Cựu TT Phan Văn Khải: "thời tau để lại cỡ 30 tỷ UsD (?), bây giờ tiêu tán hết"

22 Tháng Hai 20186:44 CH(Xem: 14285)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ  SÁU 23  FEB  2018


Cựu Thủ tướng VN Phan Văn Khải lâm trọng bệnh


BBC 22/2/18


image033Bản quyền hình ảnh ROSLAN RAHMAN Image caption Ông Khải xây dựng hình ảnh của mình như là một nhà cải cách kinh tế


Cựu Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải lâm bệnh nặng và hiện được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.


Truyền thông Việt Nam cho hay ông Khải trở bệnh nặng trước Tết. Ông được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy tối 21/2. Trước đó ông có thời gian trị bệnh ở nước ngoài.


Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại Củ Chi, TP.HCM, theo các tài liệu chính thức.


Ông vào Đảng năm 26 tuổi.


Ông từng làm Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Thủ tướng.


Ông được bầu làm Thủ tướng lần đầu năm 1997 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 10, và được trúng cử Thủ tướng lần hai năm 2002 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 11.


Ông từ nhiệm năm 2006.


Trong bài phát biểu từ nhiệm, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nói: "Tôi hết sức day dứt trước tệ nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu."


Nhà cải cách kinh tế


image034

Bản quyền hình ảnh Darren McCollester Image caption Cựu Thủ tướng VN Phan Văn Khải (trái), Thượng nghị sỹ Mỹ Edward M. Kennedy và Bộ trưởng Tài chính VN Nguyễn Sinh Hùng năm 2005


Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải là người đưa tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính, do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thành lập, lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ.


Kế nhiệm cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào giai đoạn kinh tế châu Á khủng hoảng, ông Khải được xem là người đã có vai trò quan trọng đưa Việt Nam vượt qua khó khăn. Trong gần chín năm ông Khải ở cương vị Thủ tướng, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP trung bình 7%.


Tờ Washington Post từng có bài phỏng vấn ông Khải nhân chuyến thăm Mỹ năm 2005. Đây được coi là lần đầu tiên một thủ tướng Việt Nam thăm Mỹ trong vòng 30 năm trước, tính đến 2005.


Khi được hỏi tại sao không gian cho tự do về chính trị ở Việt Nam không được cải thiện nhanh như cải cách kinh tế, ông Khải nói:


"Bạn có biết tại sao chúng tôi đạt được thành công lớn trong cải cách kinh tế? Cải cách chính trị chính là tiền đề cho cải cách kinh tế."


"Trong quá khứ, Việt Nam theo đuổi nền kinh tế kế hoạch tập trung. Sau đó, các cơ chế mới đã được áp dụng với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đó không phải là cải cách kinh tế thuần túy, đó hẳn phải là một quyết định quan trọng về chính sách trong bối cảnh cải cách chính trị."


Tờ New York Times bình luận chương trình nghị sự của ông Khải ở Hoa Kỳ thời điểm đó, chỉ ra 'rõ ràng' ông Khải 'muốn Việt Nam nhanh chóng được phê chuẩn để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới."


"Ông Khải xây dựng hình ảnh của mình như là một nhà cải cách kinh tế", bài báo trên New York Times viết.


Bàn về dân chủ và nhân quyền


image035

Bản quyền hình ảnh Spencer Platt Image caption Cựu Thủ tướng VN Phan Văn Khải (giữa) trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2005


Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải cũng bàn về dân chủ trong bài phỏng vấn với Washington Post.


Ông Phan Văn Khải nói:


"Bạn có thể thấy nền dân chủ đã được thúc đẩy và cải thiện ở Việt Nam. Trong quá khứ, nền kinh tế Việt Nam chỉ gồm hai lĩnh vực, nhà nước và hợp tác xã. Và bây giờ nhiều ngành kinh tế khác đã được thành lập và tất cả người dân Việt Nam được phép phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau."


"Tôi muốn nhấn mạnh rằng tự do và dân chủ là mục tiêu cuối cùng trong công cuộc cải cách của chúng tôi và được nêu trong hiến pháp."


