Những người lính bị lãng quên trong cuộc chiến vệ quốc: “Phẫn nộ và chán ngán”

16 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 19293)

image041-content 

 

Lạng Sơn 1930, Kỳ Lừa, sông Kỳ Cùng. liệu của Văn Hóa Magazine.

image042-content

Chùa Tam Thanh 1930. liệu của Văn Hóa Magazine.

image043-content

Nhà Dân tộc thiểu số cheo leo trên núi Hoang Si Fu 1930. liệu của Văn Hóa Magazine.

 

+++++++++++++

TQ sang 'giải cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh'

BBC - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

 

image044

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh

Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới.

Đó là ngày 25/8/1978 trong một đợt "tổng động viên" học sinh và sinh viên, ông nói với BBC hôm 13/2/2014, không lâu trước ngày kỷ niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung.

Ông Đăng, khi đó 20 tuổi, và nhiều bạn bè rời trường đại học và được cử đi đào tạo hạ sỹ quan nhằm tạo ra lớp "cán bộ khung" để huấn luyện tân binh.

"Lúc đó tình hình [giữa Việt Nam và Trung Quốc] cũng đã căng thẳng từ một vài năm trước, chuyện người Hoa về nước và không khí mà mọi người nghĩ tới chiến tranh là điều chắc chắn có thể xảy ra chứ không phải mọi thứ đều bất ngờ.

"Chúng tôi lúc đấy xác định là có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc."

Ông Đăng nói hai ngày sau khi Trung Quốc đưa quân qua biên giới hôm 17/2, ông và đồng đội được lệnh lên đường và tới mặt trận Cao Bằng vào đêm 20/2.

Ông ở lại đó trong bốn năm tiếp theo cho tới khi giải ngũ. Nhiệm vụ của ông Đăng và tiểu đoàn trong những ngày tháng Hai năm 1979 là "đánh đằng sau lưng, gọi là luồn sâu phá hoại" quân Trung Quốc.

"Những ấn tượng đầu tiên [đối với] những thằng sinh viên là khi ban đêm về bom đạn ầm ĩ... thần chết đứng sát ngay bên cạnh.

"Anh nên nhớ là lúc ấy Hồ Chí Minh đã mất được 10 năm rồi mà họ không biết và nói nguyên văn là "Tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ Tịch, gây sự chia rẽ giữa hai bên và chúng ta sang đây để đánh tập đoàn phản động bành trướng tiểu Á Lê Duẩn để giải cứu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh."

Ngô Nhật Đăng

"Cái ấn tượng nhất là cảnh nhân dân Cao Bằng tan hoang. Nhân dân Cao Bằng đêm ngày chạy trên đường [trong] không khí chiến tranh."

Người cựu binh năm nay 55 tuổi nói quân Trung Quốc tới Cao Bằng muộn hơn so với một số mặt trận khác.

"Các tuyến khác thì tôi không biết nhưng Cao Bằng hầu như toàn là quân chính quy của Trung Quốc và khi bọn tôi bắt một số tù binh thì họ khai đều là Quân khu Thành Đô và có lực lượng rất lớn bao gồm cả xe tăng, thiết giáp, pháo binh.

"Vấn đề hậu cần của họ cũng được chuẩn bị rất chu đáo."

Ông Đăng nói ông có tham gia khai thác thông tin ban đầu từ một số tù binh Trung Quốc trước khi gửi họ về 'quân khu' và kể lại:

image045

Trung Quốc rà mìn ở vùng biên sau cuộc chiến với Việt Nam

"Họ cũng bị bưng bít thông tin. Có những thông tin cũng buồn cười

"Thí dụ họ nói rằng 'bên kia chúng tôi học tập [rằng] tình hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc được Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch vun đắp, bây giờ tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ tịch.

"Anh nên nhớ là lúc ấy Hồ Chí Minh đã mất được 10 năm rồi mà họ không biết và nói nguyên văn là "Tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ Tịch, gây sự chia rẽ giữa hai bên và chúng ta sang đây để đánh tập đoàn phản động bành trướng tiểu bá Lê Duẩn để giải cứu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh."

Ông Đăng nói cũng có những nơi ở Cao Bằng lính Trung Quốc chỉ niêm phong các cơ sở mà không cướp phá.

Trung Quốc 'bắn nhau'

Mặc dù ông Đăng nói phía Trung Quốc đưa sang Cao Bằng cả 'quân đoàn', ông cho biết lực lượng quân đội của Việt Nam ở Cao Bằng "rất ít".

Nhưng ông Đăng cũng nói: "Trong Cao Bằng có điều rất đặc biệt là lính Trung Quốc chết rất nhiều.

