Chủ quyền biển VN qua văn hóa Chăm

30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 17789)

Chủ quyền biển VN qua văn hóa Chăm

Nhà thơ Inrasara

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

BBC - thứ ba, 25 tháng 3, 2014

image020

Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.

Tìm ở đâu? – Không ở đâu cả.

Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, còn đóng tàu viễn dương, thì hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng.

Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng.

Nền hải sử Việt hoàn toàn thiếu vắng.

Do đó – khi Champa đã làm một với Tổ quốc Việt Nam thống nhất, thì việc nhận diện văn hóa biển của vương quốc Champa cổ sẽ bổ khuyết cho sự nhìn nhận thực thể Việt Nam.

Bởi không hướng biển, cho nên việc nhận biết thế giới của người Việt xưa cũng rất hạn chế.

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, kiến thức địa lý thế giới ở Trung Quốc và Việt Nam hãy còn hết sức hạn chế và tạp nhạp, ngay tờ quan báo do tỉnh Quảng Đông phát hành từ năm 1819 đến năm 1822 còn giải thích Bồ Đào Nha ở cạnh Malacca, mà Pháp và Bồ Đào Nha chỉ là một, hay nói một cách khác Pháp nằm kế cận eo biển Malacca!” (Vĩnh Sính, 2003, “Thử tìm hiểu thêm về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”, ERCT.com).

Trung Quốc đã thế, người Việt trước đó cứ nghĩ học Trung Quốc là đủ, chứ chưa chịu nhìn xa hơn, đi xa hơn, để học các nền văn minh khác. Mãi đến thế kỉ XIX, ta mới bắt đầu rục rịch “sang Tây dương”.

Mà Tây dương ấy, theo Vĩnh Sính, cũng chỉ đâu khoảng Malacca hôm nay. Sang Tây dương, ta mới vỡ lẽ:

Tân Gia từ vượt con tàu

"Suốt 17 thế kỉ tồn tại, người Chăm đã làm chủ Biển Đông, vùng biển mà người Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI gọi là Biển Champa "

Mới hay vũ trụ một bầu bao la...

(Cao Bá Quát).

Không đi biển, không có truyền thống “viễn dương” thì không có nền hải sử, là chuyện không lạ. Champa ngược lại, người Chăm viễn dương từ rất sớm. Sớm và xa. Viễn dương đầy chủ động.

Người Chăm làm chủ Biển Đông

Ngay ở thế kỉ thứ V, sử sách ghi nhận, vua Champa là Gangaraja sau vài năm trị vì, đã nhường ngôi lại cho cháu, để sang Ấn Độ.

Đây là vị vua duy nhất của Đông Nam Á thuộc Ấn Độ giáo đã vượt biển sang bờ sông Hằng.

Suốt 17 thế kỉ tồn tại, người Chăm đã làm chủ Biển Đông, vùng biển mà người Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI gọi là Biển Champa - Sea of Champa, sau đó người Trung Quốc mới gọi là biển Nam Hải, để sau rốt ta đổi thành Biển Đông.

image021

Hiện vật từ văn hóa Chăm thuộc Việt Nam ở bảo tàng Guimet, Paris

Thế kỉ thứ X, bộ phận lớn người Chăm thiên di qua Đảo Hải Nam – Trung Quốc sinh sống, hiện họ vẫn còn nhớ mình từ đâu tới. Trước đó nữa, thời vương quốc còn mang tên Lâm Ấp, nghĩa là trước năm 749 khi Lâm Ấp đổi thành Hoàn Vương, người Chăm đã có những giao lưu với Nhật Bản. Vũ Ngọc Liễn khám phá thấy, vở kịch:

“Long vương” của Champa lúc ấy có tên Lâm Ấp lưu lạc đến Nhật Bản, được người Nhật trích dịch chọn một phần dựng thành điệu múa “Long vương vũ”. Các học giả Nhật Bản thẩm định rằng: Điệu La Lăng vương không phải từ Trung Hoa truyền đến mà là nhạc của nước Lâm Ấp” (2009, Tagalau 9, “Điệu múa Chăm lưu lạc trên đất Nhật”, tr. 116-118).

