Bọn "đại gia tư bản đỏ" tuồn tỉ đôla sang Mỹ mua nhà đất bằng cách nào?

27 Tháng Bảy 20178:24 CH(Xem: 10692)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  SÁU 28 JULY  2017


Bọn "đại gia tư bản đỏ" tuồn tỉ đôla sang Mỹ mua nhà đất bằng cách nào?


25/07/2017


Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tôi thấy tiếc vì người Việt bỏ 3 tỷ USD mua nhà Mỹ


Chia sẻ


Dân trí Xung quanh câu chuyện người Việt chi hơn 3 ty USD mua nhà tại Mỹ đang được dư luận quan tâm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, đây là biểu hiện của quá trình giàu lên của đất nước. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng, điều này cũng để lại nỗi buồn và tiếc nuối khi Việt Nam chưa có cơ chế để giữ chân hoặc hạn chế lượng tiền này đội nón ra đi.


Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.


image003

Chuyên gia Phạm Chi Lan,


Thưa chuyên gia, bà nghĩ sao về thông tin về người Việt chi hơn 3 tỷ USD (hơn 68.000 tỷ đồng) để mua nhà tại Mỹ?


- Đây là chiều hướng dịch chuyển tiền của nước kém phát triển sang các nước phát triển hơn nhằm mưu cầu những lợi ích tốt đẹp. Điều này đã diễn ra trong 1 thời gian dài ở các nước trên thế giới, còn với Việt Nam, điều này mới diễn ra trong 1 vài năm trở lại đây.


Nhiều người Việt nam đã đi mua sắm tại nước ngoài, cho thấy Việt Nam đã và đang trên đường trở thành nước giàu, đã xuất hiện những người giàu đặt mua những chiếc xe đắt tiền nhất thế giới. Đây cũng là chỉ báo cho các nhà tư bản nước ngoài thấy một cộng đồng nhỏ, một lực lượng trong xã hội Việt Nam đang giàu nhanh, để đầu tư vào Việt Nam.


Bà có lo ngại số tiền hơn 3 tỷ USD mua nhà Mỹ trong suốt năm qua nằm ở trong tay những người giàu có muốn thoát ly khỏi đất nước, trong khi đầu tư bất động sản của người Việt chưa được coi là kênh đầu tư, mà chỉ là nơi trú ẩn?


- Tôi nhìn vào đây thấy khá lo lắng bởi cho thấy tín hiệu thị trường trong nước chưa đủ sức hấp dẫn, chưa đủ khả năng giữ chân những người có khả năng giữ chân họ ở Việt Nam.


Hiện chưa biết được những ai đem tiền đi, nhưng quan sát đó là 1 số doanh nghiệp (DN), doanh nhân rũ áo ra đi, nhiều doanh nhân thành đạt đã bán cho nước ngoài sản nghiệp của họ. Đấy là điều đáng tiếc bởi họ không chỉ mang tiền mà còn là cả kinh nghiệm, kỹ năng, ý tưởng.... đó là "vốn vô cùng lớn" của đất nước.


Sự chảy máu trên không chỉ vì tiền mà còn chất xám, vượt trên cả giá trị tiền tệ, nó cho thấy các DN tư nhân, những ý tưởng tại Việt Nam, thực tế đang rất khốn khó.


Gần đây, tài sản kếch xù của một số quan chức Việt Nam đang được làm rõ, trong đó nguồn gốc số tiền lớn này được lý giải không thuyết phục như: lao động mòn cả móng tay, bán chổi đót hay vay ngân hàng... Theo bà, có hay không số tiền trên là của quan chức?


- Theo tôi được biết thì một số những người bỏ tiền đầu tư tiền mua nhà ở nước ngoài có cả những quan chức về hưu, thậm chí có người là đương chức nhưng thông qua người thân đứng tên khối tài sản đó. Cùng với xu hướng con em quan chức cho đi du học nước ngoài, thì quan chức đó sau khi về hưu hoặc có điều kiện, họ rời bỏ đất nước và đến với vợ con họ ở nước ngoài.