"Lúc đó lực lượng địa phương ở Việt Nam có rất ít và có [thêm] một số dân quân."

image046

Ông Ngô Nhật Đăng nói ông sẽ phải suy nghĩ lại nếu lại phải cầm súng

"Ở Cao Bằng tuyến phía đông họ [Trung Quốc] tràn sang không sang được và mặt trận cuối cùng ở Cao Bằng là huyện Thông Nông và huyện Bảo Lạc.

"Phía đó bên phía Việt Nam không có lực lượng. Họ đưa cả một quân đoàn vào phía đó.

"Từ cánh quân phía tây của Trung Quốc kéo về và phía bên này của Trung Quốc kéo sang đến đèo Mã Quỳnh thì bộ đội Việt Nam có bắn hai bên.

"Bên Trung Quốc họ tưởng lầm và họ bắn lại, cả một trận giao chiến kéo dài gần cả một đêm, Trung Quốc bắn nhầm vào nhau và phía đấy họ thiệt hại rất nhiều."

Cụ thể hơn về phía lực lượng Việt Nam, ông Đăng nói:

"Lúc đó về phía lực lượng vũ trang có duy nhất một tiểu đoàn của tôi thôi.

"Có một trung đoàn chủ lực của Việt Nam, trung đoàn 246, thì họ giữ lại ở khu vực Hà Quảng."

""Chúng tôi gặp nhân dân trong rừng thì họ rất mừng. Họ có nói từ năm 1948 chưa có bộ đôi lên đây, bộ đội lên rất là mừng... Lúc đấy giữa sống, chết và bảo vệ tổ quốc thì mọi người không nghĩ gì nhiều."

Ngô Nhật Đăng

Ông Đăng cũng nói tiểu đoàn của ông gần 300 người đã mất liên lạc và bộ đàm chỉ bắt được sóng của phía Trung Quốc khi đến huyện Nguyên Bình, vốn đã bị quân Trung Quốc chiếm từ vài ngày trước mà tiểu đoàn không biết.

Tình hình càng nguy hiểm hơn khi tiểu đoàn ông đã để lại nhiều vũ khí cho quân địa phương với mục tiêu sẽ được trang bị thêm khi tới Nguyên Bình.

"Khi ấy biên chế của trung đội 30 người mà chỉ có ba khẩu súng. Hồi ấy là anh em mang theo đạn," ông nói.

"Bọn tôi phải tập trung vũ khí cho một số cơ số trong tiểu đoàn và vừa bám theo Tàu vừa kêu gọi vũ khí chuyển tiếp lên.

"May mà lúc đấy tiểu đoàn trưởng chỉ huy là người rất dày dạn chiến trận, tính toán được.

"Khi chúng tôi được tiểu đoàn của công nhân mỏ Tĩnh Túc tiếp tế đạn, đánh một hai trận thì quân Trung Quốc đã bắt đầu rút về rồi."

Trả lời câu hỏi về tâm trạng của những người lính trẻ khi đó, ông Đăng nói:

"Lúc đó có rất nhiều tâm trạng, sợ hãi có, buồn bã có.

"Chúng tôi nhìn thấy những cảnh tan hoang, rồi phía Trung Quốc, có những người dân khi họ đi vòng qua đèo Mã Phục ở khu vực Hà Quảng, có những vụ thảm sát, thậm chí có cả dân binh sang dỡ nhà cửa, chợ bên kia, nhân dân chạy vào trong rừng.

"Chúng tôi gặp nhân dân trong rừng thì họ rất mừng. Họ có nói từ năm 1948 chưa có bộ đội lên đây, bộ đội lên rất là mừng."

'Hai thái cực'

Ông Đăng nói ông đã chứng kiến cả sự tàn bạo cũng như hành động chừng mực của binh lính Trung Quốc hồi đầu năm 1979.

"Cũng rất khó hiểu. Nó có hai thái cực.

"Ở phía Hà Quảng có những điều xảy ra trong chiến tranh cực kỳ dã man mà chúng tôi chứng kiến.

"Người dân bị chém giết, nhà cửa bị đốt phá.

"Hoặc là bản thân họ [binh lính Trung Quốc] ví dụ như là tôi chính mắt chứng kiến lúc họ rút về có một xe bị sa lầy.

"Tôi trên đồi nhìn xuống ven đường thấy người chỉ huy mở cửa kính xe, lôi người tài xế và dùng búa đập chết ngay tại trận.

image047

Ông Đăng nói không phải tới đâu lính Trung Quốc cũng cướp phá

"...Thế nhưng lại cũng có những vùng, như vùng Thông Nông ấy, thì họ lại không động chạm, không phá phách.

