Thông điệp lương tâm vọng lên từ Nghĩa trang Biên Hòa

10 Tháng Giêng 201911:34 CH(Xem: 10588)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM  - THỨ SÁU 11 JAN 2019


Thông điệp lương tâm vọng lên từ Nghĩa trang Biên Hòa


image029


Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


11/1/2019

image028

Chiều tà và hình ảnh bức tượng "Tiếc Thương" trước con đường dẫn vào Nghĩa trang Biên Hòa cách Sàigon khoảng 15km. Nhiều người cho rằng ý nghĩa của bức tượng là hình ảnh người Lính ngồi nghỉ chân, khuôn mặt đăm chiêu suy nghĩ về cuộc chiến huynh đệ tương tàn.


image030

"Tiếc Thương" ngồi nghỉ chân vẫn không yên, bị giật sập ngày 30 tháng Tư 1975.


image031

Cổng vào đền Tử sĩ. Ảnh VH chụp năm 2014.


image032

Đền Tử sĩ. Ảnh VH chụp năm 2014.


image033

Đền Tử sĩ. Ảnh Nguyễn Lân Thắng  chụp năm 2013.


image034

Nghĩa Dũng Đài. Ảnh VH chụp năm 2014


image035

Những ngôi mộ tử sĩ chôn cất trước năm 1975 Có ngôi còn bia có ngôi mất.. Ảnh VH chụp năm 2014


image036

Những ngôi mộ tử sĩ chôn cất trước năm 1975 Có ngôi còn bia có ngôi mất. Có ngôi mới được thân nhân tu sửa lại. Ảnh VH chụp năm 2014


image037

Hàng trăm ngôi mộ mới do VAF - một tổ chức thiện nguyện do ông Nguyễn Đạc Thành chủ  xướng, quyên góp tấm lòng lương tâm nhân đạo của cộng đồng VN hải ngoại mang về Nghĩa trang Biên Hòa - Việt Nam tu sửa


image038

Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân ở Sàigon và ông Nguyễn Đạc Thành thắp hương tưởng niệm trước Nghĩa Dũng Đài ngày 07/3//2013.


image039

Đại sứ Ted Osius và các viên chức Ngoại giao trao đổi với phái đoàn ông Nguyễn Đạc Thành ngày 12/7/2015.


image040

Đại sứ Ted Osius thăm Nghĩa Dũng Đài ngày 16/10/2015


image041
Đại sứ Ted Osius tại Hà Nội và bà Mary Tarnowka Tổng lãnh sự tại Saigon thắp hương tưởng niệm trước Nghĩa Dũng Đài ngày 12/5/2017


image042

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và ông Nguyễn Đạc Thành thắp hương tưởng  niệm trước Nghĩa Dũng Đài năm 2013


image043

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thắp hương tưởng niệm trướcNghĩa Dũng Đài ngày 28/4/2014


image044

Từ trái: Đại sứ Daniel J. Kritenbrink, Giáo sư Phạm Huy Khuê và viên chức ngoại giao họp bàn về việc tu sửa Nghĩa trang Biên Hòa ngày 28/3/2018


image045

Đại sứ Daniel J. Kritenbrink đi thăm Nghĩa trang Biên Hòa ngày 29/3/2018


image046

Đại sứ Daniel J. Kritenbrink, Giáo sư Phạm Huy Khuê và Đại tá Tôn Thất Tuấn tưởng niệm trước Nghĩa Dũng Đài ngày 29/3/2018


image047

Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thắp hương tưởng niệm trước Nghĩa Dũng Đài ngày 29/3/2018


image048

Một nhân viên trong ban quản lý Nghĩa trang chỉ đường vào cho một ký giả trong nước vào thăm Nghĩa trang Biên Hòa. Bên cạnh là bảng Quy định của "Nghĩa trang Nhân dân Bình an" là một nghĩa trang dân sự thay vì trước đây là "Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa". Bảng ghi rõ những quy định cho thân nhân muốn vào tu sửa mộ phần tử sĩ. Ảnh LKT


Dưới đây là bài viết của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên Việt Báo ngày 09/1/2019


Viết thêm về chuyện Nghĩa Trang Biên Hòa: Giãi bầy cùng công luận


09/01/201911:48:00(Xem: 1188)


Giao Chỉ San Jose 

image049


Bài tổng kết về Nghĩa trang BH sau khi phố biến đã có rất nhiều độc giả và thân hữu gửi thư về. Tác giả xin trả lời như sau:               


1)Xin đính chính và cáo lỗi: Trong loạt bài Nghĩa trang Biên Hòa xin sửa lại: Nguyên Tổng lănh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là ông Lê Thành Ân không phải Nguyễn Thiện Ân. Bà dân biểu khu San Jose là Zoe Lofgren không phải Joe Lofgren. Ngoài ra, đoạn văn sau đây cần ghi lại cho đúng:


 Sau cùng tặng cho thế hệ tương lai sẽ nối tiếp công tác giữ gìn nghĩa trang Biên Hòa khi những chiến binh VNCH không còn nữa. Các bạn sẽ vào vai con cháu chiến binh miền Nam nước Mỹ trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Họ đang lần lượt từng thế hệ vào tảo mộ khu tử sĩ miền Nam nằm trong nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ Arlington VA. Anh chị em hăy nhớ đến những người của thế hệ hôm nay đă thành công trong việc giữ lại phòng tuyến cuối cùng của miền Nam Việt Nam với 16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang Biên Hòa.


