Oan oan tương báo? Xe cơ giới cày nát mộ Cung phi vua Tự Đức đất Thần kinh

04 Tháng Bảy 20176:12 CH(Xem: 11646)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  TƯ  04 JULY  2017


Oan oan tương báo? Xe cơ giới cày nát mộ Cung phi vua Tự Đức đất Thần kinh


VĂN HÓA


04/7/2017


(tổng hợp)


Năm 1802, Đại nguyên soái Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân-Huế, lấy hiệu là Gia Long. "Tháng Bẩy năm Nhâm Tuất, Thế tổ về Kinh, đem vua tôi nhà Tây Sơn về làm lễ hiến phù ở điện Thái miếu rồi đem ra tận pháp trường xử trị. Lại sai quật mả Vua Thái Đức  Nguyễn Nhạc và Vua Thái tổ Nguyễn Huệ lên, đem vứt thây đi, còn đầu thì bỏ vào giam ngục tối. (tr. 170 VNSL Trần Trọng Kim)


"Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền vì thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (dinh Thiết lâm).


Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội). theo wikipedia).


Năm 1841-1847, đến đời Vua Thiệu Trị chỉ làm vua có 7 năm nhưng một việc làm tàn độc của vua để lại oán hận cho đời sau, đó là san bằng , đào mả Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân đem  thả trôi sông.


"Theo GS. Trần Quốc Vượng trong "MẤY VẤN ĐỀ VỀ VUA GIA LONG" thì:


Tôi được đọc GIA PHẢ nhà họ Nguyễn ở làng Nành (nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) quê bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ bà Ngọc Bình, nhũ mẫu của bà Ngọc Hân. Gia phả có đoạn chép:


Bà cụ Nguyễn Thị Huyền – qua con gái là bà Ngọc Bình – có làm đơn xin cải táng mộ bà Ngọc Hân (và hai con bà) về Bắc, về quê bà. Vua Gia Long đồng ý. Tiểu sành đựng xương cốt bà Ngọc Hân được chở bằng thuyền về làng Nành và được xây mộ hẳn hoi. Mãi đến thời Thiệu Trị (1840-1847), có một tên cường hào ở làng Nành vì có sự chảnh chọe ngôi thứ gì đó với dòng họ Nguyễn nên làm đơn vu cáo họ Nguyễn đã “lợi dụng” gì đó về ngôi “mả ngụy” Ngọc Hân, cấp trên nó quan liêu hay ăn đút lót gì đó – không biết – phê vào đơn cho phép đào mả Ngọc Hân quẳng xuống sông Nhị Hồng…


Hiện nay ở Gia Lâm có đền Ghềnh, tương truyền là “rất thiêng”, đấy chính là nơi hài cốt Ngọc Hân dạt vào, được dân vớt lên mai táng lại.


Ngày 19 tháng 6, 2017,  tại phường Thủy Xuân, Huế, một doang nghiệp thầu ủi bảo đất lấy làm bãi xe dùng làm bãi dổ xe khách du lịch đi xem thắng cảnh di tích cố đô Huế đã dùng máy xúc  nát san bằng lăng mộ Hoàng phi (?) Cung phi vua triều Nguyễn.


Ngày 24 tháng 6, 2017, đội tìm kiếm tấm đã tìm thấy tấm bia lăng mộ cổ nghi vợ vua. Có mặt tại hiện trường, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị Thụy Thục Thuận Chi Mộ) tạm dịch là "Mộ của bà Tài Nhân họ Lê, thụy là Thục Thuận", qua đối chiếu đã xác định đó là mộ bia của vợ Vua Tự Đức.


Báo điện tử Zing-VN tường trình dưới đây:                


Lăng mộ bị san ủi là của vợ vua Tự Đức


04/07/2017


Bài vị có dòng chữ "Tài nhân thụy Thục thuận Lê thị" được thờ trong lăng vua Tự Đức trùng khớp tấm bia mới được tìm thấy. PGS.TS Đỗ Bang khẳng định lăng mộ bị san ủi là của vợ vua.


