Danh sách các thực thể địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa

30 Tháng Mười Hai 201811:00 CH(Xem: 9658)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ HAI 31 DEC 2018


Danh sách các thực thể địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa


(cập nhật năm 2015)


Tiếp theo danh sách về quần đảo Trường Sa đã công bố, Ban biên tập Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu danh sách các thực thể địa lý tại quần đảo Hoàng Sa. 

image042

Lời Ban biên tập: Bản danh sách được thực hiện dựa trên nguồn tham khảo từ Cổng thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng (xem thêm tại địa chỉ http://www.hoangsa.danang.gov.vn/index.php/gi-i-thi-u/l-ch-s-hinh-thanh). Các đặc điểm mô tả địa lý được trích từ bản dịch tiếng Việt của tài liệu Sailing Directions Enroute - South China Sea and the Gulf of Thailand” do Cục Tình báo Địa vệ tinh Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency), Quân đội Mỹ, xuất bản năm 2011, do nhóm Trúc Nam Sơn thực hiện. Đối với các thực thể không có tọa độ địa lý từ hai nguồn trên, nhóm thực hiện đã tham khảo thông tin từ danh sách thực thể do Bộ Nội vụ Đài Loan thống kê (xem thêm tại địa chỉ http://sowf.moi.gov.tw/stat/year/y05-19.xls).


Tên tiếng Việt

Tên địa lý

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Pháp

Tên tiếng Trung chính thức

Tên tiếng Trung (phiên âm Hán Việt)

Tọa độ

Đặc điểm địa lý

Bãi Châu Nhai

Bremen Bank

 

Banc du Bremen

Binmei Tan

Tân Mê than

16°19'6''B, 112°25'4''Đ

Nằm cách Đá Bông Bay 15 hải lý về phía Bắc; trải dài 14,5 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc – Tây Tây Nam, nơi nông nhất là 11,4 m ở gần đầu Tây Nam. Vào năm 1954, có ghi nhận rằng bãi Châu Nhai mở rộng tiếp về hướng Tây.

Bãi Gò Nổi

Dido Bank

 

 

Xidu Tan

Tây Độ than

16°49'7''B, 112°53'4''Đ

Có độ sâu 23 m, sườn dốc đứng, và những chỗ sâu 146 m hoặc hơn xung quanh nó.

Bãi Ốc Tai Voi

Herald Bank

 

 

Songtao Tan

Tung Đảo than

15°44′B,  112°14′1''Đ

 

Bãi Bình Sơn

Iltis Bank

 

Banc de l’Iltis

Yinli Tan

Ngân Lịch than

16°46'6''B, 112°13'2''Đ

Có độ sâu từ 10,6 đến 14.8 m, nằm cách đảo Phú Lâm 7 hải lý về hướng Tây Nam. Bãi ngầm này dài khoảng 3 hải lý, rộng 1,5 hải lý, và có sườn khá dốc đứng.

Bãi Quảng Nghĩa

Jehangire Reefs

Jehangire Bank

Banc Jehangire

Zhanhan Tan

Trạm Hàm than

16°19′4''B,  112°41′1''Đ

Cách 5 hải lý về phía Đông Đông Bắc của bãi Châu Nha. Bãi này gồm ba bãi đất không liền nhau, nơi nông nhất là 1.8 m nằm ở phần Tây Nam của bãi Nam. Ngoài ra, độ sâu giữa các bãi đất rất thất thường.

Bãi Thủy Tề

Neptuna Banks

 

 

Beibianlang

Bắc Biên lang

16°32'B, 112°39'9''Đ

 

Đảo Duy Mộng

Drummond Island

 

Île Drummond

Jinqing Dao

Tấn Khanh đảo

16°27′6''B, 111°35'3''Đ

Phủ bởi cây ngập mặn và cây bụi, cao 3 m và nằm trên mũi Tây Nam của một rạn đá liên tục kéo dài khoảng 4 hải lý về hướng Đông Bắc, sau đó vòng khoảng 4 hải lý theo hướng Tây Bắc tới Cồn Quan sát (hay Bãi Xà Cừ, Observation Bank).

Đảo Quang Hòa

Duncan Island

 

Île Ducan

Chenhang Dao

Sâm Hàng đảo

16°26'9''B, 111°42'7''Đ

Nhóm đảo Quang Hoà  thực ra là hai đảo san hô nhỏ nối với nhau qua một bờ cát ngầm và được bao quanh bởi một rạn san hô sườn dốc đứng. Nó nằm trên sừng Đông Nam của lưỡi liềm và nằm tách rời với đảo Duy Mộng (Drummond Island) về phía Đông bởi kênh đi vào phá phía Đông Nam, kênh này sâu, có chiều rộng khoảng 1,5 hải lý. Một mỏm đá, với độ sâu ít hơn 1,8 m, nằm gần phía Đông Nam của đảo phía Đông.