"Những kho lương thực, những cửa hàng bách hóa vẫn còn nguyên, không bị cướp phá và [họ] dán trên cửa những băng bằng hai thứ tiếng là 'Niêm phong của Bộ đội Biên phòng Trung Quốc'."

Ông Đăng nói sau những ngày chiến trận, ông được giao nhiệm vụ đi xác định tọa độ các đường mòn dọc theo biên giới và có tiếp xúc với người Trung Quốc.

"Có những lúc tôi cũng lạc sang đất Trung Quốc. Vì cải trang [nên] cũng gặp những người lính Trung Quốc rồi [biết] thái độ của họ.

"[Nói về] chốt của hai bên [thì] trời không có sương mù có thể nhìn rõ [nhau], thậm chí hét to có thể nghe thấy nhau.

"Nhưng có những hành động trong chiến tranh họ như người khác hẳn, như là say máu họ trở thành con người khác."

Cựu binh nói tình hình sau chiến trận cũng vẫn căng thẳng với các tổ trinh sát của Việt Nam được cử sang Trung Quốc trong khi thám báo Trung Quốc lại sang Việt Nam.

Hai bên cũng "bắt cóc" người của nhau để lấy thông tin.

Ông Đăng nói một người bạn của ông đã bị bắt cóc ngay trước khi chuẩn bị về phép vì được tin người em trai đã hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn.

Nhưng tình hình tại Cao Bằng được ông Đăng đánh giá là không căng thẳng bằng ở một số nơi khác.

"Ngay trong phố nhà tôi cũng có hai người đi bộ đội và hy sinh vào năm 82, 83 ở mặt trận Thanh Thủy, Hà Giang."

'Bài học lịch sử'

Ông Đăng nói cả Việt Nam và Trung Quốc đã né tránh nói về cuộc chiến với những lý do "không thể chấp nhận được".

"Đã đến lúc [công khai bàn luận về cuộc chiến] rồi. Nó như một bài học lịch sử để rút lại kinh nghiệm.

"Chuyện đó theo tôi nghĩ là phải công khai sự ghi nhận đối với những người hy sinh. Đồng đội tôi cũng nằm xuống và những cảm xúc thông thường về mặt gia đình thôi, những tình cảm của con người mà bị lãng quên một cách rất là khó hiểu như thế trong khi các sự kiện khác lại tổ chức tưởng niệm."

Ông Đăng cũng không đồng ý rằng chính quyền tránh kỷ niệm để giữ quan hệ tốt với Trung Quốc và bình luận:

"Có những dân tộc rất nhỏ bé như Philippines, Israel hay là Thụy Sỹ, một đất nước rất nhỏ bé bên cạnh những người khổng lồ, nhưng họ có tư thế rất đàng hoàng."

"Cách hành xử như nhà nước Việt Nam [làm] với những người lính đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đã từng đổ máu chúng tôi cảm thấy như một sự xúc phạm."

Ngô Nhật Đăng

"Cách hành xử như nhà nước Việt Nam [làm] với những người lính đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đã từng đổ máu chúng tôi cảm thấy như một sự xúc phạm."

Ông Đăng nói nhiều đồng đội ông cảm thấy "phẫn nộ và chán ngán" và nó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của họ nếu lại phải cầm súng.

"Với cách hành xử như thế này [của chính quyền], chắc chắn phải suy nghĩ lại [chuyện lại cầm súng].

"Nói chỉ trở thành [hiện thực] khi mà bắt buộc, bất khả từ chối.

"Chứ còn nếu để sẵn sàng với nhiệt huyết như năm 79, sẵn sàng lên đường, sẵn sàng hy sinh ... thì tôi nghĩ là không có.

"Không phải riêng tôi mà rất nhiều người. Không phải những người là cựu binh 79 mà ngay cả lớp trẻ bây giờ."

Người cựu binh cũng nói ông đã có nhiều lần thăm Trung Quốc và biết rằng những người từng ở phía bên kia chiến tuyến cũng bị "lãng quên".

"Bản thân tôi rất mong muốn, mơ ước là làm sao chúng ta có những cuộc [gặp mặt giữa] những người có thể gọi là nạn nhân cũng được của cả hai phía," ông Đăng nói với BBC.

"Điều đó thật là tuyệt vời, có thể bày tỏ [cách nhìn và tình cảm] của phía bên này, phía bên kia.

"Nó như bài học để gửi gắm tới thế hệ sau."

