Huỳnh Thục Vy bị 2 năm 9 tháng tù vì 'xúc phạm cờ đỏ sao vàng'

02 Tháng Mười Hai 20188:03 CH(Xem: 9352)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ HAI 19 NOV 2018


Huỳnh Thục Vy bị 2 năm 9 tháng tù vì 'xúc phạm cờ đỏ sao vàng'


BBC 30/11/2018

image031

Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy


Blogger bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy nhận án tù 2 năm 9 tháng với tội danh xúc phạm quốc kỳ.


Bà Vy, hiện có một con gái nhỏ hơn 20 tháng tuổi và đang mai thai tám tuần, được hoãn thi hành án cho đến khi con tròn ba tuổi nhưng bị cấm rời khởi nơi cư trú cho đến khi có thể thi hành án.


Phiên tòa xử bà Huỳnh Thục Vy diễn ra vào 1.30 chiều ngày 30/11 tại Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk.


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ngay lập tức lên tiếng sau phiên tòa.


Quyết định kết án tù đối với bà Huỳnh Thục Vy "cho thấy Việt Nam tấn công mạnh mẽ tới đâu đối với các nhà hoạt động và các bloggers đấu tranh cho nhân quyền", ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Á châu của tổ chức này, nói.


"Bản án này cho thấy một người mẹ trẻ sẽ phải xa con nhiều năm chỉ vì người mẹ ấy đơn giản là biểu đạt những quan điểm mà chính phủ không thích."


"Cô ấy cũng yêu nước như mọi người chúng ta'


"Huỳnh Thục Vy vô tội, đây là một bản án bất công và là một vụ án có nhiều động cơ chính trị," luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho Huỳnh Thục Vy, nói với BBC từ Bangkok qua điện đàm hôm 30/11.


"Có nhiều yếu tố pháp lý bị tòa án bỏ qua hết. Thí dụ như yếu tố cấu thành tội phạm."


"Rồi về kích thước lá cờ [mà Huỳnh Thục Vy xịt sơn] không đủ tiêu chuẩn để là một lá quốc kỳ."


  • Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và tăng tải trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số.

  • Bà Vy là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", được cho là "góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam".

"Chúng tôi phân tích những điểm vô lý đó nhưng họ đều bỏ qua cả. Cho nên dường như tòa muốn xử cô ấy bằng được bằng một án tù."


"Tội danh xúc phạm quốc kỳ [mà Huỳnh Thục Vy bị cáo buộc] không có cơ sở về mặt pháp lý. Tội danh này được hiểu là bôi bẩn hoặc phá hủy lá quốc kỳ, kèm theo một ý thức muốn xúc phạm, làm mất thể diện, danh dự quốc gia."


"Trên thực tế, Huỳnh Thục Vy không có ý thức xúc phạm quốc kỳ. Mục đích của cô ấy là để phản kháng chính quyền, chế độ. Lá cờ chỉ là một phương tiện để cô ấy làm điều đó."


"Ngay trong bản cáo trạng cũng nhìn nhận cô ấy là một người bất đồng quan điểm với chính quyền. Có nghĩa là cô ấy là một công dân có ý thức về chính trị rất cao. Cô ấy cũng là người yêu nước như tất cả chúng ta. Mà người yêu nước thì không có động cơ làm mất thể diện quốc gia."


"Ngoài ra xét về lý, nói cô ấy xúc phạm quốc kỳ là không đúng vì nó không thỏa mãn được mặt chủ quan - là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm."


"Còn một số chi tiết vô lý khác như khi cơ quan điều tra khám nhà Vy, họ tịch thu ba chiếc áo khoác gió có màu vàng ở cổ tay, và có ba sọc đỏ."


"Ba chiếc áo này không hề liên quan đến vụ án. Nó không phải tang vật, tài vật, cũng không phải công cụ gây án. Mà nó là tài sản công dân và phải trả lại cho công dân. Và chủ chiếc áo mới có quyền đánh giá là áo còn giá trị sử dụng hay không."


"Nhưng trong bản cáo trạng họ cho là ba cái áo này "không có giá trị sử dụng và vì vậy yêu cầu tịch thu tiêu hủy". Vậy mà tòa án vẫn chấp nhận những chi tiết đó thì có thể thấy ngay rằng đây là một vụ án bất công," luật sư Mạnh nói với BBC.