Đảo Linh Côn

Lincoln Island

 

 

Dong Dao

Đông đảo

16°40'3''B, 112°43'6''Đ

Là đảo cực Đông của quần đảo Hoàng Sa. Nằm cách tuyến đường chính Hồng Kông-Singapore 40 hải lý về phía Tây. Đảo này cao 5 m và phủ bởi cây bụi, chiều dài khoảng 1,25 hải lý, và được bao quanh bởi một rạn đá lúc chìm lúc nổi. Đầu Đông Bắc của hòn đảo có một tháp, mặt Đông Bắc của hòn đảo dốc. Theo báo cáo nước có thể tìm thấy trên đảo Linh Côn và đảo này là một mục tiêu radar tốt.

Đảo Trung

Middle Island

 

Île du Milieu

Zhong Dao

Trung đảo

16°57′6''B, 112°19′1''Đ

Nằm về phía Đông Nam của đảo Bắc

Đảo Quang Ánh

Money Island

 

Île Money

Jinyin Dao

Kim Ngân đảo

16°27'B, 111°30'8''Đ

Cao 6 m và bao phủ bởi cây bụi, nằm ở đầu Tây của một rạn đá được ngăn cách với sừng Tây Nam của lưỡi liềm bằng một kênh rộng khoảng 1,5 hải lý. Một số cồn cát nhỏ nằm phía Đông đảo Quang Ảnh trên cùng một rạn đá. Có thông tin rằng đảo này là một mục tiêu ra đa tốt.

Đảo Bắc

North Island

 

 

Bei Dao

Bắc đảo

16°58'B, 112°18'3''Đ

Nằm cách đảo Cây 2 hải lý về hướng Đông Đông Nam phía bên kia kênh Zappe. Một rạn đá kéo dài gần 0,5 hải lý theo hướng Tây Bắc từ đảo Bắc và 4 hải lý theo hướng Đông Nam. Có một số toà nhà nhỏ trên đảo.

Đảo Hoàng Sa

Pattle Island

 

Île Pattle island

Shanhu Dao

San Hô đảo

16°32'B, 111°36'7''Đ

Cao 9 m, bao phủ bởi cây bụi và cây ngập mặn. Một rạn đá bao quanh hòn kéo dài khoảng 1,7 hải lý về hướng Đông Bắc. Ở mỗi bên rạn đá này có một kênh thông thoáng. Tàu thuyền có thể ghé vào bờ lúc triều thấp trong phần lõm trên cạnh Nam của đảo, lưu ý tránh những tảng đá gần bờ. Có một toà nhà lớn 3 tầng ở trung tâm đảo và một toà nhà lớn khác gần phía Đông. Trên đỉnh toà nhà phía Tây là một tháp khung với một cán cờ. Có một ngọn tháp dễ thấy đứng cách các toà nhà khoảng 0,1 hải lý về phía Tây Tây Nam và một ngôi đền dễ thấy nằm trên đầu cực Tây Nam của đảo. Còn có một trạm khí tượng và một giếng nước cung cấp nước cho đảo Hoàng Sa. Một cầu tàu bằng đá dài 183 m có thể sử dụng cho thuyền nhỏ và bắc từ cạnh Đông của hòn đảo ra biển, kết thúc với đầu nhỏ hình chữ T. Một toà nhà màu đỏ nằm ở đầu gốc cầu tàu. Độ sâu dọc theo mặt của của đầu chữ T là từ 1,5 đến 2.7 m lúc triều cao. Khí hậu tại đảo Hoàng Sa dễ thay đổi sau một cơn mưa, lúc đó có hơi độc bốc lên từ các lớp phân chim.

Đảo Hữu Nhật

Robert Island

Roberts Island

Île Robert island

Ganquan Dao

Cam Tuyền đảo

16°30′3''B,  111°35′3''Đ

Nằm cách đảo Hoàng Sa 2 hải lý về phía Tây Nam. Đảo này cao 8 m, bao quanh bởi một rạn đá, và được thảm thực vật bao phủ. Có một tháp quan sát lồ lộ ở đầu phía Nam của hòn đảo. Có thể ghé bờ phía Đông và có thể lấy nước giếng ngọt ở đây.