Ông Đăng nói ông có tham vọng làm một phim tài liệu về Cuộc chiến Biên giới nhưng không tin chính quyền sẽ ủng hộ để làm phim một cách đúng đắn./

VÀI HÌNH ẢNH SƯU TẬP CỦA VĂN HÓA MAGAZINE

image048-content

Bảng chỉ đường đi Lão Sơn. Ảng tư liệu của Văn Hóa Magazine.

image049-content

Bản đồ Lão Sơn, Hà Tuyên.

image050-content

Lạng Sơn có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine.

image051-content

Nghĩa trang Vị Xuyên tỉnh Hả Tuyên, nơi chôn cất hàng nghìn từ sĩ hy sinh trong trận chiến Biên giới Việt – Tầu 1979./

Đọc lại tài liệu từ RFA

Đề án lịch sử quốc tế về chiến tranh lạnh (phần 1)

Ngọc Thu lược dịch theo Wilson Center
2010-04-16

Chiến tranh Lạnh là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị - căng thẳng quân sự và cạnh tranh kinh tế, chủ yếu giữa Liên Xô và các nước vệ tinh của nó với các nước Phương Tây, bao gồm Mỹ.

Ngày 13-04-1966

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Khang Sinh, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh

image052

Ông Đặng Tiểu Bình. Photo courtesy of Wikipedia.

 

Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, trong khi chỉ ra những điểm có vẻ ngờ vực từ phía Việt Nam; Việt Nam dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình: Các ông đã nói về sự thật cũng như đề cập đến sự công bằng. Vậy các ông vẫn còn sợ cái gì? Tại sao các ông lại sợ không làm vừa lòng Liên Xô, vậy còn Trung Quốc thì sao? Tôi muốn nói thẳng với các ông những điều hiện tại tôi cảm nhận: các đồng chí Việt Nam có những suy nghĩ khác về phương pháp giúp đỡ của chúng tôi, nhưng mà các ông chưa nói với chúng tôi.

Tôi nhớ đồng chí Mao phê bình chúng tôi, các viên chức Trung Quốc tham dự buổi nói chuyện giữa đồng chí Mao Trạch Đông và đồng chí Lê Duẩn tại Beidaihe (2) – về việc “quá nhiệt tình” đối với đòi hỏi của Việt Nam. Bây giờ chúng tôi thấy đồng chí Mao nhìn xa trông rộng.

Lê Duẩn: Bây giờ, khi các ông nói lại điều đó lần nữa, chúng tôi đã rõ. Tại thời điểm đó tôi không hiểu những gì đồng chí Mao nói bởi vì thông dịch quá dở.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi hiểu rằng đồng chí Mao phê bình chúng tôi, đó là đồng chí Chu Ân Lai, tôi và những người khác. Dĩ nhiên, không có nghĩa là đồng chí Mao không làm hết sức mình để giúp đỡ Việt Nam. Với các ông đã quá rõ là chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của các đồng chí bởi vì nằm trong khả năng của chúng tôi.

Bây giờ, có vẻ như đồng chí Mao Trạch Đông nhìn xa trông rộng trong vấn đề này. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã có kinh nghiệm trong các mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Sự thật là sự quá nhiệt tình của chúng tôi đã gây nghi ngờ cho các đồng chí Việt Nam? Hiện tại chúng tôi có 130.000 quân lính đang ở nước các đồng chí. Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Đông Bắc cũng như xây dựng tuyến đường sắt là các dự án mà chúng tôi đề xuất, và hơn nữa, chúng tôi đã gửi hàng chục ngàn quân lính tới biên giới.

Các ông vẫn còn sợ cái gì? Tại sao các ông lại sợ không làm vừa lòng Liên Xô, vậy còn Trung Quốc thì sao?

Đặng Tiểu Bình

Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng chiến đấu chung bất cứ khi nào cuộc chiến bùng nổ. Các ông có nghi ngờ chúng tôi vì chúng tôi quá nhiệt tình hay không? Người Trung Quốc có muốn kiểm soát Việt Nam? Chúng tôi muốn nói thẳng cho các ông biết rằng chúng tôi không hề có ý định đó. Ở đây, chúng tôi không cần bất kỳ cuộc đàm phán ngoại giao nào. Nếu chúng tôi mắc phải sai lầm đã làm cho các ông nghi ngờ, có nghĩa là đồng chí Mao thật sự nhìn xa trông rộng.

Hơn nữa, hiện nay nhiều người làm cho Trung Quốc bị mang tiếng: Khrushchev (*) là người theo chủ nghĩa xét lại, và Trung Quốc thì theo chủ nghĩa giáo điều và mạo hiểm.

