VN vô số người làm ăn kiểu này: Trầm Bê nợ Sacombank 43.000 tỷ đồng/ Vụ "Ciné" Trịnh Xuân Thanh

04 Tháng Tám 20172:05 SA(Xem: 9925)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  SÁU  04  AUGUST  2017


Việt Nam vô số người làm kinh tế kiểu này: Trầm Bê nợ Sacombank 43.000 tỷ đồng


image039

Phó Thống đốc ngân hàng nói về vụ bắt ông Trầm Bê


03/08/2017


- Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời tại họp báo Chính phủ khi báo chí đề nghị cung cấp thêm thông tin vụ khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê.


Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay, báo Tuổi trẻ đặt câu hỏi: “Sau khi ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam, lãnh đạo Sacombank đã cho biết ông này đang nợ Sacombank tới 43.000 tỷ đồng. Đề nghị đại diện Ngân hàng Nhà nước cung cấp thêm thông tin về vụ việc này, đặc biệt là về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại?”


Được phân công trả lời, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nói ngắn gọn: “Về vụ án ông Trầm Bê, trong đó có số liệu dư nợ của ông Trầm Bê tại Sacombank, vụ án đã và đang được các cơ quan pháp luật xử lý. Thông tin sẽ được các cơ quan pháp luật cung cấp”.


image040

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng


Trước đó, ngày 1/8, liên quan đến vụ án Phạm Công Danh,Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an ra quyết khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên phó chủ tịch HĐQT kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và ông Phan Huy Khang (nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Sacombank).


Lý do bị khởi tố là hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Ông Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận 1, TP HCM) từng giữ chức vụ phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank).


Năm 2012, ông Trầm Bê cùng con trai là Trầm Khải Hòa bất ngờ rút khỏi Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.


Giao tài sản, giấy gốc cho người thế chấp thì không quản lý được


Trả lời báo chí về việc xử phạt những trường hợp không mang tờ xe gốc do đã thế chấp gây khó cho người dân, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết Nghị định 163 quy định khi thế chấp, bên thế chấp vẫn được quyền nắm giữ giấy tờ của các tài sản này. Trong khi Bộ luật Dân sự quy định bên nhận thế chấp sẽ có quyền nắm giữ các giấy tờ của các phượng tiện đó nếu các bên có thỏa thuận.


“NHNN nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các Ngân hàng Thương mại, nếu để bên thế chấp vẫn giữ giấy tờ đó sẽ phát sinh trường hợp bên thế chấp mang tài sản đã thế chấp tại ngân hàng đi mua bán, chuyển nhượng, cầm cố…


Điều này sẽ tạo rủi ro rất lớn cho các ngân hàng thương mại, dẫn đến nợ xấu phát sinh”, bà Hồng nói.


Phó Thống đốc cũng cho biết, NHNN có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ GT-VT đề nghị cho phép người điều khiển giao thông sử dụng bản sao có xác nhận tài sản đó được thế chấp tại NH. Các ngành liên quan đang tích cực phối hợp để xử lý trường hợp này.


Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng: “Các ngân hàng thương mại đang thực hiện rất tốt việc khuyến khích người tiêu dùng mua ô tô trả góp. Nếu bây giờ giao cả tài sản và giấy tờ gốc cho người thế chấp tài sản thì các ngân hàng không thể bảo đảm quản lý được khi phát sinh vấn đề chuyển nhượng”.


Ông cho biết, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến vấn đề này và đề xuất hướng xử lý, tinh thần theo hướng tạo điều kiện cho người dân và DN. Khi chính thức “văn bản hóa”, CP sẽ thông báo với các cơ quan báo chí./ (Theo Vietnamnet)./


++++++++++++++++++++++++++++++++


Vụ "Ciné" Trịnh Xuân Thanh


image041

Toàn văn tuyên bố của Bộ NG Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc


image042Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam - Đức:


Bản quyền hình ảnh Other Image caption Ông Trịnh Xuân Thanh đã 'ra đầu thú', truyền thông Việt Nam dẫn thông báo của Bộ Công an Việt Nam hôm 31/7/2017 cho hay.


"Trong khi có những dấu hiệu ngày càng gia tăng và không còn nghi ngờ gì về sự tham gia của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin liên quan tới vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.


"Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.