Đảo Đá

Rocky Island

 

Île Rocheuse

Shi Dao

Thạch đảo

16°50′9''B,  112°20′5''Đ

 

Đảo Nam

South Island

 

 

Nan Dao

Nam đảo

16°57′B,  112°19′7''Đ

Nằm về phía Đông Nam của đảo Bắc

Đảo Cây/Đảo Cù Mộc

Tree Island

 

Île à l’Arbre

Zhaoshu Dao

Triệu Thuật đảo

16°59'B, 112°15'9''Đ

Nằm cách cồn cát Tây 4 hải lý về phía Đông và cách cực Đông của rạn đá khoảng 1 hải lý. Đảo này được phủ bởi các bụi cây ngập mặn, bao quanh bởi một bãi biển cát trắng, và có một cây cọ dừa ở gần trung tâm.

Đảo Phú Lâm

Woody Island

Wooded Island

Île Boisée

Yongxing Dao

Vĩnh Hưng đảo

16°50'2''B, 112°20'Đ

Nằm cách đảo Cây 9 hải lý về hướng Nam Đông Nam trong nhóm An Vĩnh, là đảo cực nam và lớn nhất của nhóm này. Đảo này có chiều dài khoảng 1 hải lý, nhiều cây, và bao quanh bởi một bãi biển cát trắng. Phân chim được vận chuyển đi từ đảo này. Có 2 phao neo nằm gần phía Bắc của đảo Phú Lâm. Lân cận khu cư ngụ trên đảo có một tháp vuông, hai ngôi đền, một trạm khí tượng, và một số tòa nhà lớn. Về phía Nam của hòn đảo có một đài quan sát và bốn ăng-ten roi nằm cách tháp khoảng 0,3 hải lý về phía Bắc của đài quan sát này. Một hải đăng chiếu từ một tháp xây bằng đá tròn màu trắng với các viền màu đen. Tàu thuyền có thể ghé vào bờ ở phía Tây Nam đảo Phú Lâm. Một dây cáp trên không nối đảo này với đảo Đá ở phía Đông Bắc. Có những chỗ sâu 14,6 m cách đảo Phú Lâm 5 hải lý về hướng Nam Đông Nam.

Đảo Ba Ba

(He Duck)

 

 

Yagong Dao

Áp Công đảo

16°33'8''B, 111°41'5''Đ

 

Đảo Ốc Hoa

(All Wealth)

 

 

Quanfu Dao

Toàn Phú đảo

16°34'B, 111°40'Đ

 

Đảo Quang Hòa Tây

Palm Island

 

 

Guangjin Dao

Quảng Kim đảo

16°27′B,  111°42′Đ

 

Nhóm An Vĩnh

Amphitrite Group

 

Groupe de L’Amphitrite

Xuande Qundao

Tuyên Đức quần đảo

16°53'B, 112°17'Đ

Là cụm gồm các đảo, rạn đá và bãi cạn ở cực Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. Nó gồm hai phần được ngăn cách bởi một kênh sâu, rộng 3,5 hải lý. Phần Bắc có hai rạn đá chính bị cắt đôi bởi kênh Zappe. Và còn có một số đảo nhỏ nằm trên hai rạn đá này. Phần Nam bao gồm Đảo Phú Lâm (Woody Island) và Đảo Hòn Đá (Rocky Island), cùng nằm trên một rạn đá.

Nhóm Lưỡi Liềm/ Nhóm Trăng Khuyết/ Nhóm Nguyệt Thiềm

Crescent Group

 

Groupe du Croissant

Yongle Qundao

Vĩnh Lạc quần đảo

 

Gồm một số đảo cát nhỏ thấp và rất nhiều rạn đá tạo thành một lưỡi liềm mở về phía Nam. Chúng nằm cách nhóm An Vĩnh 45 hải lý về phía Tây Nam. Các đảo chính được bao phủ bởi thảm thực vật dày và có thể nhìn thấy được từ khoảng cách xa 10 hải lý. Đầm phá, được bao bọc một phần bởi các đảo và rạn đá, có diện tích khoảng 20 hải lý vuông và làm nơi trú sóng gió thích hợp cho hầu hết các loại tàu.