Trung Quốc trong thời gian qua đã bỏ lượng tiền lớn mua tài sản ở Mỹ khiến Mỹ phải báo động về tình trạng DN Mỹ bị thâu tóm bởi Trung Quốc? Bà có cho rằng, giới đầu tư Việt đang làm điều tương tự tại Mỹ hay không?


- Việc Trung Quốc bỏ tiền mua nhà ở Mỹ khác hoàn toàn Việt Nam. Trung Quốc có bối cảnh thừa vốn cả của cá nhân và nhà nước, họ tích lũy để mua tài sản nước ngoài để biểu hiện sự tham vọng của mình.


Tham vọng của Trung Quốc mua tài sản để dần chi phối các DN này và đưa hàng Trung Quốc sang. Hay cách mà Trung Quốc viện trợ cho các nước châu Phi, hay kể cả đối với Việt Nam, nó không chỉ đơn thuần về kinh doanh mà đó là những tính toán lợi ích, tham vọng của người Trung Quốc, còn nhiều góc khuất ở sau.


Thực tế, xu hướng mua lại các DN Việt Nam của Trung Quốc khiến tôi thực sự lo ngại. Và mới đây, việc người Trung Quốc đứng đằng sau mua bán đất đai ở Đà Nẵng, Nha Trang hay Quảng Ninh; đường dây du lịch 0 đồng làm tôi thực sự lo ngại.


Nước ta đang rất thiếu vốn để phát triển, Nhà nước đang phải đang tính huy động tiền, vàng trong dân để lấy động lực tăng trưởng, điều kiện vậy, tài sản bước đi thì lo lắng cũng đúng.


Theo bà, chúng ta cần làm gì khi lượng vốn lớn di chuyển khỏi đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang cần vốn, cần kinh nghiệm của các doanh nhân để làm động lực phát triển?


- Điều đáng nói là nếu lãnh đạo Việt Nam quan tâm vấn đề này thì nên thực hiện làm thế nào để môi trường kinh doanh cải thiện. Ta phải xem tại sao không giữ được người dân của mình ở trong nước.


Trong báo cáo "Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ", chúng tôi có đưa ra vấn đề thách thức của Việt Nam là ngoài giải quyết những chính sách cho người nghèo đồng thời phải có chính sách cho tầng lớp trung lưu. Tầng lớp này có cuộc sống cao, đòi hỏi cao hơn, vì vậy chúng ta bên cạnh giảm phân hóa xã hội, cần có chính sách chăm lo, giữ chân những người này.


Ở Việt Nam, họ lo lắng từ đồ ăn, giao thông, học hành của con cái đến vấn đề y tế. Về kinh doanh, làm việc với chính quyền lại khó khăn; bỏ số tiền lớn mua hàng nhưng lại không đáng tin cậy, không được bảo vệ. Cái đó những lãnh đạo phải quan tâm chứ không nên trách cứ. Thục tế, có những cái ở Việt Nam rất đắt nhưng chất lượng lại không bằng nước ngoài.


Xin trân trọng cảm ơn bà!


Nguyễn Tuyền (thực hiện)


Chi 3 tỷ USD mua nhà Mỹ: Cảnh báo "sóng ngầm" di cư tài sản nhà giàu Việt


Dân trí Xung quanh chuyện người Việt móc hầu bao hơn 3 tỷ USD để mua địa ốc tại Mỹ, dư luận đặt câu hỏi phải chăng đây chỉ là kênh đầu tư đơn thuần hay một sự dịch chuyển khối tài sản của giới nhà giàu Việt đã và đang chuyển những giá trị của mình ra khỏi đất nước. Theo ông Đậu Anh Tuấn, đã đến lúc cần chú ý về những cơn sóng ngầm di cư tài sản của những người giàu Việt.


Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Đậu Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường Kinh doanh xung quan vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.


image005

Ông Đậu Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường kinh doanh Việt Nam


Ông nghĩ như thế nào về thông tin gần đây người Việt chuyển 3 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ? Tính chất của việc chuyển tiền mua nhà của Mỹ có được xem là kênh đầu tư hay nơi trú chân của giới siêu giàu ở Việt Nam?