Liên quan đến vụ lăng mộ bà "Tài nhân họ Lê" vợ vua nhà Nguyễn bị chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe tham quan san ủi, ngày 3/7, ông Tôn Thất Giáp, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc (con cháu vua chúa) cho biết đã xác định được thân phận thật sự của bà (vợ vua).


image003

Bài vị vợ vua Tự Đức được thờ trong lăng "Tài nhân húy Thục thuận Lê thị". Ảnh: Hội đồng Nguyễn Phước Tộc cung cấp.


Theo ông Giáp, bài vị có dòng chữ "Tài nhân thụy Thục thuận Lê thị" đang được thờ trong lăng vua Tự Đức và tấm bia mộ của bà "Tài nhân họ Lê, thụy thục thuận" mới được tìm thấy hoàn toàn trùng khớp. Bài vị được làm bằng gỗ, dòng chữ được sơn son thếp vàng.


"Phía Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng xác nhận trong lăng có bài vị giống tấm bia mộ của lăng mộ bị san ủi", ông Giáp cho biết.


Ông Giáp cho biết thêm trước hết dòng họ đắp lại nấm mộ cho bà để có nơi hương khói. "Nguyện vọng của Nguyễn Phước Tộc cũng như các nhà nghiên cứu là muốn dựng lại lặng mộ tại vị trí cũ", ông Giáp nói.


Khi đối chiếu thông tin bài vị với thông tin trên tấm bia mộ vừa phát hiện, PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết “bài vị bà Tài nhân họ Lê được thờ trong lăng Tự Đức là của chủ nhân lăng mộ bị san ủi vừa được phát hiện ở bãi giữ xe. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định, lăng mộ đó là của vợ vua Tự Đức”.


image004

Tấm bia mộ của bà "Tài nhân họ Lê, thụy thục thuận". Ảnh: Điền Quang


Phóng viên Zing.vn đã theo chân PGS.TS Đỗ Bang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế vào lăng vua để tìm hiểu thực hư câu chuyện. 


Nằm cách địa điểm xảy ra vụ cày xới lăng mộ bà "Tài nhân họ Lê" gần 200 m, lăng vua Tự Đức là một trong những điểm di tích thu hút đông đảo du khách tham quan ở Huế.


Tại khu vực đặt bài vị những người vợ của vua Tự Đức có tên là Chí Khiêm Đường, mọi người ngạc nhiên khi nhìn thấy những án thờ trống rỗng, không có một bài vị của vợ vua Tự Đức nào cả.


Giải thích về vấn đề này, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho hay khi trùng tu Chí Khiêm Đường (nơi đặt bài vị các bà vợ vua), phía Trung tâm có đặt chế độ bảo quản đặc biệt. Hiện bài vị của các bà vợ vua Tự Đức vẫn đặt trong lăng nhưng được cất giữ trong một kho riêng và được hương khói. 


image005

Lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi. Ảnh: Google Maps


Như Zing.vn đã thông tin, theo phản ánh của một số hộ dân sống gần lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, TP Huế) ngày 19/6, đơn vị san ủi mặt bằng đã dùng máy xúc san ủi lăng bà Hoàng. Phát hiện sự việc, nhiều người dân trong vùng tiến hành ngăn cản nhưng lăng vẫn tiếp tục bị san ủi. Một ngày sau, toàn bộ khu vực đã bị san ủi bằng phẳng.


Ngày 24/6, đội tìm kiếm tấm đã tìm thấy tấm bia lăng mộ cổ nghi vợ vua. Có mặt tại hiện trường, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị Thụy Thục Thuận Chi Mộ) tạm dịch là "Mộ của bà Tài Nhân họ Lê, thụy là Thục Thuận"./


Chủ đầu tư dự án thừa nhận đã san ủi lăng mộ vợ vua nhà Nguyễn


27/06/2017>


Trong buổi làm việc có sự chứng kiến của Thanh tra Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế, chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe đã thừa nhận sai trái và xin lỗi dòng họ vợ vua nhà Nguyễn.


Liên quan đến việc chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe khách tham quan lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh cày xới lăng mộ vợ vua nhà Nguyễn, chiều 26/6 Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức buổi làm việc giữa Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị và Hội đồng Nguyễn Phước Tộc để làm rõ sự việc.


Ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: "Khi phát hiện tấm bia, chúng tôi đã yêu cầu giữ lại và khoanh vùng hiện trường để cơ quan chức năng xác minh làm rõ. Theo tôi, dù đây không phải là di tích đã được công nhận nhưng chủ đầu tư phải có cách ứng xử văn hóa, đúng pháp luật".


Theo ông Hà, để có thông tin cụ thể hơn về sự việc thì cần phải đợi các cơ quan chức năng họp chính thức mới đưa ra kết luận. 


image006

Khu vực lăng mộ vợ vua. Ảnh: Điền Quang.


Ông Tôn Thất Giáp, đại diện Hội đồng Nguyễn Phước Tộc cho hay phía chủ đầu tư dự án đã thừa nhận việc làm sai trái của mình và xin lỗi bà con Hội đồng Nguyễn Phước Tộc.


Đồng thời, công ty này cũng hứa sẽ đền bù, lăng sẽ được xây dựng lại theo bản vẽ của di tích dưới sự chỉ đạo của tộc Nguyễn Phước. "Chúng tôi đã yêu cầu phía chủ đầu tư làm văn bản cụ thể xin lỗi trực tiếp dòng họ Nguyễn Phước Tộc và chủ đầu tư đồng ý", ông Giáp nói.


image007

Ông Nguyễn Anh Tuấn làm việc với báo chí vụ việc lăng mộ vợ vua bị san ủi. Ảnh: Điền Quang


Tuy nhiên trả lời với báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất TP Huế, khẳng định: "Trên văn bản là trong quá trình kiểm kê mộ có chủ và mộ vô chủ ở khu vực dự án, không phát hiện ra dấu tích ngôi mộ như báo chí phản ánh. Có thể do mộ đã lâu năm, tàn lụi, nằm dưới đất nên không biết để kiểm kê".


Theo Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất, diện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án bãi đỗ xe là hơn 17.000 m2, trong đó có hơn 7.000 m2 đất nghĩa địa.


Cuối năm 2016, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế đã có thông báo đến người dân về việc kê khai lăng mộ để thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh (thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế).


Đây là thông báo cuối cùng vì trước đó đã có nhiều đợt thông báo kê khai để người dân lập thủ tục bồi thường, hỗ trợ về mồ mả còn lại.


Hiện chủ đầu tư dự án chưa hỗ trợ kinh phí cho 3 hộ và 3 hộ đang được tiến hành điều chỉnh bổ sung giá trị bồi thường nên trung tâm chưa xác nhận và bàn giao mặt bằng Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị vẫn tiến hành thi công.


image008

Khu dự án bãi dỗ xe khách tham quan lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh. Ảnh: Điền Quang.


Xác nhận với Zing.vn, ông Tuấn cho hay từ ngày xảy ra sự việc, Trung tâm quỹ đất vẫn chưa có buổi làm việc nào với Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị (chủ đầu tư dự án) để làm rõ sự việc.


"Trong quá trình thi công dự án bãi đỗ xe, Trung tâm quỹ đất không hề hay  biết, đơn vị thi công không thông báo cho trung tâm. Việc chủ đầu tư chưa được bàn giao mặt bằng mà đã tiến hành thi công là sai. Đến khi người dân khi ngăn chặn thì nên dừng để báo cáo lên cơ quan chức năng để có hướng xử lý theo quy định pháp luật", Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất TP Huế cho hay./


Lời kể của người chăm sóc lăng mộ vợ vua nhà Nguyễn


25/06/2017


Khi tấm bia được đội tìm kiếm phát hiện nằm sâu dưới khu đất bị san lấp, ông Nghĩa và những người con trong tộc Nguyễn Phước vỡ òa vui sướng.


Bia mộ vợ vua bị chôn vùi dưới khu đất dự án bãi đỗ xe tham quan


Những người trong dòng tộc nhà Nguyễn có mặt tại cuộc tìm kiếm chứng tích lăng mộ cổ, vỡ òa. khi tìm kiếm được tấm bia mộ của người vợ vua nhà Nguyễn.


Liên tục trong nhiều ngày, đội tìm kiếm chứng tích của lăng mộ cổ đã đào xới từng mét đất ở khu vực dự án bãi đỗ xe tham quan lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh (phường Thủy Xuân, TP Huế), với quyết tâm tìm ra tấm bia lăng mộ cổ. Cuộc tìm kiếm được giám sát chặt chẽ bởi người của Nguyễn Phước Tộc (con cháu vua chúa) và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.


