

Rõ ràng là có vấn đề diễn giải phiếu tín nhiệm. Trước tiên, có 498 đại biểu, nhưng dường như có từ 6 đến 19 nguời không bỏ phiếu cho mỗi quan chức. Ví dụ, chỉ có 479 đại biểu bỏ phiếu cho bộ trưởng Thông tin và Truyền thông. Chúng ta sẽ phải diễn giải thế nào về những người không bỏ phiếu này ? Điều thứ hai, chúng ta đánh giá thế nào về các phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm. Trong phân tích, tôi gộp hai loại phiếu này. Ai là người được tín nhiệm nhất ? Phải chăng là người có « phiếu tín nhiệm cao » nhiều nhất hay là người có số « phiếu tín nhiệm cao » và « tín nhiệm » nhiều nhất?

26 Tháng Giêng 2014(Xem: 16428)
Văn Hóa Magazine trân trọng giới thiệu 1 chương về Chiến tranh Việt Nam trong tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong: Hành quân - Đường về Tchepone Lam Sơn 719
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16219)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25475)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16802)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15844)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16376)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15570)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16156)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19276)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18475)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17311)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15690)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15754)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15413)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15431)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17716)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15360)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19841)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.