"Không cam lòng"


image032

Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy Image caption Huỳnh Thục Vy (áo trắng) trong một lần bị bắt giữ năm 2012 khi bà tham gia biểu tình chống Trung Quốc


Trước phiên tòa, Huỳnh Thục Vy cho biết trên Facebook cá nhân rằng bà đang mang thai ở tuần thứ tám.


"Đáng lẽ mình sẽ không công khai chuyện cá nhân này ngay trước phiên tòa xử mình. Mình muốn xem bản án mà Tòa án Buôn Hồ dành cho mình sẽ nặng-nhẹ đến mức nào."


"Nhưng vì sức khỏe kém, mình không thể đứng suốt phiên tòa, nên mình xin thông báo cho công luận: mình đã mang thai tám tuần. Và vì đang ốm nghén nặng, mình cần ghế ngồi và được chăm sóc y tế trong phiên tòa sắp tới, 30/11/2018," Huỳnh Thục Vy viết.


Bà Huỳnh Thục Vy cũng cho hay sẽ không kháng án "dù bản án sắp tới có thế nào", mà dành thời gian dưỡng thai và "tiết kiệm công sức cho luật sư Đặng Đình Mạnh".


Con gái một tù nhân chính trị


Cha của bà Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn cũng từng là một tù nhân chính trị. Ông ngồi tù 10 năm, từ 1992 - 2002 với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Trong thời gian chờ hầu tòa, Huỳnh Thục Vy vẫn tiếp tục đăng tải các bài viết thể hiện chính kiến về các vấn đề xã hội trên trang cá nhân. Như kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, kêu gọi giúp đỡ tù nhân - bác sỹ Nguyễn Đình Thành và tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa...


Báo Công an Nhân dân thời điểm đó cho hay "hình ảnh Vy bôi bẩn cờ Tổ quốc" "xuất hiện trên mạng xã hội" "gây bức xúc dư luận".


Tờ báo này cũng cho hay từ hồi cuối năm 2011, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã thu giữ nhiều tài liệu của Huỳnh Thục Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn (cha Vy), và Huỳnh Trọng Hiếu (em trai Vy) được phát tán trên Internet "với mục đích kích động biểu tình, đòi dân chủ dân quyền, chống phá đảng và nhà nước".


Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy Image caption Huỳnh Thục Vy và lá cờ VN bị xịt sơn (ảnh chụp năm 2017)


Vì sao xịt sơn lên cờ?


Trong buổi trả lời phỏng vấn BBC hồi tháng 8/2018, bà Huỳnh Thục Vy giải thích hành động xịt sơn lên cờ Việt Nam:


"Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam."


"Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng."


"Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không."


Quan điểm chính thống coi Huỳnh Thục Vy là "phá hoại".


Trang web của Công an Đắk Lắc gần đây có bài coi blogger Huỳnh Thục Vy là "đối tượng có những chiêu trò mỵ dân", đáng bị lên án và trừng phạt.


"Trong những năm qua, ở TDP Tân Hà 2- phường Thống Nhất - thị xã Buôn Hồ, có đối tượng Huỳnh Thục Vy (SN 1985), lại móc nối với các phần tử xấu bên ngoài, nhiều lần trao đổi, trả lời phỏng vấn, viết bài, làm các video clip phát tán trên blog và các trang mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật ở Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước ta..." trang web viết.


Vẫn nguồn này đã trích dẫn nhiều người, gồm cả một nhà sư và một giáo dân, phê phán hành động của blogger Huỳnh Thục Vy.


Bài báo viết:


"Tại nơi cư trú, ở TDP Tân Hà 2, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, ngày 1/9/2017, Huỳnh Thục Vy còn có hành vi xúc phạm quốc kỳ, xịt sơn lên lá cờ Tổ quốc đang treo dọc đường trước nhà người dân. Hành vi này của Vy đã khiến cho đồng bào giáo dân nơi đây rất bất bình, bức xúc và phản đối..."


Các nhà bình luận quốc tế chú ý đến một hiện tượng rằng chính quyền ở Việt Nam những năm qua tập trung vào hai hướng xử án: một là nhắm vào các nhà hoạt động bất đồng chính kiến, hai là xử các quan chức tham nhũng.


Mục tiêu của chính sách này là để duy trì quyền lãnh đạo không chia sẻ của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì nạn tham nhũng và thách thức từ xu thế dân chủ hóa cùng bị coi là đe dọa cho độc tôn chính trị của đảng này.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16214)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25469)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16800)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15839)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16373)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15565)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16154)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19270)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18469)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17308)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15685)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15747)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15404)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15421)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17711)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15353)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19835)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19501)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.