Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó

20 Tháng Hai 201811:35 CH(Xem: 10093)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  TƯ 21  FEB  2018


Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó


Tiến sĩ Trần Công Trục


14/02/18


 (GDVN) - Trung Quốc viện trợ 100 xe tăng, xe bọc thép cho Campuchia là nước cờ phản ứng nhằm tới cả Hoa Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia, cho thấy rõ sức mạnh "mềm".


Vào dịp cuối năm 2017, đã có không ít những nhận xét, đánh giá và dự đoán về tình hình Biển Đông sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2018. 


Mặc dù, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận, phân tích, mổ xẻ thông tin dựa trên nhiều sự kiện có liên quan đến tình hình Biển Đông, nhưng về cơ bản dư luận đều có chung một nhận định:


Tình hình Biển Đông trong năm 2018 sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của cuộc cạnh tranh địa- chính trị giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu là ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông. 


Đây là một dự báo đã được kiểm chứng trong lịch sử cũng như hiện tại, qua những gì đã diễn ra dù chỉ trong vòng chưa đầy 3 thánh đầu năm 2018. 


image053

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


Chúng tôi xin được tổng hợp thông tin có liên quan đến dự báo đó để cung cấp đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất. 


Ngày áp chót của năm Đinh Dậu, xin tổng kết lại những diễn biến mới của "năm con gà" trên Biển Đông để tìm hiểu xem, năm tới cục diện an ninh khu vực sẽ diễn biến ra sao. 


Cạnh tranh Trung - Mỹ gay gắt hơn


Trong năm 2017, Trung Quốc đã tiếp tục việc xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng quân sự lẫn vả những công trình dân sự trá hình trên Biển Đông.


Đã có tổng diện tích 29 héc ta cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và 7 cấu trúc địa lý ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp) ở Biển Đông. 


Các công trình này bao gồm: trạm ra đa cao tần, kho chứa đạn, hầm chứa máy bay và tên lửa, các tòa nhà hành chính, các vị trí neo đậu chiến hạm… trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn thuộc Trường Sa và trên đảo Tri Tôn, đảo Cây và đảo Bắc thuộc Hoàng Sa. 


(Báo cáo của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở Hoa Kỳ). 


Để nhanh chóng đạt được mục tiêu chiến lược trong cuộc tranh về chấp địa- chính trị với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ này trong năm 2018.


Bắc Kinh đang giữ thế thượng phong ở Biển Đông là một thực tế.


image054

Một góc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa - Việt Nam, nơi Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Nikkei Asia Review.


Còn từ phía Hoa Kỳ, ngày 19/1/2018 tướng James Mattis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố chiến lược quốc phòng Mỹ chỉ vài ngày trước chuyến công du Indonesia và Việt Nam.


Như vậy là sau đúng 1 năm kể từ khi tỉ phú Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh của Mỹ mới được định hình. 


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy, cứ bốn năm một lần chính quyền Mỹ xem xét lại chính sách quốc phòng.


Định hướng mới của chính sách quốc phòng dưới thời Tổng thống Donald Trump là “cạnh tranh, răn đe, và chiến thắng” (compete, deter, and win). 


Với ngôn ngữ sắc gọn và thẳng thừng (pithy and blunt), chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ đặt trọng tâm phải ưu tiên chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trước mắt, tăng cường hoạch định chiến lược và hợp đồng tác chiến với đồng minh và đối tác. 


Hoa Kỳ chuyển hướng bố trí lực lượng để tập trung đánh thắng “một cường quốc lớn”, phù hợp với trọng tâm chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc và Nga.


Chiến lược quốc phòng mới dựa trên mô hình tác chiến toàn cầu để có thể “tiêu diệt, cơ động, và dẻo dai”


Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ năm  xác định 5 thách thức lớn nhất đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ là:


(1) Trung Quốc, (2) Nga, (3) Bắc Triều Tiên, (4) Iran, (5) khủng bố, nhưng Mỹ sẽ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu là hai khu vực được ưu tiên cao nhất, trong khi khoanh lại những bất ổn tại Trung Đông. 


image052

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: CNBC News


Trong khi Mỹ dự kiến sẽ cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc và Nga, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như Châu Âu, có lẽ Trung Quốc mới là đối thủ số một mà Mỹ phải đối phó trong bàn cờ chiến lược mới, nhằm bảo vệ nước Mỹ và để cạnh tranh tại các “vùng xám”. [1] 


Mới nhất, Lầu Năm Góc vừa “lộ” thông tin cân nhắc rút lực lượng thủy quân lục chiến từ Trung Đông về bố trí tại Đông Á để tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.


Như vậy có thể thấy, nếu như Barack Obama nói nhiều về “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương, thì Donald Trump thực sự đang “làm nhiều” để thực hiện việc xoay trục ấy.


Tuy nhiên nguồn lực, đòn bẩy nào thực hiện các chính sách này và khả năng thành công đến đâu, chúng tôi xin phân tích trong bài viết tới.


Việt Nam, Indonesia trở thành tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn  


Nếu như ngày 19/1 chiến lược quốc phòng mới của Mỹ mới được công bố và định hình trong mắt dư luận, thì từ 21 đến 23/1 ông James Mattis thăm Indonesia, từ 24-25/1 thăm chính thức Việt Nam.


Tại Indonesia, tướng James Mattis đã chính thức thừa nhận, ủng hộ tên gọi Biển Bắc Natuna.


