Huyện Cần Giờ sát nhập vào Sàigon

23 Tháng Mười Hai 20187:26 CH(Xem: 10019)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ HAI 24 DEC 2018


Huyện Cần Giờ sát nhập vào Sàigon


Cần Giờ về TP.HCM là quyết định mang tính chiến lược


Trung Hiếu


23/12/2018  Thanh Niên Online


Ngày 23.12, Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “40 năm Cần Giờ (Duyên Hải), TP.HCM - Thành quả và kinh nghiệm”.


Với xuất phát điểm là một căn cứ quân sự tiền tiêu, giao thông đi lại chủ yếu là đường thủy, chỉ có 13 km đường nhựa nối liền 2 xã, nay H.Cần Giờ đã có đường nhựa rộng lớn nối liền về TP.HCM và các xã (trừ xã Thạnh An).


Từ một vùng dân cư nghèo nàn, không có điện, tình trạng thiếu đói, trình độ học vấn thấp, đến nay, lưới điện quốc gia đã phủ toàn H.Cần Giờ, kể cả xã Thạnh An. Hệ thống giáo dục, cơ sở vật chất trường học đã khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người dân… Những thành tựu đó gắn liền với bước ngoặc ngày 29.12.1978, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải chính thức sáp nhập vào TP.HCM.


image032

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá chủ trương đưa H.Cần Giờ (Duyên Hải) về lại TP.HCM là một quyết định mang tính chiến lược. Ảnh: Đ.Quân


Tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận 40 năm trước, chủ trương đưa H.Cần Giờ (Duyên Hải) về lại TP.HCM là một quyết định mang tính chiến lược.


Nếu không có quyết định này, TP không có biển, vì vậy ngoài việc có thêm tiềm năng để phát triển kinh tế thì vị trí địa lý, an ninh quốc phòng đã được nâng cao hơn.


Cần Giờ hiện vẫn còn rất nhiều thách thức như vẫn là địa phương nghèo nhất TP.HCM, thu nhập người dân vẫn thấp. Hệ thống hạ tầng dù đã được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, trong khi nhân lực ít và chất lượng cũng hạn chế. Đặc biệt, để phát triển Cần Giờ, việc giải quyết xung đột giữa kinh tế và môi trường vẫn là một áp lực rất lớn.


Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho biết chưa bao giờ Cần Giờ có được cơ hội phát triển như hiện nay bởi nhiều chính sách, chủ trương trong phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển đã có sự đồng thuận từ TƯ. Ông Nhân đánh nói phát triển Cần Giờ đòi hỏi phải thực hiện một cách khoa học, phát triển bền vững và gìn giữ tự nhiên. 


Ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM kiến nghị TP cần có chủ trương tổng thể xây dựng phát triển Cần Giờ theo hướng nền kinh tế xanh, nền kinh tế sinh thái và thành phố thông minh.

18 Tháng Tám 2015(Xem: 19900)
VĂN HÓA TỔNG HỢP TÀI LIỆU: - Ts Trần Công Trục: Tại sao Thủ tướng Hun Sen nói "không sợ Việt Nam"? - Hiệp định về vùng nước lịch sử và lời nhắn Thủ tướng Hun Sen. - CNRP đã thay đổi thủ đoạn chống phá Việt Nam? - Hun Sen “hết kiên nhẫn” với CNRP chống phá biên giới Việt Nam – Campuchia.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 14594)
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, an ninh lương thực của Việt Nam có ổn định hay không đều tùy thuộc vào vựa lúa này. Trong thời gian gần đây, sông Cửu Long bị cạn dòng và nước mặn xâm thực vào các đồng ruộng khiến cho hàng ngàn hecta lúa bị nhiễm mặn. Nguy cơ mất mùa và đồng bằng sông Cửu Long bị biến thành ruộng muối là khải năng rất có thể trong tương lai.
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27193)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30744)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27259)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.