Quần đảo Hoàng Sa

Paracel Islands

Paracels / Parachel

Les Paracels

Xisha Qundao

Tây Sa quần đảo

16°40'B, 112°20'Đ

Được tạo thành bởi Nhóm An Vĩnh (Amphitrite), Nhóm Trăng Khuyết/Nguyệt Thiềm (Crescent), và một số đảo và các rạn san hô rời bên ngoài nằm về phía Tây tuyến đường chính Hong Kong - Singapore. Các đảo nhỏ có độ cao thấp, một số được phủ với cây hoặc thảm thực vật. Trong điều kiện thời tiết tốt, tàu thuyền qua lại trong khu vực này không mấy khó khăn miễn phải luôn quan sát kỹ, tốt nhất là từ cột buồm. Sóng đổ thường được nhìn thấy trên các rạn đá và các mỏm đá trên mặt nước. Khuyến khích sử dụng radar vì có nhiều xác tàu nằm mắc cạn trên các rạn đá xung quanh dễ nhận thấy bởi radar. Trong điều kiện thời tiết xấu, trừ khi phải kiếm chỗ neo đậu, nên tránh Hoàng Sa. Các dòng chảy nói chung tương ứng với gió mùa, nhưng nếu có gió nhẹ thì thay đổi hướng liên tục khi chảy qua các rạn đá với tốc độ lên đến 2 hải lý/giờ. Dù có chỗ neo đậu, phần lớn là mở trống và chỉ được bảo hộ sơ sài khi ở hướng khuất gió của các đảo.

Đá Hải Sâm

Antelope Reef

 

Récif Antilope

Lingyang Jiao

Linh Dương tiêu

16°28'B, 111°35'5''Đ

Có phần nổi trên thủy triều thấp, tạo thành sừng Tây Nam của lưỡi liềm. Có một cồn cát nhỏ nằm ở đầu cực Đông Nam của rạn đá này. Lối vào phá, nằm giữa đảo Quang Hoà và rạn đá Sơn Dương, sâu và có chiều rộng khoảng 5 hải lý. Cách đảo Quang Hoà 3,5 hải lý về phía Tây có một mảng san hô sâu 3,7 m và cách 2,8 hải lý về phía Tây có một mảng san hô sâu 8,5 m.

Đá Lồi

Discovery Reef

 

Écueil de la Découverte

Huaguang Jiao

Hoa Quang tiêu

16°15'B, 111°41'Đ

Có hình dạng của một đảo san hô vòng lớn nằm cách Đá Chim Yến 20 hải lý về phía Tây Tây Nam. Bãi đá này có sườn dốc đứng và được đánh dấu bởi những xoáy nước lớn. Không có nơi nào của bãi đá này sâu hơn 3,7 m và có một số mỏm đá nổi lên trên mặt nước. Tàu thuyền có thể đi vào phá qua các kênh ở phía Bắc và Nam của Đá Lồi, kênh ở phía Bắc hẹp hơn. Ở phía Nam của bãi đá có một chiếc thuyền bị mắc kẹt còn nằm ở đó.

Đá Bông Bay

Bombay Reef

 

Récif de Bombay

Langhua Jiao

Lăng hoa tiêu

16°02'B, 112°30Đ

Nằm cách bãi Rạch Lấp (Carnatic Shoal) 47 hải lý về phía Tây Nam, gồm một rạn đá dốc bao kín hoàn toàn một phá. Phá có đáy cát và các chỗ sâu từ 29 đến 33 m. Trên rạn đá có nhiều mỏm đá nổi khoảng 0,6 m khi triều thấp.

Cồn Cát Trung

Middle Sand

 

 

Zhong Shazhou

Trung sa châu

16°57′B,  112°19′Đ

Nằm về phía Đông Nam của đảo Bắc

Đá Bắc

North Reef

 

Récif du Nord

Bei Jiao

Bắc tiêu

17°06'B, 111°30'8''Đ

Là nơi nguy hiểm nằm xa nhất về phía Tây Bắc của quần đảo Hoàng Sa. Rạn đá này dài khoảng 7 hải lý theo trục Đông Tây của nó, nơi rộng nhất cỡ 2,5 hải lý, và có sườn dốc đứng. Đá lởm chởm trên mặt nước xung quanh rìa của rạn đá và có khi có thể nghe thấy sóng đổ trên rạn đá từ khoảng cách xa đáng kể. Một lối đi lại cho tàu thuyền ở phía Tây Nam của rạn đá được đánh dấu trên cạnh phía Đông của nó.
Đá Bắc được báo cáo là một mục tiêu radar tốt, có thể do radar nhận thấy được các sóng đổ và xác tàu trên rạn đá này.