Tên gọi này được quốc gia vạn đảo đặt cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quần đảo Natuna, phía Nam Biển Đông, nhằm trực tiếp bác bỏ cái gọi là "vùng chồng lấn" do đường lưỡi bò Trung Quốc trực tiếp tạo ra.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói:


"Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là một thế giới mà chúng tôi giải quyết các vấn đề mà không làm mất lòng tin, chúng tôi không quân sự hóa các cấu trúc địa lý ở giữa vùng biển quốc tế, chúng tôi không xâm lược các nước khác như trong trường hợp Crimea."


Joseph Felter, một quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề khu vực đã mô tả cam kết của Mỹ như là một cuộc đánh cược chống lại (các hành vi hung hăng và yêu sách quá đáng của)Trung Quốc.


Tuy nhiên điều đáng nói nhất là ông Joseph Felter thừa nhận, Hoa Kỳ hiện vẫn thiếu những chuẩn bị và bước đi cụ thể để triển khai điều này. [2]


Sang thăm chính thức Việt Nam từ 24 đến 25/1, Bộ trưởng James Mattis thông báo tháng 3/2018 tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng, hai bên cũng trao đổi xung quanh chủ đề bảo vệ an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.


Việc lựa chọn Indonesia và Việt Nam làm điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á ngay sau khi công bố chiến lược quốc phòng mới cho thấy, Mỹ nghiên cứu rất kỹ và đánh giá cao khả năng hợp tác với 2 quốc gia này trên Biển Đông, bên cạnh đối tác truyền thống Singapore.


image055

Khu trục hạm USS Hopper, ảnh: Wikipedia


Trước chuyến thăm, trước khi công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 17/1 Mỹ đã cho tàu khu trục USS Hopper tiến hành một hoạt động đi qua vô hại bên trong 12 hải lý xung quanh bãi cạn Scarborough.


Có thể đây là một cử chỉ như muốn tạo niềm tin cho các nước trong khu vực về cam kết của Mỹ về tự do hàng hải Biển Đông.


Trung Quốc xuất chiêu


Và nếu quý bạn đọc để ý, Trung Quốc đã lập tức đi một nước cờ chiến lược ngay sau những động thái này:


Viện trợ cho Campuchia 100 xe tăng, xe bọc thép, cam kết cung cấp các khoản đầu tư và cho vay tài chính hậu hĩnh khác.


Chúng tôi cho rằng, động thái này không còn đơn thuần là hợp tác song phương giữa 2 quốc gia này, mà là một nước cờ được tính toán kĩ, một mũi tên nhằm đến 3 đích:


Một là lôi kéo Campuchia ngày càng sâu vào vòng tay Trung Quốc, tách hẳn ảnh hưởng của Hoa Kỳ; 


Hai là ứng phó với chuyến đi của ông James Mattis đến Indonesia, Việt Nam sau khi có chiến lược quốc phòng mới.


image056


Mục tiêu này nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ trong ASEAN thông qua các quốc gia thành viên thúc đẩy tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông bằng “nguyên tắc đồng thuận”;


Ba là, cho New Delhi hiểu rằng, những cử chỉ thân thiện Ấn Độ vừa hướng tới Campuchia để phục vụ chính sách hướng Đông của Thủ tướng Narendra Modi nhằm phối hợp chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa Mỹ mới khởi xướng, sẽ không dễ thực hiện.


Cuối cùng chúng tôi xin lưu ý rằng, có thể xem động thái này như một "lời nhắc nhở" của Trung Quốc đối với chúng ta về cái họ lo ngại rằng "Việt Nam theo Mỹ" để chống lại họ, cho dù chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được công bố rõ ràng, minh bạch từ lâu.


Việc Trung Quốc tác động đến biên giới Tây Nam của chúng ta không phải chưa từng xảy ra. Một khi phía Đông căng thẳng, họ có thể đẩy chúng ta vào thế "lưỡng đầu thọ địch".


Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý để có những ứng xử phù hợp, tránh bị đẩy vào thế kẹt.


Trung Quốc rất giỏi trong việc này, và đặc biệt tiềm lực kinh tế của họ lúc này rất dồi dào để có thể "quyến rũ" một số quốc gia Đông Nam Á.


Đây sẽ là khó khăn không nhỏ đối với Hoa Kỳ, và do đó sức kéo từ 2 cường quốc đối với các nước nhỏ trong khu vực về phía mình trong năm Mậu Tuất sẽ mạnh hơn khá nhiều so với năm Đinh Dậu.


Nhưng thực chất Mỹ và Trung Quốc sẽ làm gì trong khu vực, trên Biển Đông trong năm tới, chúng tôi xin phân tích ở bài viết tiếp theo để hầu bạn đọc ngày đầu xuân Mậu Tuất.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://caphethubay.net/tac-gia/cau-chuyen-dau-nam-nhin-lai-ban-co-viet-my.html


[2]https://www.washingtonpost.com/news/checkpoint/wp/2018/01/23/secretary-mattis-seeks-ties-with-once-brutal-indonesia-special-forces-unit-with-an-eye-on-china/?utm_term=.62e1b5360b55


Tiến sĩ Trần Công Trục
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16374)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25623)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16985)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15967)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16503)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15687)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16356)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16286)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19411)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18630)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17457)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15772)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15887)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15511)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15545)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17837)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15451)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19960)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19629)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.