Lãnh tụ Đối lập Lê Hiếu Đằng qua đời / Khi người Cộng sản chân chính từ bỏ đảng / Chùa Xá Lợi cử hành tang lễ theo nghi thức Phật giáo

24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 16366)

Ông Lê Hiếu Đằng qua đời

BBC - thứ tư, 22 tháng 1, 2014

Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.

Một người bạn, giáo sư Tương Lai, nói ông được báo tin này lúc khoảng 10 giờ tối 22/1 từ Giáo sư Hoàng Dũng, người đã vào viện để đưa ông Đằng vào "nhà lạnh" cùng gia đình và bạn bè.

Ông Tương Lai nói các bác sỹ cũng đã báo cho gia đình và bạn bè biết về khả năng ông Đằng sẽ sớm ra đi.

"Ông ấy đau quá và các bác sỹ cũng chỉ có thể tiêm thuốc giảm đau thôi.

"Ông cũng muốn về nhà nhưng gia đình muốn ông ở bệnh viện để còn nước còn tát."

Ông Đằng đã phải nhập viện hồi giữa tháng 12/2013 và khi đó người ta đã nói ông ở trong "tình trạng sức khỏe nguy kịch".

Tuy nhiên sau đó sức khỏe ông có những lúc hồi phục

'Tình nghĩa'

Nói chuyện với BBC lúc hơn 11h tối 22/1, Giáo sư Hoàng Dũng xác nhận:

"Anh Lê Hiếu Đằng mất lúc 10h tối nay tại bệnh viện 115 và bây giờ đã đưa về Trung tâm Pháp y thành phố, số 336 đường Trần Phú, quận 5 ... vì trung tâm pháp y có phòng lạnh để đưa xác vào đó.

"Theo dự định của gia đình thì nếu không có gì thay đổi thì đúng 3h sáng mai sẽ làm lễ khâm liệm.

"Mọi chuyện tiếp theo thì chưa bàn được vì mới mất cách đây mấy giờ."

Ông Dũng cũng nói lúc 3h chiều nay ông còn ngồi với ông Đằng trong bệnh viện nhưng lúc đó ông Đằng cũng mệt, "dịch trong màng phổi ứa nước" và không thể nói chuyện được.

Vị giáo sư cũng cho biết ngoài ông và gia đình ông Đằng, có mặt tại khu vực phòng lạnh còn có những người bạn khác của ông Đằng trong đó có các ông Bùi Văn Nam Sơn, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Tô Liên Sơn và Nguyễn Quốc Thái.

Giáo sư Dũng nói mọi người thấy "hụt hẫng vì anh Đằng sống với anh em rất là tình nghĩa."

'Dân chủ hơn'

Trước khi qua đời, ông Đằng là người thẳng thắn chỉ trích chính sách mà ông coi là trấn áp quyền con người của chính quyền Việt Nam.

Ông cũng cho rằng chính phủ ở Hà Nội không đủ dũng khí trước Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, ông tuyên bố rút khỏi Đảng Cộng sản.

“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên.”

“Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Đằng khi đó nói với trang mạng Bauxite Việt Nam.

Giáo sư Hoàng Dũng nói ông Đằng vẫn giữ quan điểm đấu tranh của ông trong cả những ngày nằm viện:

"Cái tư tưởng của anh vẫn là tư tưởng đấu tranh sao cho dân chủ hơn.

"Cái hướng đó anh ấy không đổi.

"Chúng tôi thường đến thăm anh và khi nào anh ít mệt, trò chuyện được, anh cũng nói quanh mấy chuyện đấy thôi.

"Anh đau ốm cũng vào loại nặng như thế mà gần như tới những phút cuối anh vẫn đau đáu về những chuyện không phải là bệnh tật của anh mà là những chuyện khác, những chuyện của đất nước."/

 

RFI Thứ tư 22 Tháng Giêng 2014

Luật gia Lê Hiếu Đằng từ trần

image010

Luật gia Lê Hiếu Đằng - RFI /Capdevielle

Thụy My

Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay 22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.

Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon. Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.

Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.

Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam, khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.

Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam, « vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».

Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Người đảng viên 45 tuổi đảng, từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng sản « đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc ».

Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đẩt Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.

Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.

Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.

Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.

RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.

Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :

Anh Đằng mất chỉ có hai người nuôi bệnh bên cạnh chứ gia đình không có ai, mà giờ đó bạn bè cũng không còn ở đấy. Nghe nói ảnh mất đâu hồi 7 giờ rưỡi tới 8 giờ tối. Thật ra cái gì đến sẽ đến, nhưng nghe anh chết tất cả anh em đều bàng hoàng, và đang trên đường tới bệnh viện. Không ai nghĩ rằng anh Đằng đã đi. Dù linh tính của đời người đã báo trước sau khi anh viết lá thư gởi cho tuổi trẻ Việt Nam, sinh viên học sinh, thì đó là lá thư cuối cùng của anh, như là một di chúc gởi lại cho tuổi trẻ.

Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon)

Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.

Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.

Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.

Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.

Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm./

Khi người Cộng sản phản tỉnh

Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc

Gửi cho BBC Việt ngữ từ London

BBC - thứ năm, 23 tháng 1, 2014

image011

Ông Lê Hiếu Đằng (áo kẻ sọc) trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TP HCM

Trong thời gian qua có khá nhiều đảng viên và cựu quan chức lên tiếng chỉ trích những bất cập, phi lý, sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi để giúp Đất nước tiến tới tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Trong số họ, có những người đã công khai từ bỏ Đảng Cộng sản vì họ nhận ra rằng Đảng đã suy thoái biến chất, chỉ lo cho lợi ích của mình và coi nhẹ lợi ích của Đất nước, Dân tộc, Nhân dân.

Một gương mặt tiêu biểu cho những tiếng nói đòi hỏi dân chủ ấy – và có thể nói cũng là biểu tượng cho phong trào dân chủ trong nước – là ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, người vừa qua đời tại thành phố tối hôm 22/1.

Nhận ra ‘Đảng đang biến chất’

Dù biết rằng đâu đó có những người không thích ông Đằng vì ông là một người Cộng sản và từng tham gia phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, nhưng chắc ít ai có thể phủ nhận rằng ông làm vậy chỉ vì ông tin rằng sự dấn thân của mình có thể giúp giải phóng Dân tộc và đưa Đất nước tới tự do, dân chủ.

Có thể nói, ông thuộc thế hệ mà có ai đó gọi là ‘thế hệ Vàng của cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc, trong sáng, lãng mạn, tràn đầy lí tưởng’.

Và nếu nhìn lại cuộc đời của ông Lê Hiếu Đằng, công việc của ông, những băn khoăn, trăn trở của ông – đặc biệt trong những năm tháng cuối đời, được thể hiện qua ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh’ được ông viết vào tháng 8/2013 – có thể thấy rõ điều đó.

Quả thực, ông là một người rất nặng lòng với Nước, với Dân và là một người ‘Cộng sản’ thực sự.

Khác hẳn với những quan chức ‘cộng sản’ nhưng nhiều ‘tư bản’ – như biệt thự, xe hơi – ở Việt Nam, dù nhiều năm công tác trong Đảng với một chức vị khá cao ông chẳng có tài sản gì đáng giá.

Trong một bài viết kể về chuyện đi thăm ông Đằng khi ông nằm viện được đăng trên trang Bauxite Việt Nam vào tháng 12/2013, một người bạn của ông Đằng là ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, đã viết rằng cái nhà ông Đằng ‘chỉ có 3 thước bề ngang đã cho thuê, chỉ sống ở phần bếp đằng sau, không thể để lọt cái quan tài’.

Chính vì một lý tưởng trong sáng và một lối sống minh bạch như vậy, ông không thể chấp nhận khi thấy Đảng Cộng sản ‘trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’ như ông nhận định trong tuyên bố bỏ Đảng của mình.

Cũng vì nhận ra rằng ‘đảng’ của ngày hôm nay là một ‘đảng của những tập đoàn lợi ích’, không còn là Đảng mà ông từng biết trước đây, trong những năm tháng cuối đời, ông liên tục lên tiếng chỉ trích đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản. Cùng lúc ông kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi dân chủ, tự do và hạnh phúc cho người dân và độc lập cho đất nước.

Chẳng hạn, dù đang lâm trọng bệnh, ông vẫn chấp nhận trả lời phỏng vấn của BBC sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp sửa đổi. Trong cuộc phỏng vấn ấy ông nhận định rằng việc thông qua một bản Hiến pháp như vậy chứng tỏ ‘Quốc hội chỉ là bù nhìn chứ không có thực quyền, phản lại lợi ích quần chúng’.

Chuyện Quốc hội Việt Nam thông qua ‘một Hiến pháp đi ngược lại lòng dân, không có dân chủ, nhất là trong vấn đề ruộng đất’ cũng là ‘là giọt nước làm tràn ly’, khiến ông đi đến quyết định bỏ Đảng.

