Cho Tầu cộng thuê đất 99 năm có phản quốc không?

31 Tháng Năm 20187:07 CH(Xem: 16408)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 01 JUNE 2018


Cho Tầu cộng thuê đất 99 năm có phản quốc không?


image003

Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có vị  trí trải dài từ bắc xuống tận cùng Nam VN kể như  bao trùm cả nước, luật dự trù cho Tầu thuê đất 99 năm. VĂN HÓA MAP


image014

Một tướng Tầu.


VH - Khi pháo hạm tầu đồng và Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng vào năm 1857, cuộc xâm lược của thực dân đế quốc khởi đi bằng sức mạnh quân sự, sức mạnh "cứng" đã đô hộ nước ta trăm điều khổ nhục.


Tính đến năm 1945, thực dân Pháp đã cai trị nước ta 88 năm, chúng biến Vương quốc Việt Nam độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ thành ba kỳ nô lệ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Di sản của Pháp để lại trên mảnh đất chữ S cũng có cái hay đấy nhưng cái "hay" nhất là đào tạo "Con người và Văn Hóa Việt" trở thành vong thân vong bản. Không những thế Pháp còn đầu độc tư tưởng người Việt đầy ắp tính kỳ thị ba miền, và nguy hiểm hơn cả: tính vong thân, vong bản, nôm na tức là mất gốc.


Cho đến nay, tư tưởng vong thân vong bản (cái gốc không cần thiết) vẫn còn tồn tại trong đầu óc con người Việt Nam dù ở hoàn cảnh, địa vị, xã hội, chính thể nào.


Hôm 23/5/2018 và 28/5/2018 nghe tin Quốc Hội Việt Nam thảo luận về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tại quốc hội, điều khoản về giao đất 99 năm trong dự luật đặc khu đã gây nhiều lo lắng cho các đại biểu.


Ai trong chính phủ đã trình lên Quốc Hội điều khoản cho Tầu thuê đất 99 năm? Đã có bao nhiêu "đại biểu" lên tiếng về điều khoản này?


99 năm thuê đất dài hơn 88 năm thực dân Pháp đô hộ xương máu nước ta! Tổ tiên nước Việt đã đổ biết bao nhiêu xương máu, đã hy sinh thân mình đánh nhau hàng trăm trận với giặc Pháp mới dành lại được độc lập cho nước nhà. Bây giờ chỉ có mấy chữ ký Tầu cộng "thuê" tức là "chủ" đất 99 năm. Quả là thần kỳ.


Không biết có vị đại biểu quốc hội nào đặt ra câu hỏi công khai trên diễn đàn quốc hội là:"Cho Tầu thuê đất 99 năm có phản quốc không?"


Chọn Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có phải là điểm khởi đầu trong kế hoạch nuốt Việt Nam không cần pháo hạm, tên lửa hay bộ chiến mà bằng kế hoặch "mềm" thâm độc hơn.


Đền và tượng Khổng Tử đã được long trọng khánh thành ở Hà Nội rồi. Khách Tầu du lịch công khai in bản đồ lưỡi bò 9 đoạn rồi. Hầu hết các đại dự án công trình ở trong nước đều do Tầu cai quản trúng thầu rồi. Toàn bộ hàng hóa tiêu dùng trong nước đều "made in china" rồi. Độc tố hóa chất đầy dẫy trong thực phẩm rồi.Tiền Tầu ô đổ vào như nước mua dần đất đai nhà cửa sinh cơ lập nghiệp lâu dài rồi. Vân vân và vân vân. 


image016

Tướng Tầu Lư Hán kéo hàng vạn quân Tầu vào Bắc Việt năm 1945. Chính phủ lúc bấy giờ phải huy động Tuần lễ vàng cả nước đem dâng cho Lữ Hán nó mới kéo quân về nước.


Xin nhắc lại dưới đây vài hàng lịch sử 88 năm Pháp đô hộ Việt Nam:


Trận Đà Nẵng (1858-1859) hay Liên quân PhápTây Ban Nha tấn công Đà Nẵng lần thứ nhất là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam.


image017

Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858.


Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà NguyễnĐà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu [2] đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. (theo wikipedia).


Lo ngại Vân Đồn thành Crimea thứ hai nếu giao đất 99 năm


VOA 29/05/2018  


image018

Nhiều đại biểu quốc hội Việt Nam đề nghị chưa thông qua luật về đặc khu kinh tế


Nhiều người ở Việt Nam gần một tuần nay lên tiếng kêu gọi quốc hội cân nhắc thêm, đừng vội thông qua luật về đặc khu kinh tế, trong đó có điều khoản giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài tới gần 1 thế kỷ.


Đã có người cảnh báo một điều luật như vậy có thể dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai.


Các ý kiến đó của nhiều thành phần nhân dân đã nổi lên sau hai phiên thảo luận của quốc hội hôm 23/5/2018 và 28/5/2018 về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.


Chính phủ Việt Nam dự định lập 3 đặc khu tại các tỉnh Quảng Ninh ở miền bắc, Khánh Hòa ở miền trung và Kiên Giang ở miền nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đột phá về phát triển kinh tế.