Riêng kiến trúc và điêu khắc, sau những chuyến lang bạt kì hồ, người Chăm đã biết thâu thái từ nền kiến trúc của các nước láng giềng: Thái Lan, Khmer, Java, Indonesia… để sáng tạo nên nền kiến trúc kì vĩ của mình với rất nhiều phong cách khác nhau. Không có những chuyến viễn dương, thì sẽ không thể làm được bao công trình bất hủ kia.

Thế nên, chuyện người Chăm [của Việt Nam] đã làm chủ Hoàng Sa – Trường Sa là chuyện nhỏ. Vậy đâu là cứ liệu?

Câu chuyện Po Rome (1627-1651) qua Kelantan để lại mấy thế hệ hậu duệ bên ấy, hay trường ca cổ Chăm kể về Po Tang Akauk sinh ra, sống và chết đi với biển, cũng là một mảnh huyền sử về văn hóa biển đáng giá.

Urang hu sang si đih

Ppo ngap anih dalam tathik

Urang hu sang si dauk

Ppo ngap danauk dalam tathik

Người có nhà để ngủ

Người cất chỗ trú giữa đại dương

Người có nhà để ở

Người lập nơi ngụ giữa đại dương.

(Inrasara, 1996, Văn học Cham II – Trường ca, NXB Văn hóa Dân tộc)

Sự khác biệt “đất liền/biển” giữa Việt và Chăm – khác biệt để bổ khuyết cho nhau còn thể hiện ngay trong khẩu ngữ dân gian.

Như lối kêu than chẳng hạn, người Kinh kêu “trời đất ơi”, còn Chăm là “trời biển ơi” (lingik tathik lơy).

Người Chăm nhìn lên thấy trời, cúi xuống thấy biển – chứ không phải đất. Nghĩa là đời sống Cham đa phần gắn chặt với biển.

Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế họ đã có sự giao lưu kinh tế văn hoá với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.” (Nguyễn Đức Hiệp, 2006, “Lâm Ấp, Champa và di sản”, Vanchuongviet.org).

image022

Quốc tế công nhận văn hóa Chăm là một phần di sản của Việt Nam

Do đó, nói như Phạm Huy Thông:

Văn hóa Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hóa Sa Huỳnh nảy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay (…) và người Chăm là một gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á Hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết.” (1988, “Lời giới thiệu”, Điêu khắc Chăm, NXB Khoa học Xã hội).

Đặc biệt trong lịch sử Champa, thương cảng Cù lao Chàm có vai trò cực kì quan trọng trong việc giao thương đường biển của cả Đông Nam Á. Đó là một cảng lớn khu vực được người Chăm sử dụng làm trạm trung chuyển hàng hóa từ Ả Rập, Ấn Độ sang Trung Quốc.

“Cù Lao Chàm với vị thế thuận lợi của mình đã vươn lên thành thương cảng số một của vương quốc Champa… Trên quãng đường dài từ Kra Isthmus (nam Thái Lan, bắc Mã Lai ngày nay) đến Canton (Quảng Châu - Trung Quốc) chỉ có một trạm dừng chân duy nhất là Chiêm cảng - Cù lao Chàm, nơi có thể nghỉ ngơi, tích trữ lương thảo, nước ngọt và buôn bán, trao đổi hàng hoá... trước khi dong buồm thẳng sang Trung Quốc mà không cần phải ghé vào một số cảng ở miền Bắc Việt Nam.

Thư tịch cổ của người Ả Rập thế kỷ IX (851-852) cho biết những thuyền buôn từ Tây Á sang Trung Quốc và ngược lại, thường ghé qua Cù Lao Chàm của Champa để lấy nước ngọt và trầm hương” (Lâm Thị Mỹ Dung, 2012, “Cù Lao Chàm, chiều dày lịch sử và văn hóa”, vntimes.com.vn).