Trở thành biểu tượng dân chủ

Khi mạnh dạn, công khai lên tiếng đòi dân chủ, tự do, hạnh phúc cho dân, ông cũng đã trở thành một biểu tượng cho phong trào dân chủ trong nước.

image012

Ông Lê Hiếu Đằng đã từ bỏ Đảng Cộng sản

Việc nhiều giới – trong đó các nhân sỹ, trí thức và những ai muốn Việt Nam thay đổi – dành cho ông sự ủng hộ hay bày tỏ sự vui mừng, thán phục mỗi khi ông thẳng thắn đề cập đến các vấn nạn của Đất nước hay mạnh dạn kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi và đặc biệt khi ông quyết định bỏ Đảng Cộng sản và kêu gọi thiết lập một chính đảng mới chứng minh điều đó.

Nhiều người đã bày tỏ lòng quý mến cũng như lo lắng khi biết ông lâm bệnh. Và chắc chắn trong những ngày tới sẽ có nhiều nhân sỹ, trí thức và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam cũng như hải ngoại sẽ bày tỏ sự thương tiếc, cảm phục và biết ơn ông khi hay tin ông qua đời.

Với họ, trong những năm vừa qua ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam. Là một quan chức với 40 năm là đảng viên, có nhiều đóng góp cho chế độ lại nắm rõ nội tình của Đảng, việc ông lên tiếng về các vấn đề đó và đặc biệt quyết định bỏ Đảng của ông chắc chắn đã và đang có nhiều tác động lớn đến phong trào dân chủ.

Đây cũng là điều làm cho giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khó chịu vì nó còn có tác động rất lớn lên xã hội Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến vị thế, vai trò của Đảng nói riêng.

Việc các báo Đảng – như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Sài Gòn Giải phóng – đã mở một ‘chiến dịch’ công kích ông Đằng sau khi ông cho đăng bài viết ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh’ và coi những suy nghĩ của ông là ‘những hành vi độc hại của một khuynh hướng tư tưởng sai lầm’ chứng minh điều đó.

Dẫn đến diễn biến hòa bình?

Quan trọng hơn Đảng Cộng sản sợ những tiếng nói và quyết định của ông Lê Hiếu Đằng vì những hành động như thế có thể làm các đảng viên khác phản tỉnh và ‘tự diễn biến’. Đây là một điều mà Đảng luôn lo sợ, thường cảnh báo, chỉ trích và tìm cách ngăn ngừa.

Với những kinh nghiệm từ Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây, có thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra rằng ‘đối tượng’ phá hoại Đảng lớn nhất, làm Đảng sụp đổ không phải đến từ bên ngoài mà ngay từ trong Đảng. Vì vậy, Đảng luôn sợ và tìm cách ngăn ngừa mọi ‘diễn biến hòa bình’.

"Chắc chắn nhiều người sẽ không quên ông – một người ‘Cộng sản’ đích thực và là một con người rất nặng lòng với Nhân Dân, với Dân tộc và với Đất nước."

Nếu nhìn lại những gì diễn ra tại Việt Nam trong những năm qua có thể thấy rằng Đảng có ‘lý’, có ‘cơ sở’ để lo sợ như vậy vì xem ra những tiếng nói đối lập trong Đảng hay từ những đảng viên, cựu quan chức ở Việt Nam có tác động lên xã hội Việt Nam nói chung và phong trào dân chủ nói riêng nhiều hơn những tiếng nói từ các nhân vật hay đảng đối lập Việt Nam ở hải ngoại.

Với Đảng Cộng sản – và đặc biệt đối với những lãnh đạo không muốn Việt Nam thay đổi – sự ‘phản tỉnh’ của đảng viên hay ‘tự diễn biến’ trong Đảng là một mối nguy, cần phải ngăn ngừa bằng mọi giá.

Nhưng đối với tiến trình dân chủ của Việt Nam nói chung và với những ai muốn đất nước tiến tới dân chủ, tự do, giàu mạnh đó có thể lại là một tín hiệu vui, đáng mừng. Chẳng hạn, những thay đổi của Miến Điện và những biến động ở các nước Ả Rập và Bắc Phi trong thời gian vừa qua cho thấy việc tự diễn biến không chỉ tốt cho Đất nước, cho Nhân dân mà còn có thể tốt cho cả Đảng./

‘Anh Đằng đã ra đi thanh thản’

BBC - thứ năm, 23 tháng 1, 2014

image013

Ông Lê Hiếu Đằng về cuối đời thường hay lên tiếng mạnh mẽ về những vấn đề của đất nước

Một người bạn lâu năm của ông Lê Hiếu Đằng, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua đời hôm 22/1, nói rằng ông Đằng ‘đã ra đi thanh thản’ vì ‘đã làm tròn bổn phận’.

