Mỹ đào tạo phi công quân sự Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh

05 Tháng Sáu 20199:52 CH(Xem: 9222)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ NĂM 06 JUNE 2019


Mỹ đào tạo phi công quân sự Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh


03/06/2019


image021

Thượng úy Đặng Đức Toại, phi công quân sự VN, chụp cùng đồng nghiệp tại một căn cứ của Không lực Hoa Kỳ, tháng 6/2019


Thượng uý Đặng Đức Toại là phi công quân sự đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ tốt nghiệp chương trình đào tạo phi công của Không lực Hoa Kỳ, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội thông báo trong một bài viết ngắn đăng trên trang Facebook của mình hôm 3/6.


Đại sứ quán “chúc mừng” viên phi công được nêu tên và cho biết thêm ông Toại được đào tạo trong khuôn khổ Chương trình Lãnh đạo Hàng không của Không lực Hoa Kỳ (USAF), tại Căn cứ Không quân Columbus, bang Mississippi.


Các tài liệu công bố trên mạng của Bộ Quốc phòng và Hạ viện Mỹ cho biết, Không lực Hoa Kỳ được phép thực hiện Chương trình Lãnh đạo Hàng không để đào tạo phi công ở bậc căn bản và các huấn luyện khác có liên quan cho “không quân của các nước ngoài thân thiện và đang phát triển”.


Ra đời theo một đạo luật về ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 1994, Mỹ nhìn nhận rằng các nỗ lực của chương trình có thể “thúc đẩy các lợi ích về an ninh quốc gia của Mỹ” và “cải thiện quan hệ song phương” với các nước nhận tài trợ từ chương trình.


Chương trình bao gồm “dạy ngôn ngữ” và các học phần “nhằm thúc đẩy nhận thức và hiểu biết tốt hơn về các định chế dân chủ và khuôn khổ xã hội của Hoa Kỳ”, theo các tài liệu của Bộ Quốc phòng và Hạ viện Mỹ.


Theo tìm hiểu của VOA qua phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, phi công quân sự của Việt Nam bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện của Không lực Hoa Kỳ từ năm 2016.


Hồi giữa tháng 12/2017, tin tức trên báo chí Việt Nam cho biết, khi Đại tướng Terrence J. O’shaughnessy, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, thăm và làm việc tại Việt Nam, hợp tác về “huấn luyện, đào tạo phi công” là một trong các chủ để bàn thảo giữa vị tư lệnh và các lãnh đạo quốc phòng nước chủ nhà.


VOA được biết, trước ông Đặng Đức Toại, đã có một phi công khác của Không quân Nhân dân Việt Nam theo học chương trình của Không lực Hoa Kỳ trong hơn 2 năm. Nhưng “do hạn chế về tiếng Anh nên không tốt nghiệp được”, một nguồn tin ngoại giao không muốn nêu danh tính cho hay. Viên phi công đó được trao “chứng chỉ tham gia chương trình” thay cho bằng tốt nghiệp.


Trong thông báo trên trang Facebook chính thức, Đại sứ quán Mỹ nói rằng tiếp sau ông Toại, Trung uý Doãn Văn Cảnh, người hiện đang theo học Chương trình Lãnh đạo Hàng không, cũng sẽ sớm tốt nghiệp.


“Không lực Hoa Kỳ mong muốn có thêm nhiều phi công Việt Nam tham dự Chương trình Lãnh đạo Hàng không trong tương lai!” Đại sứ quán Mỹ nói.


Kèm theo bài đăng của đại sứ quán là bức ảnh chụp Thượng úy Toại đứng cùng hai phi công ngoại quốc trước một chiếc Beechcraft T-6 Texan II, là máy bay huấn luyện nhỏ có động cơ cánh quạt và 2 chỗ ngồi.


Hồi tháng 2 năm nay, trong báo cáo gửi đến Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đề cập một số loại vũ khí Mỹ mà Việt Nam đặt mua hoặc được tặng, trong đó có các máy bay không người lái ScanEagle, máy bay huấn luyện T-6 và tàu tuần duyên thứ 2 của lực lượng Tuần duyên Mỹ.


Sau khi báo chí loan tin về việc Việt Nam sẽ nhận được T-6, báo Đất Việt đưa ra phỏng đoán rằng đây có thể là một bước để Việt Nam chuẩn bị cho việc “hỏi mua” tiêm kích hạng nhẹ F-16 của Mỹ nhằm thay thế số MiG-21 đã nghỉ hưu, cũng như chuẩn bị cho việc phi đội Su-22 cũng sắp đến thời hạn ngừng bay.


Trước năm 1975, Mỹ đã đào tạo nhiều phi công chiến đấu cho Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam, khi đó là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo chủ nghĩa cộng sản ở miền bắc.


Sau khi phe cộng sản chiến thắng, Việt Nam có tên chính tức là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976.


Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào tháng 7/1995. Hai nước ký Biên bản Ghi nhớ (MoU) về Hợp tác Quốc phòng vào tháng 9/2011, một văn bản có mức độ ràng buộc pháp lý thấp nhưng vẫn được giới phân tích đánh giá rằng đó là “bước tiến lớn đánh dấu lần đầu tiên hai nước Việt, Mỹ định hình chính thức khuôn khổ hợp tác rõ ràng”.


Biên bản xác định 5 lĩnh vực thúc đẩy hợp tác quốc phòng gồm hợp tác an ninh hàng hải, hợp tác tìm kiếm cứu nạn, hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ nhân đạo và thiên tai, và hợp tác giữa các trường đại học quốc phòng và các viện nghiên cứu. (theo VOA)
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16220)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25476)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16802)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15844)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16376)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15570)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16211)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16156)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19277)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18475)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17311)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15690)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15754)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15413)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15431)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17716)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15360)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 19841)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19504)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.