Báo chí trong nước dẫn lại thông tin từ chính phủ cho hay dự luật đặc khu chứa đựng các chính sách đặc biệt về nhiều ưu đãi thuế, thủ tục hành chính thông thoáng và cho thuê đất dài hạn hơn.


Một số quan chức chính phủ nói với quốc hội và báo chí rằng việc lập 3 đặc khu là một bước “thử nghiệm” các thể chế, chính sách mới ở Việt Nam, với kỳ vọng thu hút hàng tỉ đôla từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch, và kinh doanh sòng bạc (casino).


Giới hoạch định chính sách bày tỏ hy vọng rằng các đặc khu sẽ có mức thịnh vượng vượt trội nhờ các ưu đãi, từ đó tạo “tác động lan tỏa, tích cực” tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung, theo các báo.


Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục


Tại quốc hội, điều khoản về giao đất 99 năm trong dự luật đặc khu đã gây nhiều lo lắng cho các đại biểu.


Các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Hoàng Ngân, Trương Trọng Nghĩa, và Lê Thu Hà được báo chí trích lời đưa ra quan điểm rằng không nên cho thuê đất đến gần 1 thế kỷ, thậm chí nên bỏ điều khoản này ra khỏi dự luật.


Ông Dương Trung Quốc lưu ý đến yếu tố địa chính trị của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, và cảnh báo “không cẩn thận nó sẽ là nơi để [Trung Quốc] di dân thôi”, theo tin đăng trên VTC News và báo Đất Việt.


image019

Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao


Tuy các đặc khu kinh tế với ưu đãi về đất đai không phải là một mô hình mới, với thực tế là đã nhiều nước trên thế giới thực hiện các đại dự án kiểu như vậy, song tính nhạy cảm về vấn đề này ở Việt Nam có phần nguyên nhân ở những nghi ngại của người Việt về những động thái của Trung Quốc trong cả quá khứ lẫn hiện tại. Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, giải thích với VOA:


“Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông”.


Sau khi các ý kiến của các đại biểu quốc hội được báo chí đăng tải, trong nhiều ngày liên tiếp, đông đảo dư luận Việt Nam, bao gồm các thành phần đa dạng như các nhà báo kỳ cựu, giảng viên đại học, quan chức về hưu và các nhà hoạt động, cũng bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội phản đối dự thảo về giao đất lâu gấp rưỡi thời hạn theo luật hiện hành.


Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân được nhiều người chia sẻ, cũng như được trang mạng có tên Báo Tiếng Dân đăng lại, tiến sĩ Võ Trí Hảo nói ông quan ngại nhất về nguy cơ đối với Vân Đồn do đảo này có “giá trị quốc phòng” đối với Trung Quốc.


Vị tiến sĩ nhắc lại đặc điểm của hòn đảo là “cận kề Trung Quốc, có lịch sử sinh sống của người Trung Quốc trước năm 1979”, thời điểm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trở nên thù địch do nổ ra cuộc chiến biên giới giữa hai nước.


Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước.


Tiến sĩ Trần Công Trục


Dẫn lại cảnh báo của đại biểu quốc hội về khả năng người Trung Quốc lợi dụng đặc khu kinh tế Việt Nam để di dân, ông Hảo khái quát về một viễn cảnh đáng lo ngại là những di dân có thể “tạo bất ổn chính trị, kiếm cớ biểu quyết ly khai” rồi “xin gia nhập Trung Quốc” theo kịch bản Crimea.


Bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine, nhưng bị Nga sáp nhập năm 2014 với lý do đa số kiều dân Nga trên bán đảo bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý về giải pháp tách ra khỏi Ukraine và mong muốn được Nga bảo vệ lợi ích.


Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục nhìn nhận đây là một nguy cơ, vì vậy chính sách về Vân Đồn phải tính đến các biện pháp ngăn ngừa:


“Vân Đồn gần Trung Quốc cho nên vấn đề an ninh quốc phòng là vấn đề đặt ra. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước”.


Mặc dù xuất hiện nhiều ý kiến trong quốc hội lẫn ngoài xã hội bày tỏ không ủng hộ, song theo bản tin hôm 28/5/18 của báo mạng VNExpress, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vẫn đề nghị “cho phép giữ nguyên quy định 99 năm” về cho thuê đất ở các đặc khu.


Dự kiến quốc hội sẽ biểu quyết về dự luật đặc khu kinh tế vào ngày 15/6 /18tới đây.


Thông tin từ Bộ Tài chính Việt Nam được báo chí dẫn lại cho hay nếu dự luật được thông qua, 3 đặc khu sẽ cần số vốn đầu tư lên đến gần 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương gần 69 tỉ đôla, trong đó vốn ngân sách chiếm từ 50-59%, tùy từng đặc khu.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18023)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16680)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17995)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16896)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18396)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17195)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17319)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18485)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17615)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24606)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19907)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17207)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18171)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18347)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20139)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17139)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21096)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 17911)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.