Ông Hồ Ngọc Nhuận, người cũng là cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP HCM như ông Đằng và là chiến hữu của ông Đằng trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn trước năm 1975, nói với BBC hôm 31/1 rằng ‘tất cả mọi người (bạn bè thân hữu) đều thương tiếc ảnh (ông Đằng)’.

Ông Đằng sau khi về hưu đã trở thành một nhà bất đồng chính kiến thường hay lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và đề xuất lập Đảng đối lập mặc dù ông có khoảng thời gian dài 40 năm cống hiến cho sự nghiệp của Đảng.

‘Tròn bổn phận’

“Ảnh ra đi thanh thản, bình an,” ông Nhuận nói, “Điều đó chứng tỏ ảnh thấy rằng ảnh đã làm xong bổn phận của một người công dân yêu nước bình thường.”

“Tôi chưa thấy người nào khi bệnh tật mà lại thanh thản như vậy,” ông Nhuận nói thêm và cho biết cách nay nửa tháng khi bạn hữu tổ chức họp mặt ở nhà ông Đằng thi ông Đằng ‘cũng đàn, ca với anh em’.

 “Ảnh không bao giờ có trăn trở, buồn phiền gì hết,” ông nói.

“Cách nay chừng 10 ngày hay tin ảnh trở bệnh nặng tôi có đến gặp ảnh. Ảnh không nói được nhiều nhưng có nhắn là chúng ta phải hết sức bình tĩnh, hết sức đoàn kết.”

“Ảnh không bao giờ nói về bệnh tật của mình,” ông nói thêm.

“Tôi nghĩ ảnh đã làm xong bổn phận của ảnh rồi và biết chắc những người còn lại, dù lại bạn bè lớn tuổi hay còn trẻ, thì con đường của ảnh họ sẽ tiếp tục đi theo,” ông Nhuận giải thích vì sao ông Đằng ‘ra đi thanh thản’.

Ông Nhuận cho biết ‘đến giờ chót’ khi ông Đằng đã đưa đến chỗ quàn thì ‘có mấy anh em vẫn còn ở đó với ảnh’.

“Tất cả những người đưa ảnh tôi tin chắc những người này đều nghĩ anh đã làm xong bổn phận của mình và sẽ tiếp tục con đường của a Đằng.”

‘Trước sau như một’

 

Lúc trên giường bệnh, ông Đằng đã ra quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

Nhìn nhận về con người và sự nghiệp của ông Lê Hiếu Đằng, ông Nhuận cho rằng ông Đằng ‘là người trước sau như một’.

“Ảnh vì lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ cho đất nước mà tranh đấu. Từ hồi mới 20 tuổi cho đến bây giờ 70 tuổi không bao giờ anh lơ là với lý tưởng đó hết,” ông cho biết.

“Trước đây ảnh cũng vì lý tưởng đó mà đi vô khu,” ông nói thêm, “Sau này Đảng mà ảnh đã vô đã phản bội lại lý tưởng của ảnh, của chính Đảng đó và lợi ích của dân tộc thì từ mấy chục năm nay ảnh thấy chuyện gì phản lại dân tộc, nhân dân thì ảnh luôn phản đối.”

“Anh bỏ ra đi (ra khỏi Đảng) và trở lại với nhân dân.”

Về cách ứng xử của chính quyền sau khi ông Đằng ra đời, ông Nhuận cho biết ‘cũng không làm khó dễ gì hết’.

“Trước khi tôi về (từ chỗ viếng ông Đằng ở Chùa Xá Lợi), có một phái đoàn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đến viếng,” ông nói.

“Người như anh Đằng nên đưa vào Nhà Tang lễ ở chỗ Lê Quý Đôn (nơi làm tang lễ cho các cán bộ cao cấp của thành phố) để quàn, làm lễ truy điệu để người ta đến viếng.”

“Riêng đối với ông Đằng mọi người thấy rằng không nên về đó. Sau cùng gia đình và bạn bè quyết định đưa anh về Chùa Xá Lợi,” ông nói thêm.

Vì biết phản tích và biết chấp nhận tự diễn biến, giới tướng lãnh tại Miến Điện đã đưa đất nước này từ bỏ độc tài chuyển sang dân chủ mà người dân không đổ máu, mình có thể chính danh nắm quyền.

