Cho Tầu cộng thuê đất 99 năm có phản quốc không?

31 Tháng Năm 20187:07 CH(Xem: 18091)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 01 JUNE 2018


Cho Tầu cộng thuê đất 99 năm có phản quốc không?


image003

Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có vị  trí trải dài từ bắc xuống tận cùng Nam VN kể như  bao trùm cả nước, luật dự trù cho Tầu thuê đất 99 năm. VĂN HÓA MAP


image014

Một tướng Tầu.


VH - Khi pháo hạm tầu đồng và Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng vào năm 1857, cuộc xâm lược của thực dân đế quốc khởi đi bằng sức mạnh quân sự, sức mạnh "cứng" đã đô hộ nước ta trăm điều khổ nhục.


Tính đến năm 1945, thực dân Pháp đã cai trị nước ta 88 năm, chúng biến Vương quốc Việt Nam độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ thành ba kỳ nô lệ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. Di sản của Pháp để lại trên mảnh đất chữ S cũng có cái hay đấy nhưng cái "hay" nhất là đào tạo "Con người và Văn Hóa Việt" trở thành vong thân vong bản. Không những thế Pháp còn đầu độc tư tưởng người Việt đầy ắp tính kỳ thị ba miền, và nguy hiểm hơn cả: tính vong thân, vong bản, nôm na tức là mất gốc.


Cho đến nay, tư tưởng vong thân vong bản (cái gốc không cần thiết) vẫn còn tồn tại trong đầu óc con người Việt Nam dù ở hoàn cảnh, địa vị, xã hội, chính thể nào.


Hôm 23/5/2018 và 28/5/2018 nghe tin Quốc Hội Việt Nam thảo luận về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tại quốc hội, điều khoản về giao đất 99 năm trong dự luật đặc khu đã gây nhiều lo lắng cho các đại biểu.


Ai trong chính phủ đã trình lên Quốc Hội điều khoản cho Tầu thuê đất 99 năm? Đã có bao nhiêu "đại biểu" lên tiếng về điều khoản này?


99 năm thuê đất dài hơn 88 năm thực dân Pháp đô hộ xương máu nước ta! Tổ tiên nước Việt đã đổ biết bao nhiêu xương máu, đã hy sinh thân mình đánh nhau hàng trăm trận với giặc Pháp mới dành lại được độc lập cho nước nhà. Bây giờ chỉ có mấy chữ ký Tầu cộng "thuê" tức là "chủ" đất 99 năm. Quả là thần kỳ.


Không biết có vị đại biểu quốc hội nào đặt ra câu hỏi công khai trên diễn đàn quốc hội là:"Cho Tầu thuê đất 99 năm có phản quốc không?"


Chọn Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có phải là điểm khởi đầu trong kế hoạch nuốt Việt Nam không cần pháo hạm, tên lửa hay bộ chiến mà bằng kế hoặch "mềm" thâm độc hơn.


Đền và tượng Khổng Tử đã được long trọng khánh thành ở Hà Nội rồi. Khách Tầu du lịch công khai in bản đồ lưỡi bò 9 đoạn rồi. Hầu hết các đại dự án công trình ở trong nước đều do Tầu cai quản trúng thầu rồi. Toàn bộ hàng hóa tiêu dùng trong nước đều "made in china" rồi. Độc tố hóa chất đầy dẫy trong thực phẩm rồi.Tiền Tầu ô đổ vào như nước mua dần đất đai nhà cửa sinh cơ lập nghiệp lâu dài rồi. Vân vân và vân vân. 


image016

Tướng Tầu Lư Hán kéo hàng vạn quân Tầu vào Bắc Việt năm 1945. Chính phủ lúc bấy giờ phải huy động Tuần lễ vàng cả nước đem dâng cho Lữ Hán nó mới kéo quân về nước.


Xin nhắc lại dưới đây vài hàng lịch sử 88 năm Pháp đô hộ Việt Nam:


Trận Đà Nẵng (1858-1859) hay Liên quân PhápTây Ban Nha tấn công Đà Nẵng lần thứ nhất là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam.


image017

Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858.


Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà NguyễnĐà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu [2] đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam. (theo wikipedia).


Lo ngại Vân Đồn thành Crimea thứ hai nếu giao đất 99 năm


VOA 29/05/2018  


image018

Nhiều đại biểu quốc hội Việt Nam đề nghị chưa thông qua luật về đặc khu kinh tế


Nhiều người ở Việt Nam gần một tuần nay lên tiếng kêu gọi quốc hội cân nhắc thêm, đừng vội thông qua luật về đặc khu kinh tế, trong đó có điều khoản giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài tới gần 1 thế kỷ.


Đã có người cảnh báo một điều luật như vậy có thể dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai.


Các ý kiến đó của nhiều thành phần nhân dân đã nổi lên sau hai phiên thảo luận của quốc hội hôm 23/5/2018 và 28/5/2018 về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.


Chính phủ Việt Nam dự định lập 3 đặc khu tại các tỉnh Quảng Ninh ở miền bắc, Khánh Hòa ở miền trung và Kiên Giang ở miền nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đột phá về phát triển kinh tế.


Báo chí trong nước dẫn lại thông tin từ chính phủ cho hay dự luật đặc khu chứa đựng các chính sách đặc biệt về nhiều ưu đãi thuế, thủ tục hành chính thông thoáng và cho thuê đất dài hạn hơn.