Vì vậy, chúng tôi hy vọng trong vấn đề này, nếu các ông có bất kỳ vấn đề gì, làm ơn nói thẳng cho chúng tôi biết. Thái độ của chúng tôi cho đến nay và từ bây giờ sẽ là: các ông đang ở tiền tuyến còn chúng tôi đang ở hậu phương. Chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của các ông trong khả năng của chúng tôi. Nhưng chúng ta không nên có quá nhiều nhiệt tình.

Việc xây dựng ở các đảo phía đông bắc đã hoàn thành. Hai bên đã thảo luận việc xây dựng dọc bờ biển sẽ do những người lính trong quân đội của chúng tôi thực hiện. Gần đây, đồng chí Văn Tiến Dũng (3) đề nghị sau khi hoàn thành việc xây dựng ở phía đông bắc, những người lính trong quân đội của chúng tôi sẽ giúp các ông xây dựng các địa điểm pháo binh ở vùng đồng bằng trung tâm. Chúng tôi vẫn chưa trả lời. Bây giờ tôi đặt một câu hỏi để các ông cân nhắc: các ông có cần những người lính trong quân đội của chúng tôi làm điều đó hay không?

Ý định xấu?

Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng chiến đấu chung bất cứ khi nào cuộc chiến bùng nổ. Các ông có nghi ngờ chúng tôi vì chúng tôi quá nhiệt tình hay không? Người Trung Quốc có muốn kiểm soát Việt Nam?

Đặng Tiểu Bình

Chu Ân Lai: Đề nghị về việc xây dựng 45 địa điểm pháo binh gần các vị trí tên lửa của Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi không biết liệu có tốt cho mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước hay không khi chúng tôi đã gửi 100.000 quân đến Việt Nam. Cá nhân, tôi nghĩ sẽ tốt hơn cho những người lính trong quân đội của chúng tôi trở về nhà ngay sau khi họ hoàn thành công việc. Trong vấn đề này, chúng tôi không có bất kỳ ý định xấu nào, nhưng kết quả không phải là những điều mà cả hai nước chúng ta muốn.

Cách đây không lâu, có một chuyện đã xảy ra mà chúng tôi nghĩ không phải là ngẫu nhiên: Trên đường đến Hòn Gai để lấy than đá, một con tàu Trung Quốc đã không được phép cập cảng. Nó đã ở lại ngoài khơi 4 ngày. Yêu cầu để gọi từ bờ bị từ chối. Con tàu này đang thi hành nhiệm vụ theo một thỏa thuận thương mại, không phải là một tàu chiến.

Lê Duẩn: Chúng tôi không biết điều này.

Đặng Tiểu Bình: Bộ ngoại giao của chúng tôi đã gửi một bản ghi nhớ cho các ông, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa trả lời. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trong 10 năm qua.

image053
Ông Chu Ân Lai (phải). Photo courtesy of Wikipedia.

 

Chu Ân Lai: Ngay cả tàu Trung Quốc yêu cầu được vào cảng Việt Nam trốn máy bay Mỹ, để được cung cấp nước ngọt và gọi điện thoại cũng bị từ chối. Một trong những cán bộ của chúng tôi, người phụ trách việc mua bán với nước ngoài, sau đó đã thảo luận với các nhà chức trách ở cảng nhiều lần, và sau đó con tàu mới có thể vào cảng của các ông. Các đồng chí phụ trách cảng Cẩm Phả thậm chí nói: Đây là chủ quyền của chúng tôi, các ông chỉ có thể vào khi được phép. Trong khi đó, chúng tôi nói rằng tất cả các tàu và máy bay của Việt Nam có thể vào các cảng và sân bay của Trung Quốc bất cứ lúc nào nếu bị máy bay Mỹ truy đuổi.

Đặng Tiểu Bình: Bây giờ, tôi muốn nói về một khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước. Trong số 100.000 quân lính của quân đội Trung Quốc, những người hiện nay đang ở nước các ông, có thể có người nào đó làm sai. Và về phía các ông, cũng có thể có những người muốn sử dụng những sự cố này để gây chia rẽ giữa hai đảng và hai nước.

Chúng ta nên thẳng thắn nói về vấn đề này bây giờ bởi vì điều này không chỉ là mảng tối mà còn gây một số thiệt hại trong các mối quan hệ của chúng ta. Nó không chỉ là những vấn đề liên quan đến sự đánh giá của chúng tôi về sự trợ giúp của Liên Xô. Các ông có nghi ngờ Trung Quốc giúp Việt Nam là vì mục đích riêng của chúng tôi? Chúng tôi hy vọng rằng các ông có thể nói trực tiếp cho chúng tôi biết nếu các ông muốn chúng tôi giúp đỡ. Vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng. Chúng tôi sẽ rút quân ngay lập tức. Chúng tôi có rất nhiều thứ cần làm tại Trung Quốc. Và những người lính trong quân đội đóng quân dọc theo biên giới sẽ được lệnh quay trở lại lục địa (4).