- Con số đó quả thực rất đáng phải suy nghĩ. Viêt Nam đã đứng thứ 6 trong năm 2016 và liên tục nằm trong top 10 các quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ, theo công bố của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ.


Nhưng con số 3,06 tỷ USD để mua nhà trong một năm, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc... Đó thực sự là con số lớn nếu so với con số 5,7 tỷ USD của bà con kiều bào đang đầu tư về Việt Nam qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài).


Để kết luận đây có phải là kênh đầu tư yêu thích hay không thì chắc phải có nghiên cứu riêng nhưng điều dễ thấy là chưa bao giờ ở Việt Nam nở rộ các hội thảo tư vấn đầu tư định cư, đầu tư có quốc tịch... nhiều đến như vậy. Trong các cuộc gặp, nói chuyện với bạn bè làm doanh nhân, tôi thấy một trong những chủ đề quen thuộc hay được đem ra bàn là thể thức, thủ tục nhập quốc tịch các quốc gia...


Những người giàu ra đi thực sự là điều cần quan tâm. Việt Nam cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau.


Có một số Doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chấp nhận bán tài sản gầy dựng nhiều năm, có thương hiệu để mở DN mới tại Việt Nam hoặc một nước khác, trong đó việc di chuyển tiền và kế hoạch kinh doanh sang nước phát triển hơn đã xuất hiện, ông có nhận định gì về bản chất của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong thời gian qua?


- Trong những năm qua, bên cạnh những thông tin tích cực về luồng vốn FDI vào Việt Nam, ít ai để ý đến một xu hướng ngược chiều, nhiều thương hiệu Việt khá thành công đã được những tập đoàn nước ngoài mua lại qua những phi vụ M&A (mua bán sáp nhập).


Đằng sau những phi vụ M&A thành công kia, có bao nhiêu những người chủ Việt tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam? Bao nhiêu người không còn ao ước phát triển sản nghiệp, thương hiệu truyền đời? M&A để có vốn chuyển hướng kinh doanh, đầu tư mới là một tín hiệu lành mạnh. Nhưng M&A để rút lui, để đi mua bất động sản ở các nước tiên tiến lại là một xu hướng đáng lo ngại.


Liệu đã đến lúc cần chú ý về những cơn sóng ngầm di cư của những người giàu, những doanh nhân thành công tại Việt Nam? Lý do nhiều doanh nhân muốn ra đi là gì? Họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh tốt hơn ở nước ngoài? Hay họ có mối lo dần lớn, cảm thấy không yên tâm về môi trường kinh doanh và làm ăn hiện nay?


Họ lo lắng về sự đi xuống của chất lượng môi trường sống? Hay họ muốn con cái và gia đình tương lai sau này thụ hưởng cuộc sống có chất lượng giáo dục và môi trường tốt hơn?...


Giữa bối cảnh Việt Nam đang muốn cải cách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì dòng tiền trong nước di chuyển ra nước ngoài có thực sự đáng lo ngại ?. Nhưng có lẽ không chỉ là môi trường kinh doanh, môi trường sống, môi trường giáo dục, văn hóa có lẽ cũng phải được cải cách mạnh mẽ để "những người giàu", nhân tài, những doanh nhân Việt không di cư ?


- Cần để ý thông tin Việt Nam đã nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) cho biết từ năm 1990 đến 2015, có trên 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài (trung bình mỗi năm gần 100.000 người).


Trong con số này có lượng người Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc, có những người phụ nữ đi lấy chồng, có thực trạng buôn bán người qua biên giới. Những người giàu ra đi cũng thực sự là điều cần quan tâm. Hiện nay tôi chưa thấy trong phân loại của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Có lẽ đã đến lúc cần thống kê.


Tôi nghĩ rằng, doanh nhân, người giỏi cần một môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng phải ổn định và an toàn. Tài sản, sản nghiệp của họ phải được đảm bảo chắc chắn. Việt Nam hơn lúc nào hết cần cải cách hệ thống tư pháp mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền tài sản của người dân, không hình sự hóa các giao dịch kinh tế - dân sự.