"Nhờ sự quan tâm của giới chức thực thi pháp luật của Đức, vụ việc đã được phát giác. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang thực hiện các cuộc điều tra riêng của mình.


"Vụ việc như thế này có thể có ảnh hưởng tiêu cực to lớn tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


"Đây cũng là hành động phá vỡ lòng tin nghiêm trọng: tại các cuộc họp bên lề ở Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa yêu cầu công dân Việt Nam này phải được đưa trả lại Việt Nam từ Đức.


"Hôm qua Quốc vụ Khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đã nói rất rõ điều này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rõ với Đại sứ Việt Nam rằng Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh có thể được trở lại Đức ngay lập tức, để yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn có thể được xem xét thể theo đúng tiến trình pháp lý.


"Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này là chúng tôi tuyên bố đại diện chính thức cho cơ quan an ninh Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức là người không được thừa nhận và cho phép ông 48 tiếng để rời khỏi Đức.


"Chúng tôi cũng bảo lưu quyền có thêm các hành động khác nữa ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển."/( BBC 02/8/17)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Bộ Ngoại giao Đức nói Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc'


image043Bản quyền hình ảnh Focus.de Image caption Bài trên trang Focus.de về vụ bắt cóc


Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC rằng ông Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc' và yêu cầu đại diện an ninh Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schäfer, cũng được AFP dẫn lời nói người đại diện an ninh Việt Nam tại Tòa Đại sứ bị yêu cầu phải ra khỏi Đức trong vòng 48 tiếng.


Hãng tin Anh Reuters đưa tin Ngoại trưởng Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Berlin đến làm việc chiều hôm qua 1/8.


BBC vào đầu giờ chiều 2/8 liên hệ với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin để lấy phản hồi, nhưng được trả lời "Chúng tôi chưa có thông tin gì về vụ này".


"Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức vi phạm nghiêm trọng và chưa từng có luật Đức và quốc tế. Vì hậu quả của hành động hoàn toàn không thể chấp nhận được này, chúng tôi tuyên bố không thừa nhận đại diện của mật vụ Việt Nam tại sứ quán và cho ông ta 48 giờ để rời khỏi Đức", ông Martin Schäfer được Reuters dẫn lời.


Truyền thông Đức cũng đồng loạt đăng tin về vụ bắt cóc một người đàn ông Việt Nam, được cho là ông Trịnh Xuân Thanh, tại một công viên ở Berlin hôm 23/7 vừa rồi.


Đa số các báo đều bình luận rằng đây rất có thể sẽ có tác động to lớn cho nền chính trị Việt Nam.


Trang tin maz-online chạy dòng tin đầu tiên với nội dung "Vụ này sẽ là một vụ nổ lớn về chính trị", trong lúc Báo Bưu điện Buổi sáng Berlin (Berliner Morgenpost) bình luận rằng "Sự việc nghe cứ như phim James Bond, nhưng hoá ra lại là sự thật".


image044

Bản quyền hình ảnh Taz.de Image caption Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết


"Người ta túm một ai đó ở giữa Berlin rồi nhét vào xe ô tô đưa đi mất tăm," Berliner Morgenpost viết.


Tuy nhiên, các báo dẫn lời đại diện cảnh sát Berlin Winfrid Wenzel nói hôm thứ Tư rằng vụ hai người bị dùng vũ lực lôi vào một xe hơi tại Tiergarten vẫn đang là 'nghi vấn'.


image045

Bản quyền hình ảnh morgenpost.de Image caption Berliner Morgenpost so sánh vụ bắt cóc ở Berlin với hoạt động của điệp viên James Bond


Trang tin online của tạp chí Focus viết rằng người đàn ông 51 tuổi từng nói với đồng hương của mình tại Berlin rằng ông nay trở thành đối tượng nguy hiểm trong con mắt của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.


image046


Bản quyền hình ảnh Focus.de Image caption Ông Trịnh Xuân Thanh từng nói với một số người ở Berlin rằng ông nay trở thành đối tượng nguy hiểm trong con mắt của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, bài trên Focus viết


Các phóng viên Đức cũng đang đặt câu hỏi về danh tính, thân thế của người phụ nữ được cho là "bị bắt cóc" cùng ông Trịnh Xuân Thanh.


Vụ việc đang được giới chức điều tra, đại diện cảnh sát Berlin nói hôm 1/8./17/( BBC 02/8/17)

29 Tháng Mười Một 2022(Xem: 1887)