Sự phán đoán khác nhau

Lê Duẩn: Tôi xin trình bày một số ý. Khó khăn là sự phán đoán của chúng ta khác nhau. Theo kinh nghiệm trong Đảng của chúng tôi cho thấy, cần có thời gian để làm cho các ý kiến khác nhau đi đến sự đồng thuận.

Chúng tôi không nói chuyện công khai về các ý kiến khác nhau giữa chúng tôi. Chúng tôi chắc rằng sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam một phần là chân thành, cho nên chúng tôi không hỏi liệu Liên Xô sẽ bán đứt Việt Nam cũng như chúng tôi không nói Liên Xô vu cáo Trung Quốc trong vấn đề vận chuyển viện trợ của Liên Xô. Bởi vì chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi nói điều này, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn. Đó là do hoàn cảnh của chúng tôi.

image054

Quân đội Trung Quốc. Photo courtesy of ddcnd.org

 

Vấn đề chính là làm thế nào để đánh giá Liên Xô. Các ông đang nói rằng Liên Xô đang bán đứng Việt Nam, nhưng chúng tôi không nói như vậy. Tất cả các vấn đề khác bắt nguồn từ sự phán đoán này. Liên quan đến sự trợ giúp của Trung Quốc cho Việt Nam, chúng tôi hiểu rất rõ và chúng tôi không có bất kỳ mối quan ngại về điều đó. Bây giờ đang có hơn 100.000 quân lính của quân đội Trung Quốc tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ rằng bất cứ khi nào có chuyện nghiêm trọng xảy ra, có thể cần hơn 500.000. Đây là sự hỗ trợ từ một đất nước anh em.

Chúng tôi nghĩ rằng là một đất nước xã hội chủ nghĩa anh em, các ông có thể làm điều đó, các ông có thể giúp chúng tôi như thế này. Tôi đã có một cuộc tranh cãi với Khrushchev về một vấn đề tương tự. Khrushchev nói rằng người Việt Nam ủng hộ Trung Quốc sở hữu bom nguyên tử để Trung Quốc có thể tấn công Liên Xô. Tôi nói rằng điều đó không đúng sự thật, Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công Liên Xô.

Hôm nay, tôi nói rằng sự đánh giá của một đất nước xã hội chủ nghĩa đối với một đất nước xã hội chủ nghĩa khác phải dựa trên chủ nghĩa quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng tôi, nếu cuộc cách mạng Trung Quốc không thành công, thì cách mạng Việt Nam khó có thể thành công. Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng tôi chắc rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc là trực tiếp và rộng rãi nhất.

Như các ông đã nói, mỗi quốc gia nên tự bảo vệ mình nhưng họ cũng nên dựa vào sự trợ giúp quốc tế. Vì vậy, chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng sự nhiệt tình của các ông có thể gây nguy hại trong bất kỳ tình huống nào. Ngược lại, các ông càng nhiệt tình sẽ càng có lợi cho chúng tôi. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các ông có thể giúp chúng tôi cứu sống 2-3 triệu người. Đây là một vấn đề quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao sự nhiệt tình của các ông. Một đất nước nhỏ như Việt Nam rất cần sự trợ giúp quốc tế. Sự trợ giúp này tiết kiệm cho chúng tôi rất nhiều máu.

Các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tồn tại không chỉ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ mà còn trong tương lai dài lâu ở phía trước. Ngay cả khi Trung Quốc không giúp chúng tôi nhiều, chúng tôi vẫn muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, vì điều này đảm bảo cho sự sống còn của đất nước chúng tôi.

Mối quan tâm của chúng tôi không phải là Trung Quốc đang cố gắng để kiểm soát Việt Nam. Nếu Trung Quốc không phải là một đất nước xã hội chủ nghĩa thì chúng tôi thực sự quan ngại.

Lê Duẩn

Đối với Liên Xô, chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ trích Liên Xô nếu họ tiếp nhận những lời chỉ trích của chúng tôi.