Các chính sách phải nhất quán, thống nhất, không thể để tình trạng một ngành hàng đang kinh doanh thuận lợi nhanh chóng rơi vào bĩ cực vì chính sách thay đổi. Không chỉ là nơi để kinh doanh, muốn Việt Nam là một chốn sống yên bình thì cần phải bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn xã hội. Giáo dục và y tế cần phát triển cũng là nhiệm vụ cấp bách. “Đất lành chim đậu”, Việt Nam cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau.


Xin trân trọng cảm ơn ông!


Nguyễn Tuyền (thực hiện)


Người Việt bỏ 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ: Tiền đi ra bằng "cửa" nào?


Thứ bảy, 22/07/2017


Dân trí Thông tin Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD khiến nhiều quan ngại. Số tiền "khủng" này chuyển ra nước ngoài bằng cách nào và nếu như để lại đầu tư thì sẽ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước.

3 tỷ USD để lại đầu tư trong nước: Rất quý


Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) được thành lập năm 1908, có hơn 1,1 triệu thành viên trên khắp nước Mỹ, ngày 18/7 vừa qua đã công bố báo cáo thường niên có tên “Hồ sơ các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực bất động sản ở Mỹ năm 2017".


Báo cáo dựa trên các số liệu được tổng hợp từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 cho thấy, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 căn nhà ở Mỹ. Trong số này, người Việt Nam đã chi tổng cộng 3,06 tỷ USD (chiếm 2%).


Theo báo cáo này, dẫn đầu trong Top 10 quốc gia có công dân mua nhà ở Mỹ trong năm 2017 nhiều nhất là Trung Quốc với 31,7 tỷ USD. Kế tiếp là Canada (19 tỷ USD), Anh (9,5 tỷ USD), Mexico (9,3 tỷ USD) và Ấn Độ (7,8 tỷ USD). Việt Nam tăng 2 bậc (năm 2016 xếp vị trí thứ 8) để "soán" vị trí thứ 6 với 3,06 tỷ USD, bằng với những quốc gia phát triển khác như Đức, Nhật Bản và đang phát triển như Venezuela.


Thống kê của NAR cho thấy Việt Nam là quốc gia mua nhà liên tục đứng trong top 10 ở Mỹ nhiều năm qua. Báo cáo của NAR cho biết, 65% người mua Trung Quốc trả bằng tiền mặt, chỉ có 26% vay tiền mua nhà ở Mỹ.


Trước thông tin người Việt chi hơn 3 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ khiến nhiều chuyên gia kinh tế, bất động sản "quan ngại sâu sắc".


Trao đổi với chúng tôi chiều 21/7, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, ông không bất ngờ khi người Việt bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ nhưng rất quan ngại vì nguồn tiền này rất lớn.


Theo ông Châu, Việt Nam là nước nhỏ nhưng đứng thứ 6 thì có nghĩa là nước có tỉ lệ người chuyển tiền ra nước ngoài lớn nhất. "Chi 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ là vấn đề rất lớn. Đây thực là điều không mong muốn. Trong lúc Việt Nam rất thiếu nguồn lực, trong đó có nguồn lực ngoại tệ. Nếu số lượng tiền này để lại Việt Nam đầu tư thì rõ ràng có lợi cho đất nước.


Theo tính toán của ông Châu, 3 tỷ USD tương đương 66.000 tỷ đồng. Con số này quý giá với đất nước, gấp đôi gói tín dụng hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng.


image007
Thống kê của NAR cho thấy Việt Nam là quốc gia mua nhà liên tục đứng trong top 10 ở Mỹ nhiều năm qua (Ảnh minh hoạ)

Lỗ hổng quản lý ngoại hối


Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, những người mua nhà ở Mỹ có thể là nhu cầu thật, thường là đối tượng đã có thẻ xanh. Cũng có thể là người mua để đầu tư, bởi có những giai đoạn mua được nhà giá rẻ sau đó lên nhanh.


TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính (Đại học Ngân hàng TPHCM) cho rằng, người dân, doanh nghiệp trong nước vẫn mong muốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ để kiếm thêm cơ hội kinh doanh.