Cồn Cát Bắc

North Sand

 

 

Bei Shazhou

Bắc sa châu

16°56′B,  112°20′Đ

 

Cồn Quan Sát (Bãi Xà Cừ)

Observation Bank

 

Banc des Observations

Yinyumen

Ngân dự

16°34'9''B, 111°42'9''Đ

Tạo thành đầu cực Bắc của nhóm Trăng Khuyết. Đó là một cồn cát trên một rạn đá dài khoảng 2 hải lý theo theo trục Đông Nam-Tây Bắc. Một rạn đá tách biệt kéo dài khoảng 3,2 hải lý về phía Tây Tây Nam từ đầu Bắc của rạn đá chính. Khu vực của phá giữa phần lõm của rạn đá tách biệt này và rạn đá trải dài theo hướng Đông Bắc và Tây Bắc của đảo Duy Mộng có nhiều chỗ chướng ngại dưới đáy.

Đảo Bạch Quy

Passu Keah

Passo Keah

Récif Passu Keah

Panshi Yu

Bàn Thạch dự

16°03'5''B, 111°46'9''Đ

Là một cồn cát nằm ở cực Tây của một bãi ngầm sườn dốc đứng dài 5 hải lý theo hướng Đông-Tây. Đảo này cách Đá Lồi 8 hải lý về phía Nam.

Hòn Tháp

Pyramid Rock

 

La Pyramide

Gaojianshi

Cao Tiêm thạch

16°34'8''B, 112°38'6''Đ

Cao 5 m, có dạng hình nón, nằm cách đảo Linh Côn 7,2 hải lý về hướng Tây Nam. Khi nhìn từ xa, hòn đảo nhỏ này có thể bị nhầm lẫn với thuyền mành. Nằm cách Hòn Tháp 6,5 hải lý Tây Tây Nam có mảng đá (patch) sâu 12 m và một mảng khác sâu 16,5 m cách 10 hải lý Tây Tây Nam, ở gần khu vực Bắc của Bãi Thủy Tề (Neptuna Banks). Một mảng khác sâu 20 m ở khoảng 2 hải lý Nam Tây Nam của mảng có độ sâu 16,5 m nói trên.

Cồn Cát Nam

South Sand

 

 

Nan Shazhou

Nam sa châu

16°55'B, 112°20'5''Đ

Nằm về phía Đông Nam của đảo Bắc

Đảo Tri Tôn

Triton Island

 

Île Triton

Zhongjian Dao

Trung Kiến đảo

15°47'2''B, 111°11'8''Đ

Là địa điểm nguy hiểm ở cực Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa. Đó là một cồn cát cao khoảng 3 m và đường kính không quá 1 hải lý. Bãi đá ngầm xung quanh có sườn dốc đứng, với độ sâu tối đa là 1,8 m; nó trải dài khoảng 1 hải lý về phía Bắc và Đông Bắc, và khoảng 0.5 hải lý về các hướng khác. Đảo này là nơi chim sinh sản. Năm 1986, theo báo cáo có một tòa nhà hình vuông màu trắng ở gần trung tâm đảo.

Đá Chim Én/ Đá Chim Yến

Vuladdore Reef

Vuladdore Reef

Écueil Vuladdore

Yuzhuo Jiao

Ngọc Trác tiêu

16°20'8''B, 112°02′6''Đ

Nằm cách Đá Bông Bay 35 hải lý về phía Tây Bắc. Bãi đá này dài 7 hải lý, rộng hơn 2 hải lý, và có một số mỏm đá nổi trên mặt nước. Có những lúc sóng biển tràn vào bãi rất dữ dội.

Cồn cát Tây

West Sand

 

Banc Ouest

Xi Shazhou

Tây sa châu

16°58′9''B, 112°12′3''Đ

Là một đảo cát thấp (cay) nằm gần cực Tây của rạn đá ở cực Bắc.

Tải bản PDF tại đây.


Lưu ý: Một số  thực thể  tuy được thống kê trong các danh sách về quần đảo Hoàng Sa nhưng cho đến nay chưa được xác minh cụ thể về tọa độ cũng như mô tả địa lý, vì vậy BBT không đính kèm trong danh sách này. Quý độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm trong file đính kèm tại đây. Mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện danh sách này xin gửi về  nghiencuubiendong@yahoo.com.


(theo Nghiên cứu Biển Đông 18/5/2015)
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16214)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25471)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16802)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15841)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16373)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15567)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16154)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19271)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18473)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17309)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15686)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15749)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15409)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15423)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17713)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15355)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19837)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19501)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.