Trong quan hệ giữa hai đảng chúng ta, chúng ta cảm thấy tốt hơn khi có nhiều sự đồng thuận và chúng ta lo ngại nhiều hơn khi có ít sự đồng thuận. Chúng tôi quan tâm không chỉ về sự trợ giúp của các ông mà còn quan tâm đến một vấn đề quan trọng hơn, đó là quan hệ giữa hai nước. Ủy ban Thường trực Trung ương Đảng của chúng tôi luôn luôn nghĩ đến việc làm thế nào để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai đảng và hai nước.

Về sự cố của tàu Trung Quốc gặp khó khăn khi vào cảng Việt Nam, tôi không biết vấn đề này. Chúng tôi không quan tâm đến vấn đề 130.000 quân lính của các ông ở nước chúng tôi, thì tại sao chúng tôi lại quan tâm đến một con tàu? Nếu đó là sai lầm của người phụ trách cảng, người này cũng có thể là một đại diện tiêu cực cố gắng kích động. Hoặc sai lầm của người này có thể được những kẻ khiêu khích khác sử dụng. Đó là một sai lầm cá nhân. Điều chúng tôi nghĩ về Trung Quốc không bao giờ thay đổi.

Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải có một nghĩa vụ đạo đức đối với các ông và đối với phong trào Cộng sản quốc tế. Chúng tôi tiếp tục đấu tranh chống Mỹ cho đến chiến thắng cuối cùng. Chúng tôi vẫn duy trì tinh thần quốc tế vô sản. Vì lợi ích của phong trào cộng sản quốc tế và tinh thần quốc tế, chẳng hề quan trọng nếu quá trình phát triển xã hội chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam kéo dài trong 30 hoặc 40 năm.

image055

Ông Lê Duẩn. Photo courtesy of Wikipedia.

 

Tôi muốn thêm một số ý kiến cá nhân của tôi. Hiện nay, có một phong trào cải cách tương đối mạnh mẽ trên thế giới, không chỉ ở Tây Âu mà còn ở Đông Âu và Liên Xô. Nhiều quốc gia áp dụng một trong hai con đường: chủ nghĩa cải cách hay chủ nghĩa phát xít, là những quốc gia bị giai cấp tư sản cai trị. Vì vậy, tôi nghĩ rằng nên có một số quốc gia cách mạng như Trung Quốc để đối phó với các quốc gia cải cách, chỉ trích họ, và đồng thời hợp tác với họ, để dẫn họ vào con đường cách mạng.

Họ là những nhà cải cách, do đó một mặt, họ là phản cách mạng, đó là lý do tại sao chúng ta nên phê bình họ. Nhưng mặt khác, họ chống đế quốc, đó là lý do tại sao chúng ta có thể hợp tác với họ. Trong lịch sử cách mạng Trung Quốc, các ông đã làm điều tương tự. Đồng chí Mao Trạch Đông thành lập Mặt trận Thống nhất chống Nhật với Tưởng Giới Thạch.

Vì vậy, ý kiến cá nhân của tôi là Trung Quốc, trong khi giữ nguyên các biểu ngữ cách mạng, cần hợp tác với các quốc gia cải cách để giúp họ thực hiện cuộc cách mạng. Đây là phán đoán cũng như chính sách của chúng tôi. Điều này không nhất thiết là đúng, nhưng đó là cam kết của chúng tôi chân thành với cách mạng. Dĩ nhiên, vấn đề này rất phức tạp. Như các ông đã nói rằng, ngay cả trong một đảng cũng có ba thành phần: hữu khuynh, trung dung và tả khuynh, do đó, tình hình nằm trong một phong trào cộng sản lớn.

Sự khác biệt trong việc phán đoán mang lại những khó khăn, cần có thời gian để giải quyết. Cần thiết để có thêm nhiều mối liên hệ để đạt được thỏa thuận trong nhận thức.

Mối quan tâm của chúng tôi không phải là Trung Quốc đang cố gắng để kiểm soát Việt Nam. Nếu Trung Quốc không phải là một đất nước xã hội chủ nghĩa thì chúng tôi thực sự quan ngại. Chúng tôi tin rằng các đồng chí Trung Quốc đến để giúp chúng tôi ra khỏi quốc tế vô sản.

Đặng Tiểu Bình: Về câu hỏi về “sự nhiệt tình”, làm ơn hiểu thêm yêu cầu của Mao Chủ tịch muốn nói đến thực tế mối quan hệ giữa hai nước và các bên không đơn giản. Mối quan hệ giữa các đồng chí cũng không đơn giản.

