Cần đánh giá toàn bộ di sản lịch sử thời chúa Nguyễn

05 Tháng Mười 20177:26 CH(Xem: 11047)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  SÁU  06  OCT  2017


Cần đánh giá toàn bộ di sản lịch sử thời chúa Nguyễn


05/10/2017


TTO - Đó là kiến nghị của giới sử học Việt Nam tại hội thảo Trung Bộ và Nam Bộ thời chúa Nguyễn diễn ra tại Huế ngày 5-10 do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức.


image019

Trường thi Gia Định là nơi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ước Sài Gòn với Pháp ngày 5-6-1862. Coi tranh chúng ta có thế hình dung nơi ký khá tạm bợ với khung vải phía sau treo tạm cho kín đáo, nghiêm túc - Tranh tư liệu


Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh (Huế) công bố về hình thức ban thưởng đặc biệt của chúa Nguyễn cho thủy quân sau mỗi chiến công là được khai thác nguồn lợi mặt nước.


TS Võ Vinh Quang (Huế) phát hiện tại Quảng Trị một văn bản Hán Nôm năm 1745 ghi lại chế độ tuyển binh của chúa Nguyễn, cho thấy nguyên nhân vì sao quân đội của chúa Nguyễn lại hùng mạnh nổi danh khắp trong ngoài, đánh thắng cả thủy binh Hà Lan, Anh Quốc...


Từ đánh giá của các chuyên gia sử học về vai trò chúa Nguyễn trong cuộc mở đất Đàng Trong, thực thi chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế và đô thị của ở Đàng Trong... hội thảo đã kiến nghị nhà nước cần đánh giá toàn bộ di sản lịch sử thời chúa Nguyễn, bao gồm: chủ quyền biển đảo, nhân vật, di tích, văn hóa... để có phương án bảo tồn và phát huy giá trị.Cần xây dựng hồ sơ tư liệu về chúa Nguyễn tại Huế - thủ phủ của Đàng Trong - nhằm tiến tới thành lập Trung tâm nghiên cứu Đàng Trong.


Theo PGS.TS Đỗ Bang (chủ tịch ội khoa học lịch sửThừa Thiên - Huế kiêm phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN) Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm cả vùng hải đảo Biển Đông là một bộ phận của lãnh thỏ VN, vốn là không gian sinh tồn của hai vương quốc Champa và Phù Nam.


Các thế hệ người Việt đã di cư về vùng đất phía nam Đại Việt để sinh sống và đã biến vùng đất hoang sơ này thành một vùng lãnh thổ trù phú, có vị thế chính trị, kinh tế, văn hóa trong khu vực và thế giới, mà khởi đầu là xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn, tồn tại suốt hai thế kỷ 17-18.


Cuộc nghiên cứu về vương quốc Đàng Trong thu hút nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện trong suốt hàng trăm năm qua.


Trong đó, có những nghiên cứu của các địa phương tỉnh thành Trung và Nam Bộ. Hội thảo này được tổ chức nhằm khai thác tối đa nguồn tư liệu và kết quả của cuộc nghiên cứu đó từ các địa phương.


PGS.TS Đỗ Bang cho hay 35 bài nghiên cứu gửi về hội thảo này là công bố mới nhất về lịch sử Đàng Trong, và quí hơn đó là tư liệu Hán Nôm được khai thác từ thư tịch và thực địa ở các địa phương.  (M. TỰ)

Hoàn thành trùng tu lăng chúa Nguyễn Hoàng                                      

15/05/2017


TTO - Sáng 15-5, tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khánh thành công trình trùng tu tôn tạo di tích lăng Trường Cơ - lăng chúa Nguyễn Hoàng.


image020

Khánh thành công trình trùng tu lăng chúa Nguyễn Hoàng. Ảnh: P.T.H


Lăng chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi giai đoạn nửa cuối thế kỉ 16, đặt nền móng cho cơ nghiệp họ Nguyễn sau này, vốn được dời về từ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị khoảng cuối thế kỉ 17.


Lăng từng trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là vào năm 1999. Theo ông Phan Thanh Hải, dự án trùng tu công trình lăng mộ này khởi công từ tháng 7-2016 với tổng kinh phí gần 3,8 tỷ đồng, lấy từ nguồn xã hội hóa và do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư.


Sau 10 tháng thi công, dự án đã hoàn thành với các hạng mục: tu bổ khu lăng mộ, tường bao, cổng, bình phong hậu… 


Ngoài nhưng hạng mục tu bổ, công trình di tích lăng Trường Cơ còn được tôn tạo và xây mới một số hạng mục như: hồ bán nguyệt, sân chầu, trụ biểu, cảnh quan sân vườn… Ông Phan Thanh Hải cho biết phương án tôn tạo và xây mới cac hạng mục này đã được sự đồng ý của dòng họ Nguyễn Phước.


Ông Hải còn cho biết thêm, ngoài công trình lăng Trường Cơ, một số công trình lăng mộ của các chúa Nguyễn khác cũng đang trong quá trình tu bổ, tôn tạo như lăng Trường Diên (mộ của chúa Nguyễn Phúc Lan) và lăng Trường Diễn (mộ chúa Nguyễn Phúc Nguyên).


“Nguồn kinh phí để tu bổ các công trình này đều lấy từ nguồn xã hội hóa” ông Hải nói.


image021

Toàn cảnh công trình lăng chúa Nguyễn Hoàng được trùng tu - Ảnh: P.T.H


image022

Đại diện dòng họ Nguyễn Phước làm lễ tạ lăng Nguyễn Hoàng vào sáng 15-5 - Ảnh: P.T.H


image023

Phần nhà bia của lăng Nguyễn Hoàng được trùng tu, tôn tạo - Ảnh: P.T.H


Với hơn 400 năm tồn tại, bên cạnh yếu tố thời gian, thì sự tác động của con người, của môi trường, cùng thiên tai bão lũ… đã khiến cho chùa Cầu ở Hội An xuống cấp nghiêm trọng. NHẬT LINH