Một số quan chức chính phủ nói với quốc hội và báo chí rằng việc lập 3 đặc khu là một bước “thử nghiệm” các thể chế, chính sách mới ở Việt Nam, với kỳ vọng thu hút hàng tỉ đôla từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch, và kinh doanh sòng bạc (casino).


Giới hoạch định chính sách bày tỏ hy vọng rằng các đặc khu sẽ có mức thịnh vượng vượt trội nhờ các ưu đãi, từ đó tạo “tác động lan tỏa, tích cực” tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung, theo các báo.


Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông. Tiến sĩ Trần Công Trục


Tại quốc hội, điều khoản về giao đất 99 năm trong dự luật đặc khu đã gây nhiều lo lắng cho các đại biểu.


Các đại biểu Dương Trung Quốc, Trần Hoàng Ngân, Trương Trọng Nghĩa, và Lê Thu Hà được báo chí trích lời đưa ra quan điểm rằng không nên cho thuê đất đến gần 1 thế kỷ, thậm chí nên bỏ điều khoản này ra khỏi dự luật.


Ông Dương Trung Quốc lưu ý đến yếu tố địa chính trị của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, và cảnh báo “không cẩn thận nó sẽ là nơi để [Trung Quốc] di dân thôi”, theo tin đăng trên VTC News và báo Đất Việt.


image019

Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao


Tuy các đặc khu kinh tế với ưu đãi về đất đai không phải là một mô hình mới, với thực tế là đã nhiều nước trên thế giới thực hiện các đại dự án kiểu như vậy, song tính nhạy cảm về vấn đề này ở Việt Nam có phần nguyên nhân ở những nghi ngại của người Việt về những động thái của Trung Quốc trong cả quá khứ lẫn hiện tại. Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, giải thích với VOA:


“Với thời hạn đó quá dài, sợ rằng rất nhiều người Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư chẳng hạn, họ sẽ biến trở thành lãnh thổ của họ trên đất Việt Nam. Đấy là một tâm lý do hậu quả một quá trình thực hiện các chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông”.


Sau khi các ý kiến của các đại biểu quốc hội được báo chí đăng tải, trong nhiều ngày liên tiếp, đông đảo dư luận Việt Nam, bao gồm các thành phần đa dạng như các nhà báo kỳ cựu, giảng viên đại học, quan chức về hưu và các nhà hoạt động, cũng bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội phản đối dự thảo về giao đất lâu gấp rưỡi thời hạn theo luật hiện hành.


Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân được nhiều người chia sẻ, cũng như được trang mạng có tên Báo Tiếng Dân đăng lại, tiến sĩ Võ Trí Hảo nói ông quan ngại nhất về nguy cơ đối với Vân Đồn do đảo này có “giá trị quốc phòng” đối với Trung Quốc.


Vị tiến sĩ nhắc lại đặc điểm của hòn đảo là “cận kề Trung Quốc, có lịch sử sinh sống của người Trung Quốc trước năm 1979”, thời điểm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trở nên thù địch do nổ ra cuộc chiến biên giới giữa hai nước.


Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước.


Tiến sĩ Trần Công Trục


Dẫn lại cảnh báo của đại biểu quốc hội về khả năng người Trung Quốc lợi dụng đặc khu kinh tế Việt Nam để di dân, ông Hảo khái quát về một viễn cảnh đáng lo ngại là những di dân có thể “tạo bất ổn chính trị, kiếm cớ biểu quyết ly khai” rồi “xin gia nhập Trung Quốc” theo kịch bản Crimea.


Bán đảo Crimea từng thuộc về Ukraine, nhưng bị Nga sáp nhập năm 2014 với lý do đa số kiều dân Nga trên bán đảo bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý về giải pháp tách ra khỏi Ukraine và mong muốn được Nga bảo vệ lợi ích.


Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục nhìn nhận đây là một nguy cơ, vì vậy chính sách về Vân Đồn phải tính đến các biện pháp ngăn ngừa:


“Vân Đồn gần Trung Quốc cho nên vấn đề an ninh quốc phòng là vấn đề đặt ra. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu, đề ra các phương án để giảm thiểu tối đa những nguy cơ mà trong thực tiễn quốc tế đã từng xảy ra. Thậm chí là anh có những hạn chế đối với những đối tượng cảm thấy rằng nó có nguy cơ đe dọa an ninh, chủ quyền đất nước”.


Mặc dù xuất hiện nhiều ý kiến trong quốc hội lẫn ngoài xã hội bày tỏ không ủng hộ, song theo bản tin hôm 28/5/18 của báo mạng VNExpress, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vẫn đề nghị “cho phép giữ nguyên quy định 99 năm” về cho thuê đất ở các đặc khu.


Dự kiến quốc hội sẽ biểu quyết về dự luật đặc khu kinh tế vào ngày 15/6 /18tới đây.


Thông tin từ Bộ Tài chính Việt Nam được báo chí dẫn lại cho hay nếu dự luật được thông qua, 3 đặc khu sẽ cần số vốn đầu tư lên đến gần 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương gần 69 tỉ đôla, trong đó vốn ngân sách chiếm từ 50-59%, tùy từng đặc khu.