Ghi chú:

1. Khang Sinh (Kang Sheng) lúc đó là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và là thành viên của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu Cách mạng Văn hóa, ông ta sớm trở thành thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và là cố vấn cho “Nhóm Cách mạng Văn hóa,” cơ quan hàng đầu trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

2. Beidaihe (Bắc Đới Hà) là một nơi tham quan ven biển phía đông bắc của Bắc Kinh, nơi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xuyên nghỉ mát và có các cuộc họp quan trọng trong mùa hè.

3. Văn Tiến Dũng (1917) (**) là người giữ vị trí lãnh đạo thứ hai trong quân đội Bắc Việt, sau tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1953-1978, chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tổng tấn công năm 1974-1975. Ông là ủy viên Bộ chính trị từ năm 1972-86, Thứ trưởng cho đến khi trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1978-1980. Nghỉ hưu năm 1986.

4. Trong một cuộc trò chuyện riêng cùng ngày, Chu Ân Lai nói: “Sau khi Kosygin (***) đến thăm Việt Nam và hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam, chúng tôi có những bất đồng mới với Liên Xô về yêu cầu của họ sử dụng hai sân bay của chúng tôi và đề nghị của họ để vận chuyển vũ khí tới Việt Nam. Các ông ca ngợi Liên Xô đã giúp viện trợ rất nhiều cho các ông thì được. Nhưng mà các ông đề cập nó cùng với viện trợ của Trung Quốc là một sự xúc phạm đến chúng tôi”. Đặng Tiểu Bình nói thêm, “Vì vậy, từ bây giờ, các ông không nên đề cập đến sự viện trợ của Trung Quốc chung với sự viện trợ của Liên Xô”./

Ngọc Thu lược dịch theo Wilson Center
09 Tháng Mười 2014(Xem: 17906)
Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước. Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập. Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 16412)
Một chiếc tàu chở dầu mang cờ hiệu Việt Nam vừa bị mất tích trên đường đi từ Singapore về Quảng Trị. Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay, 07/10/2014, cơ quan quốc tế chuyên trách theo dõi nạn cướp biển, trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã tỏ ý lo ngại trước khả năng chiếc tàu bị hải tặc cướp đi.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 16334)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 17205)
Vào lúc hàng ngàn người đổ xuống các đường phố ở Hong Kong, giới hoạt động đòi dân chủ Việt Nam đang theo dõi các diễn biến. Tình cảm bài Trung dâng cao tại quốc gia cộng sản này, nhất là sau các liên quan đến những khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng các cuộc biểu tình thường vấp phải sự trấn áp nhanh chóng của cảnh sát. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 17595)
Bộ Nội vụ Việt Nam mới đề xuất bổ sung thẩm quyền của thủ tướng như giao quyền bộ trưởng trong trường hợp khuyết hay tạm giao quyền chủ tịch UBND tỉnh khi địa phương chưa kịp bầu chức danh này. Luật tổ chức Chính phủ 2001 được cho là hạn chế nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ và thủ tướng.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 18849)
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhận định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí là bước tiến tự nhiên trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt - Mỹ. Theo ông, hai nước đã nối lại quan hệ gần 20 năm nay, quan hệ giữa hai bên đã bình thường, còn việc cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là bất bình thường.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20684)
Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC
18 Tháng Chín 2014(Xem: 40937)
Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 19380)
Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 24276)
Cuộc triển lãm đầu tiên về cải cách ruộng đất năm 1946-1957 do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện mở cửa từ ngày 08/09/2014 dự kiến kéo dài đến hết năm nay. Nhưng đến hôm 11/09 vừa qua, Bảo tàng Lịch sử bỗng thông báo tạm ngừng mở cửa vì "sự cố kỹ thuật".
09 Tháng Chín 2014(Xem: 16451)
- Khi gửi bức thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được hồi đáp của ngài bộ trưởng, cũng không có ý đổ lỗi cho người đứng đầu ngành giáo dục về những bất cập mà người học ĐH, sau ĐH VN đang phải hứng chịu.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 18763)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 17540)
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 20573)
Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một 'sai lầm' theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 20387)
“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
25 Tháng Tám 2014(Xem: 17186)
Theo kế hoạch, phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Thị Hường (40 tuổi, vợ của nguyên bí thư xã Kim Long, huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khai mạc sáng mai 22-8.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 18540)
Với niềm ưu ái, tôi kính chào Đức Tổng Phanxicô Xaviê, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Quý Tổng Giám Mục, Quý Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể Anh Chị em đang hiện diện nơi đây.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 16579)
Ngày 7/8, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan đã ký kết thỏa thuận mua lại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với giá gần 900 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng).
15 Tháng Tám 2014(Xem: 15907)
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, hiện đang ở Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài từ 13/8-16/8.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 15753)
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.