Trong cơ cấu đầu tư, mong muốn đầu tư qua Mỹ vì quốc gia này có chính sách tự do hóa thương mại mạnh hơn các nước khác. Mặt khác, sự thỏa thuận trong chính sách thương mại của Mỹ với các nước khác vẫn mang tính Mỹ là người lợi hơn.


"Khi mình đầu tư qua Mỹ vẫn lợi hơn là đầu tư qua nước khác. Chính phủ người ta vẫn nghiêng về bảo vệ các nhà đầu tư, người tiêu dùng", ông Tín nhận định.


CEO của một doanh nghiệp (xin giấu tên) chuyên đầu tư nước ngoài cho biết, mua nhà ở Mỹ bằng nguồn tiền từ Việt Nam chuyển qua là cực kỳ khó khăn. Nếu là doanh nghiệp thì phải thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài, được cấp phép bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài, thực hiện hàng loạt các thủ tục, báo cáo... thì mới chuyển tiền qua được và cam kết sử dụng tiền đúng mục đích.


Đối với cá nhân khi chuyển tiền ra nước ngoài thì phải có lý do chính đáng, trong lý do chính đáng đó, không có lý do mua nhà mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


"Hiện chỉ có chuyển tiền qua đóng học phí cho sinh viên, học sinh đi học bên đó, đóng tiền để mua xe hơi sau khi đi học và có bằng lái, đóng tiền thuê nhà, những khoản sinh hoạt phí hợp lý thì mới được chuyển còn nếu không thì không được", nhà đầu tư này nói.


Cũng theo nhà đầu tư này, với số tiền lớn 3 tỷ USD thì người Việt khó chuyển được bằng con đường chính thức (chuyển tiền đen), hoặc chuyển vào một ngân hàng trung gian ở nước ngoài rồi từ nước thứ 3 đó chuyển vào Mỹ để mua nhà.


"Bên Mỹ, nếu đồng tiền bất chính như là đồng tiền tham nhũng, do kinh doanh những ngành nghề bóc lột sức lao động, buôn lậu vũ khí, ma túy mà Mỹ chứng minh là tiền bẩn thì không mua được", nhà đầu tư này nói thêm.


Trong khi đó, TS Bùi Quang Tín cho rằng, nếu số tiền chuyển đi hợp pháp thì khó có thể đạt đến con số khủng 3 tỷ USD trong năm 2017 như báo cáo của NAR đã nêu.


Hiện nay, theo quy định tại pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân Việt Nam khi xuất cảnh được phép mang tối đa 5.000 USD hoặc số tiền tương đương quy đổi khi qua cửa khẩu. Thế nhưng, có những đường dây gửi tiền ra nước ngoài bất hợp pháp đang lộng hành.


TS Tín cũng cho rằng, có thể chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp thông qua con đường du lịch... Theo đó, dựa vào số tiền thực tế của mỗi khách mang với hạn mức cho phép, nhóm dịch vụ có thể gom được lượng tiền lớn trong nước ra nước ngoài một cách chính danh.


Theo thống kê, kiều hối mỗi năm nhận trung bình trên dưới 10 tỷ USD. (???)  Năm 2016, sụt giảm còn 9 tỷ. TPHCM 6 tháng đầu năm 2017, nhận được 2,1 tỷ USD kiều hối, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.


Ông Lê Hoàng Châu bày tỏ sự lo lắng khi cho rằng, nếu con số thống kê của NAR là đúng thì điều đó chứng tỏ quản lý về ngoại hối của nước ta có những lỗ hổng. Do đó phải làm sao bịt kín lỗ hổng đó thì tốt. Tuy nhiên, để bịt kín "chảy máu ngoại hối" là điều rất khó nên trước mắt, cơ quan chức năng phải tìm cách hạn chế tối đa.


"Đất nước mình bị chảy máu chất xám với chiến lược săn đầu người của các nước phương Tây. Tiếp đó là chảy máu tài nguyên và giờ đây, chúng ta đang bị chảy máu về ngoại hối bằng việc chuyển số lượng lớn tiền ra nước ngoài mua nhà như thế này", ông Châu nói. (Công Quang)
02 Tháng Mười Một 2020(Xem: 7762)