Về vấn đề nhân quyền, ông Khải nói 'mục tiêu cuối cùng của Việt Nam và Mỹ 'là như nhau' dù khác nhau về 'nguồn gốc lịch sử', 'chế độ chính trị', và 'điều kiện kinh tế.


"Ở Việt Nam, người dân có quyền lực cao nhất để xác định số phận của đất nước họ", ông Khải nói trên báo Washington Post.


"Một số người có thể cho rằng Việt Nam không có tự do dân chủ và chỉ có hệ thống độc đảng. Nhưng bạn biết đấy, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là duy trì ổn định chính trị và phục vụ lợi ích của người dân."


"Trong suốt 70 năm qua, đảng đã nỗ lực hết mình để mang lại lợi ích cho người dân, điều này đã được toàn dân công nhận."


"Tại Việt Nam, không cần nhiều hơn một đảng vì người dân Việt Nam vẫn có sự tin tưởng vào đảng," ông Khải nói.


Phản ứng trên Facebook


Nguyễn Công Khế


Nghe tin chú 6 Khải không còn khỏe nữa. Tôi thấy chạnh lòng.
Khi làm Tổng biên tập báo Thanh niên, mỗi khi gặp tôi, ông đều nói như trách: mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy? Làm báo mà. Không phản biện với chính phủ thì phản biện với ai. Ông nói vậy, nhưng ông tỏ ra không thù hằn và đi tới trả thù báo chí như một vài người khác. Một lần khác khi đến thăm ông vào dịp tết, khi nói về kinh tế,ông đập vào vai tôi, nói: đến giờ này tau cũng không giải thích nổi : nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là thế nào mầy ạ? Tôi chọc lại ông: Đến Thủ tướng mà không giải thích nổi khái niệm đó thì ai giải thích được đây chú Sáu. Ông cười hiền hậu.
Có lần ông phân trần với tôi , hình như lúc đó có mặt của một nhà báo của Tuổi Trẻ, bây giờ khá nổi tiếng. Tụi mầy tính, ông Sáu lớn ( ý ông nói đến chú Võ Văn Kiệt),ổng mới dám đương đầu với những thách đố lớn , còn tau thì làm được cỡ 70% của ổng là giỏi rồi. Đừng trách tau nhiều.
Sau này , khi nghỉ chức Thủ tướng . Khi gặp lại, ông thường nói, thời tau để lại cỡ 30 tỷ UsD (?), bây giờ tiêu tán hết.
Hôm trước , cách nay vài tháng, tôi vào thăm ông ở một bệnh viện của Thành phố, lúc đó ông mệt, và sau đó sức khỏe ông lại hồi phục. Tôi nói chắc chú phải bỏ thuốc lá thì mới giải quyết được bệnh tình. Ông gật đầu:”chắc phải bỏ thuốc lá luôn thôi.Khó nhưng có lẽ phải ngưng hút thì mới chữa được lá phổi”.
Mấy ngày nay, sau khi đi Singapore điều trị. Không xong . Ông lại được đưa về Chợ Rẫy. Mong muốn là làm sao ông khỏe lại, để còn được gặp lại ông, để nghe tiếp những gì ông còn tâm sự về thế sự và đất nước.


Truong Huy San


THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI


Biết là ông đã ở tuổi 85 nhưng, sáng nay, nhìn ông nằm trong phòng săn sóc đặc biệt với bao phương tiện hỗ trợ vẫn không khỏi ngậm ngùi. Từ "Cương lĩnh" đổi mới kinh tế xã hội 1991 cho tới những thiết chế căn bản đảm bảo cho nền kinh tế thị trường vận hành đều được thiết kế trong quãng thời gian ông đóng vai trò như một kiến trúc sư trưởng [Chủ nhiệm UBKH (1989-1991), Phó thủ tướng thường trực (1991-1997), Thủ tướng (1997-2006].


Nếu như Thủ tướng Võ V...


image032

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ George W. Bush (phải)

12 Tháng Tư 2015(Xem: 15657)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23435)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14787)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15140)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17666)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15438)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22513)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14495)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14532)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15227)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17338)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 18875)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19902)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.