Thừa Thiên, Quảng Nam, Hội An, Quảng Nam, Hội An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên chìm trong biển nước

21 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 15747)

Trách nhiệm khi ‘xả lũ giết dân’?

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Cập nhật: 13:24 GMT - thứ hai, 18 tháng 11, 2013

image018

Thủy điện địa phương xả lũ, khiến người dân phải lên nóc nhà, theo báo VN

Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục!

Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!

Những cái chết tang thương đã đột ngột trùm lên vùng lũ miền Trung vào giữa tháng 11/2013, trong mùa mưa to gió lớn cùng với trận dịch xả lũ của đồng loạt 15 hồ thủy điện.

 

Đáy trách nhiệm và đỉnh phẫn uất

Ở trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện, phê duyệt các dự án thủy điện.

Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… khốn đốn trong sinh hoạt. Nhiều người dân trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ.

Đáy trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân dân.

Vụ xả lũ của 15 hồ thủy điện lại nằm trong chuỗi “giết sống” người dân một cách có hệ thống trong mùa mưa bão. Vào giữa tháng 9/2013, đã có một chứng thực mang tính bất chấp với cú xả lũ thình lình vào vùng trũng lòng dân Đắc Lắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khiến ít nhất 11 người mất tích.

Không thể gọi khác hơn, người dân vùng rốn lũ đã bị ép chặt vào một cái đáy không lối thoát.

“Dưới đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Những nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại. Nhưng đã không một hành động nào được các “đày tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.

Phú Yên với liên tiếp những cú xả lũ của Thủy điện sông Hinh và Thủy điện sông Ba Hạ những năm trước đã là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. “Vô cảm” xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay.

Tội ác

Tội ác đã đến từ cấp độ không chỉ vô cảm, mà còn hơn thế nhiều, rất nhiều. Người ta nên nhớ trong những năm 2007-2008, tập đoàn EVN đã làm nên một một kỷ lục ghê gớm về số lỗ do đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán. Để vào năm 2013, một báo cáo của cơ quan chức năng mới cho biết số lỗ còn treo mà EVN bị nhấn chìm trong đó lên tới hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương với hàng trăm ngàn ngôi nhà tình nghĩa.

EVN cũng đã hóa thân như một trong những tác nhân ghê gớm nhất trút lỗ lên đầu người dân, với các chiến dịch tăng giá điện được tiến hành không ngưng nghỉ, liên tiếp gây sức ép lên đời sống dân sinh cùng kích động lạm phát. Cơ quan chủ quản của tập đoàn này - Bộ Công thương - cũng rất thường bị dư luận nghi ngờ về không ít lần “đi đêm” cho những đợt tăng giá làm khốn đốn dân tình.

image019

Thủy điện Sông tranh (2) ở Quảng Nam xả lũ với lưu lượng hơn hai nghìn m3/giây

Giờ đây, sau tất cả những hậu quả không thể tha thứ, giới quan chức mới như nén cười để bàn thảo với nhau về cái được gọi là “cần có quy chế phối hợp trong việc xả lũ”.

Để sau hàng loạt vụ xả lũ như một cách giết sống người dân, vẫn không có bất kỳ một quan chức nào bị đưa ra truy tố và xét xử. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ.

Với nhiều người dân và cả những công chức vẫn thê thiết trong thói quen cam chịu, âu đó cũng là bi kịch của một đất nước quá kém dân chủ. Dân chủ càng tụt hậu, đạo đức càng lụn bại thì càng khó có chuyện chịu trách nhiệm hành chính về những hậu quả đã quá đủ để kết tội hình sự.

Nhưng ở Việt Nam, vẫn chưa có một cuộc biểu thị phẫn uất đích đáng nào dành cho quá nhiều hậu quả khủng khiếp về kinh tế và dân sinh, và vẫn còn lâu mới có được “văn hóa từ chức”. Tất cả vẫn đang bị kìm nén bởi chính những đạo luật về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình mà có lẽ còn lâu mới được đẻ muộn bởi bà mẹ Hiến pháp.

"Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện ở các tỉnh miền Trung cần phải được người dân kiện ra tòa án, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của lãnh đạo Bộ Công thương."

Ở Việt Nam, người ta vẫn trầm uẩn lòng nhẫn nhịn không thể hiểu nổi và còn chưa hồi kết. Tâm thế trầm cảm trùm mền không thể diễn tả ấy lại vẫn lắng đọng nơi hoàng cung quốc hội, bên lề báo giới và trong vô số hiện tồn ngổn ngang vẫn ngày đêm hành hạ lương tâm của những người còn rơi rớt lương tâm.

Xót xa thực chất phải cộng hưởng với cùng khổ không lối thoát. Không thể nói khác hơn, tội ác của EVN và ngành thủy điện đang đẩy trách nhiệm của giới quan chức xuống một cái đáy chưa phải tận cùng, đồng thời thúc tình cảm phẫn nộ của các nạn nhân lên đến cận đỉnh điểm.

Không cần và không còn thời gian để bàn về “quy chế phối hợp xả lũ” nữa. Mưa lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện ở các tỉnh miền Trung cần phải được người dân kiện ra tòa án, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của lãnh đạo Bộ Công thương.

Đã đến lúc xã hội dân sự cần lên tiếng ở Việt Nam. Một xã hội của người dân, trí thức và những người còn lương tâm trong Đảng.

Trách nhiệm ấy, không thể khác hơn là phải khởi tố vụ án xả lũ gây chết người, trong đó không thể loại trừ trách nhiệm của những quan chức cấp ủy viên trung ương đảng như ông Vũ Huy Hoàng.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà báo tự do đang sống ở TP. Hồ Chí Minh.

image029

Lũ lớn tàn phá miền Trung Việt Nam

BBC - thứ bảy, 16 tháng 11, 2013

 

image030

Bình Định chìm trong biển nước

Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên bị nhấn chìm trong nước lũ sau nhiều ngày mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, truyền thông trong nước cho biết.

Tờ Tuổi Trẻ trong tin đăng ngày 16/11 nói theo thống kê sơ bộ, tính đến trưa ngày 16/11, đã có 17 người thiệt mạng và một người mất tích tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương của Việt Nam, tối 14/11, sáng 15/11, áp thấp nhiệt đới đã đi qua vùng biển các tỉnh Phú Yên - Bình Thuận và sau đó đã bất ngờ mạnh lên thành bão số 15.

Áp thấp nhiệt đới sau đó đã suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần, tuy nhiên, hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa to, gió giật mạnh ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cơ quan này cho biết thêm.

Đồng loạt xả lũ

"Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ"

Hồng Nhụy Cao, người huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

Tại Bình Định, mưa lớn từ khuya 14/11 đến sáng 15/11 đã gây lũ trên diện rộng.

Báo Thanh Niên cho biết sáng 15/11, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ với lưu lượng 1.576 m3/s, kết hợp với lượng mưa lớn khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh lần đầu tiên bị chìm trong nước lũ.

Cũng theo Thanh Niên, nhiều người dân ở các xã gần đó đã gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu vì không kịp trở tay trước mực nước dâng quá nhanh.

Một số độc giả của chúng tôi tại Bình Định cho biết không được báo trước về việc xả lũ nên hoàn toàn bị bất ngờ.

Nick Anh Hạt Đậu viết trên Facebook của BBC: "Chính quyền ngày 15/11 xả lũ không thông báo cho dân kết hợp mưa lớn làm ngập lớn toàn Bình Định (bao gồm cả Thị xã an Nhơn). Đây cơn lũ lịch sử, nhà tôi không còn gì rồi".

Ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn, được Thanh Niên dẫn lời nói “Nước lũ năm nay lớn bất thường do mưa lớn và hồ Định Bình xả lũ. Đây cũng là lần đầu tiên có lũ lớn nên người dân trong huyện rất lúng tung đối phó".

Theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày 15/11, chính quyền địa phương tỉnh Bình Định đã di dời được 750 hộ với 2.773 nhân khẩu.

Thủy điện Sông Ba Hạ ngày 15/11 xả lũ lưu lượng 1.400m3/s, làm mực nước các sông dâng nhanh tại các huyện miền núi Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, theo báo Dân Trí.

Tại Phú Yên, mưa lớn làm tám xã ven sông Kỳ Lộ, sông Cô, ngập trong nước khiến chính quyền địa phương phải di dời 880 hộ với 2.391 nhân khẩu khỏi khu vực, báo Tuổi Trẻ cho biết.

image031

Lũ đạt đỉnh trong ngày 16/11 ở Quảng Nam

Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong chiều 15/11, khiến nước sông dâng nhanh, làm hầu hết các tuyến đường ở bị ngập sâu.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến tối 16/11, các sông từ Thừa Thiên Huế đến Bắc Khánh Hòa sẽ rút dần xuống mức Báo động 2 - Báo động 3.

Các độc giả của BBC ở Huế nói mưa lớn đã xảy ra trong suốt chiều ngày 15/11 và tiếp tục kéo sang ngày 16/11, dù cường độ có giảm đi.

Một bạn đọc nick Đặng Suy Nghĩ nói trên Facebook của BBC: "Mình ở trung tâm thành phố Huế thấy mưa giảm nhẹ so với hôm qua, nước rút bớt rồi,còn các khu vực khác ko biết thế nào."

Chiều tối 15/11, tại Quảng Nam, các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều khu vực ở huyện Đại Lộc bị ngập nặng, báo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc, Quảng Nam, cho biết.

Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều khu vực ở Quảng Nam, trong đó có phố cổ Hội An, bị nhấn chìm trong nước.

Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức di dời được hơn 2.500 hộ với hơn 4.800 nhân khẩu, Tuổi Trẻ cho biết thêm.

Tại Quảng Ngãi lũ trên các sông đã đạt đỉnh và đều ở mức báo động ba hoặc trên mức này, nhưng sẽ rút dần trong tối 16/11, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương.

12.278 hộ với 47.635 nhân khẩu tại các khu vực bị ảnh hưởng của nước lũ ở Quãng Ngãi đã được di dời, theo Tuổi Trẻ.

Một bạn đọc nick Hồng Nhụy Cao chia sẻ với BBC: "Quê tôi, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, nước ngập lút nóc nhà."

"Hiện tại nước đã rút đến sân, bùn non thì đến đầu gối. Bò và heo chết hết. Mới liên lạc được với ba. Nhà trắng tay ko còn tài sản gì giá trị. Bây giờ người dân đang rất đói và thiếu nước uống, đang chờ cứu trợ"./

09 Tháng Sáu 2014(Xem: 15503)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14818)
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 14639)
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 14713)
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15710)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
17 Tháng Năm 2014(Xem: 18796)
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 17119)
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17571)
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16947)
Người dân ở tỉnh Đồng Nai kéo lên TP. HCM biểu tình sáng 27/3 để phản đối giá đền bù giải tỏa ở dự án hồ chứa nước Sông Ray.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 36389)
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 19244)
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 16935)
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16393)
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 16258)
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 15627)
Theo AFP, hôm nay, 22/2/2014, Bộ trưởng Thương mại 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mặt tại Singapore bắt đầu các cuộc đàm phán với hy vọng ký được Hiệp định TPP nội trong năm 2014 sau khi đã không thể hoàn tất vào cuối năm ngoái theo đề nghị của Mỹ.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 18089)
Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 19291)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 28229)
Trả lời câu hỏi của BBC ngày 2/1 về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói: "Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
05 Tháng Hai 2014(Xem: 17817)
Đại gia Lê Ân vào phòng riêng thử siêu giường cùng vợ Sau nhiều ngầy gấp rút làm việc, hôm nay (27.1), hai chuyên gia người Anh đã lắp xong chiếc "siêu giường" của đại gia Lê Ân.