 2)Xin cảm ơn các bạn đã tán thành công việc trùng tu, gửi thư khích lệ với lời lẽ rất cảm động.


 3) Xin trả lời các ý kiến không đồng ý nhưng trình bày với văn từ lịch sự và tinh thần xây dựng. Quý vị nêu lý do như sau: Không thể tin tưởng và hợp tác với cộng sản. Trùng tu sẽ làm mất đi chứng tich tội ác cộng sản. Xin trả lời vắn tắt như sau. Trong những năm đầu, chúng tôi chỉ âm thầm tổ chức tảo mộ trên tinh thần gia đình và thân hữu.


Tiếp theo với sự yểm trợ của chính phủ Mỹ, riêng hội VFA đã tiếp xúc với chính quyền Hà Nội. Tòa đại sứ Mỹ không thể đơn phương đặt vấn để trùng tu. Bộ ngoại giao và đại sứ Mỹ chỉ có thể yểm trợ và can thiệp nếu có tổ chức công dân Mỹ gốc Việt chính thức ra mặt.
 
Thuộc thành phần tiếp tay hỗ trợ, chúng tôi phải thông cảm với hội VFA đã đơn phương mở đường và chịu nhiều búa rìu dư luận. Trả lời vấn đề trùng tu là xoá bỏ tội ác cộng sản. Xin hiểu rằng, hình ảnh và tin tức về tội ác cộng sản trong 40 năm qua đã quá nhiều gồm cả Nghĩa trang quân đội. Những phim ảnh đầy đủ dành cho những chứng tích suốt gần nửa thế kỷ.


Nếu nghĩ rằng nơi chôn cất các từ sĩ đều là thân quyến của gia đình thì chúng ta không thể để cho thời gian trôi qua đến khi quá muộn không còn tồn tại, không còn dấu vết để trùng tu. Xin quý vị không đồng ý nhưng đã gửi về các ý kiến xây dựng vui lòng thông cảm.
 
Trên toàn thể miền Nam trước đây đã có hơn 40 nghĩa trang tiểu khu, ngày nay hoàn toàn không còn dấu vết. Chúng ta chỉ còn lại Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa là di tích tiêu biểu. Nếu không nỗ lực giữ lại trong 30 năm vừa qua thì chắc chắn ngày này cũng không còn nữa.


Cá nhân chúng tôi tuy liên hệ với việc xây dựng nghĩa trang từ thập niên 60 và đặt lại vấn để tảo mộ từ thập niên 90 nhưng cũng chỉ là thành phần bên lề của lịch sử. Chúng tôi muốn ủng hộ công tác bảo vệ mộ phần Nghĩa trang quân đội Biên Hòa dành cho viện bảo tàng của thế hệ tương lai.


Các chiến hữu góp phần trực tiếp hiện này rất đáng kể là thiếu tá thiết giáp Nguyễn Đạc Thành, trung tá lực lượng đặc biệt Đỗ Hữu Nhơn và chuẩn tướng biệt động quân Phạm Duy Tất. Mỗi người đều có trên 10 năm tù cộng sản. Riêng chuẩn tướng Tất bị giam giữ đến 17 năm. Những người đã trải qua bao gian khổ với 20 năm quân vụ và nhiều năm tù đầy.


Với tuổi cao niên trên 80, quý vị nỗ lực giữ lại di sản tinh thần cho QLVNCH, chúng ta nên vì các tử sĩ đã nằm chờ gần nửa thế kỷ dưới phần đất Biên Hòa mà mở rộng tấm lòng khi đọc lại hồ sơ nghĩa trang quân đội. Công tác bảo toàn đã hoàn tất 80%, bây giờ là lúc ngọn đuốc chiêu hồn tử sĩ sẽ trao lại thế hệ tương lai.


  Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
 
Tham khảo: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
https://vietbao.com/a289449/nghia-trang-quan-doi-bien-hoa- 

12 Tháng Tư 2015(Xem: 15810)
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4." "Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực."
09 Tháng Tư 2015(Xem: 23536)
Trong các bức ảnh chụp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo Việt – Trung tỏ ra hồ hởi và thân thiện với nhau, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức hai nước nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình. "Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 14952)
Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai chen vào giữa mối quan hệ này.” "Đối với vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”
02 Tháng Tư 2015(Xem: 15294)
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 17768)
Nguồn tin riêng của báo Văn Hóa cho biết, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã xuất viện hơn nửa tháng nay sau khi trải qua ca mổ nhiếp hộ tuyến. Khi xuất viện, Ngài vẫn phải trở lại nơi "quản chế" nghiêm ngặt là Thanh minh Thiền viện.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 15586)
Một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về khả năng hai chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác theo kênh đảng.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 22655)
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook...
26 Tháng Hai 2015(Xem: 14656)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
24 Tháng Hai 2015(Xem: 14700)
Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước Asian-6?
18 Tháng Hai 2015(Xem: 15370)
Đầu năm 2015, trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 17468)
Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, hiện là Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông (FESS). Cuộc phỏng vấn thực hiện qua điện thoại.
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19046)
TT - Từ ngày 27-12-2014 đến 2-1-2015, đoàn thám hiểm của Hội Hang động núi lửa Nhật Bản trở lại huyện Krông Nô (Đắk Nông) để khám phá thêm hệ thống hang núi lửa tại đây.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20072)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.