Tại đây, nhiều người ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông lớn tuổi với vẻ băn khoăn, lo lắng theo sát từng diễn biến cuộc tìm kiếm. Theo những người trong tộc Nguyễn Phước, người đàn ông này là Trương Văn Nghĩa (63 tuổi), có nhà gần khu vực này và là người từng có thời gian chăm sóc, dọn dẹp khu lăng mộ cổ đã bị cày xới.


image009

Con cháu nhà Nguyễn vui mừng khi tìm thấy tấm bia vợ vua. Ảnh: Điền Quang.


Lúc 14h10 ngày 24/6/2017, khi tấm bia mộ được máy xúc đưa lên mặt đất và trên tấm bia có dòng chữ minh chứng là của vợ của vua nhà Nguyễn, mọi người trong đội tìm kiếm vỡ òa trong niềm vui sướng.


Dòng chữ Hán được khắc chìm trên bia 前 朝 才 人 九 階 黎 氏 謚 菽 順 之 墓 (Tiền Triều Tài Nhân Cửu Giai Lê Thị Thụy Thục Thuận Chi Mộ) tạm dịch là "Mộ của bà Tài Nhân họ Lê, thụy là Thục Thuận".


Có mặt tại hiện trường, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế xác nhận tấm bia mới được tìm thấy là của vợ một vị vua nhà Nguyễn.


Ngồi lặng lẽ ở gốc cây gần nơi tìm ra tấm bia mộ, người đàn ông lớn tuổi thở phào như trút được gánh nặng trong lòng mình. Ông Nghĩa khẳng định đây chính là tấm bia của ngôi mộ cổ mà ông này vẫn thường nhang khói trong vòng 5 năm trở lại đây.


image010

Ông Nghĩa vui sướng khi tìm thấy tấm bia mộ chứng minh lăng mộ vợ vua. Ảnh: Điền Quang.


Theo ông Nghĩa, nơi đang san ủi để làm bãi đậu xe du lịch có tồn tại một ngôi mộ cổ, không ai chăm sóc nên cỏ cây mọc um tùm. Khoảng 30 năm trước, ông này đã thấy ngôi mộ cổ nằm cách nhà chừng 200 m. Thấy lăng mộ bị hoang phế không ai chăm sóc, ông Nghĩa đã tự nguyện đến phát quang và nhang khói.


Để chứng minh lời mình kể là chính xác, ông dùng đầu ngón tay vẽ dưới đất hình dạng khu lăng mộ mà mình từng chăm sóc. "Tấm bia tìm thấy từng được đặt trước phần mộ hình chữ nhật, được bao quanh bởi la thành với tấm bình phong hậu, phía trước có khoảng sân bước lên cổng vòm với 2 bậc", người đàn ông lớn tuổi vừa vẽ vừa nói.


image011

Ông Nghĩa dùng ngón tay vẽ lại lăng mộ vợ vua nhà Nguyễn mà ông đã từng chăm sóc. Ảnh: Điền Quang


Theo ông Nghĩa, trong khu vực mộ này còn có một cây đa lớn, ôm sát la thành cạnh phần mộ, ngoài ra còn có 3 cây xoan lớn khác mọc rải rác. Dưới chân mộ có một lỗ đất lớn, nghi bị kẻ xấu đào trộm vàng bạc, châu báu. Đây là việc thường xảy ra đối với lăng mộ của dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.


Ngay sau khi tìm được bia mộ vợ vua nhà Nguyễn, Ban trị sự tộc Nguyễn Phước đã căng lều bạt và nhờ người trông coi phần mộ bị san phẳng nói trên và tấm bia đã mới được tìm thấy.


"Vấn đề bây giờ là bảo quản tấm bia cùng phần lăng mộ đã xác định là của bà vợ vua nhà Nguyễn. Chúng tôi sẽ mở một cuộc họp hội đồng trị sự phối hợp với trung tâm di tích và chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe, để tìm ra cách giải quyết vấn đề này, khắc phục hay xây dựng lại lăng mới để thờ phụng cho bà", ông Tôn Thất Giáp, Hội đồng trị sự tộc Nguyễn Phước, cho hay./