Trái lại, vì không biết phản tích, không tự diễn biến, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập bị truất phế, Đại tá Moammar Gaddafi của Libya phải chết bi thảm, nhục nhã và hai quốc gia này phải rơi vào xung đột, bất ổn.

Và nếu trong tương lai giới lãnh đạo Việt Nam tự diễn biến và có những thay đổi quan trọng, tích cực như ở Miến Điện hay khi Đất nước thực sự có dân chủ, tự do các thế hệ sau sẽ không quên ông và những đóng góp của ông.

Có thể ông ra đi chưa thực sự an lòng vì bao điều dang dở, vì sau bao năm tháng dấn thân cho lý tưởng, theo và phục vụ Đảng cuối đời thất vọng nhận ra rằng lý tưởng trong sáng, tốt đẹp ban đầu ấy không mang đến kết quả như mình mong muốn, theo đuổi. Nhưng chắc chắn nhiều người sẽ không quên ông – một người ‘Cộng sản’ đích thực và là một con người rất nặng lòng với Nhân Dân, với Dân tộc và với Đất nước.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

06 Tháng Tám 2014(Xem: 19635)
Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2008 đến cuối 2012, tổng lượng vàng tại hai nhà máy khai thác vàng lớn nhất nước ở Quảng Nam là Bồng Miêu và Đắk Sa của Tập đoàn Besra Việt Nam đã đào được hơn 4,430 tấn vàng. Số vàng đã bán hết, vậy tiền đâu?
04 Tháng Tám 2014(Xem: 15825)
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 15842)
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 15725)
Theo Kiểm toán Nhà nước, các ngân hàng thương mại góp vốn, mua cổ phần trong giới hạn cho phép theo quy định của ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số khoản đầu tư chưa thu được lợi nhuận. Không những vậy nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị. Điển hình như, một số khoản đầu tư của Agribank đã suy giảm 60% giá trị đầu tư: khoản đầu tư vào Công ty CP đầu tư Vietnamnet suy giảm 68% giá trị; Công ty CP Vận tải Vinaconex 72%; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trên 85%; Công ty CP Tập đoàn CMC 90,4%.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 18089)
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Czech, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16752)
TTO - Khi chuyến bay VN1270 hạ cánh xuống sân bay Thanh Hóa, tổ bay đang cho khách rời máy bay vào nhà ga thì hành khách Phạm Ninh Minh ngồi ghế 29G đã tự ý mở cửa thoát hiểm số 3L của máy bay.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 16003)
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau: Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17214)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton dự kiến trở lại Việt Nam tuần này trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Trong chuyến thăm một ngày, ông Clinton sẽ thăm một trại trẻ mồ côi ở ngoài Hà Nội hôm 18/7 để chứng kiến chương trình ngăn ngừa bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15800)
Dân biểu Loretta Sanchez ra thông cáo báo chí, chống đối việc Hoa Kỳ thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, với Việt Nam. Dân biểu Sanchez, Đồng Chủ Tịch Ủy ban An ninh Quốc Nội và thành viên Ủy Ban kinh tế Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, đã góp tiếng cùng một số nhà lập pháp Mỹ khác, phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và vai trò của Việt Nam trong các cuộc thương thuyết của Mỹ về hiệp định TPP, nêu lên những quan ngại về quyền của người lao động, tình trạng mất cân bằng mậu dịch, cũng như các quyền của giới đồng tính, và nữ quyền.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 21421)
Ông Phạm Ngọc Lâm là chủ tịch tập đoàn Đức Khải Báo chí Việt Nam bắt đầu đưa ra một số chi tiết về dự án "đầu tư tàu đánh cá bám biển" Hoàng Sa của doanh nhân Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch Tập đoàn Đức Khải. Hồi đầu tháng, ông Lâm gây chấn động dư luận khi công bố công ty của ông "vừa thông qua nghị quyết đầu tư 1.500 tỷ đồng (68 triệu đôla) để mua 100 tàu đánh cá với công suất 500 - 1.500 mã lực, 2 ụ nổi và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển".
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 15596)
Từ đầu tháng Năm đến nay, sau khi nổ ra vụ giàn khoan HD-981, người Việt khắp nơi đã thường xuyên biểu tình phản đối hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 15949)
Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 16555)
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 15550)
Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ có cách 'trả nợ' Trung Quốc của riêng mình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 17340)
Hai tàu tên lửa đa năng hiện đại hạng nhất Việt Nam được hạ thủy thành công hôm nay tại TPHCM và sẽ được biên chế cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 16297)
Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 15681)
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 15091)
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 15154)
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17477)
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.