Lịch sử và chủ quyền

Thế kỉ X, qua thương cảng Cù lao Chàm, Người Chăm buôn bán mọi thứ, từ nước ngọt cho đến trầm hương.

Các sự kiện lịch sử liên quan đến Cù lao Chàm đã được nhà sử học G. Maspéro ghi nhận cụ thể qua công trình lỗi lạc của ông "Le Royaume du Champa" (1928, Van Dest, Paris).

Ở đó, ông nói “... các tàu thuyền ngoại quốc phải mời nhân viên nhà vua lên tàu xem xét, khi hàng đến cảng (p. 29).

Bao nhiêu chứng cứ về hải sử Việt Nam ở quanh đó. Vậy mà, mấy năm qua nhiều dấu vết lịch sử nơi hòn đảo này đang bị bôi xóa.

Như thể một “phi tang lịch sử”. Đó là thái độ vô cùng nguy hiểm và tai hại.

Tại sao?

image023

Các thư tịch cổ đều nói về thương cảng Cù Lao Chàm và khu vực Bình Thuận

Bởi khi văn hóa biển của Cù lao Chàm bị xóa sổ, chúng ta mất đi một phần cứ liệu lịch sử giá trị để chứng thực cho chủ quyền biển đảo của đất nước Việt Nam hiện đại.

Việt Nam là một thể thống nhất từ ba vương quốc cổ: Đại Việt, Thủy Chân Lạp và Champa với nền văn hóa – văn minh riêng. Đó là điều quý hiếm.

Nhận diện và chấp nhận hiện thực lịch sử này để biết rằng, tất cả làm làm phong phú và đa dạng nền văn hóa Việt Nam, chứ không phải ngược lại. Ở đó, nói như Phạm Huy Thông:

Văn hóa Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hóa Sa Huỳnh nảy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay...và người Chăm là một gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á Hải đảo, mà quan hệ nhiều mặt giữa đôi bên ngày càng trở nên mật thiết.” (1988, “Lời giới thiệu”, Điêu khắc Chăm, NXB Khoa học Xã hội).

Hơn nữa, khi người Chăm và văn hóa Champa với 'Ý thức về đại dương, biển lớn' (chữ dùng của Tạ Chí Đại Trường, 2009, Bài sử khác cho Việt Nam, NXB Văn Mới, Hoa Kì, tr. 23) sớm và mạnh, đã để lại dấu ấn đậm nét trên một vùng biển Đông Nam Á rộng lớn.

Những vết tích lịch sử ấy – nếu ta biết nâng niu và khai thác đứng mức - sẽ là cứ liệu khởi đầu và gợi mở để đặt nền móng cho hải sử Việt Nam trong những năm sắp tới. Chắc chắn thế!

Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của nhà thơ, nhà nghiên cứu người Chăm, ông Inrasara Phú Trạm ở TPHCM.

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

TQ yêu cầu Mỹ ‘công bằng’ ở Biển Đông

Cập nhật: 08:55 GMT - thứ ba, 25 tháng 3, 2014 

image024

Hai nguyên thủ Mỹ-Trung đang có chuyến công du châu Âu cùng lúc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai ngày 24/3 rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, hãng tin Anh Reuter đưa tin.

“Về vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình,” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói với người đồng cấp Mỹ.

Hai ông Obama và Tập Cận Bình có cuộc gặp bên lề tại Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Hai ngày 24/3.

Ông Tập cũng nói ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự và thực hiện thêm nhiều cuộc tập trận chung để giúp ‘tránh hiểu lầm và tính toán sai’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai nhà lãnh đạo đã đạt được 10 thỏa thuận, trong đó có thống nhất quy tắc về hoạt động quân sự và hàng hải trong vùng biển quốc tế, theo tờ China Daily.

Cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo tại The Hague còn xoay quanh các chủ đề Ukraine, Bắc Hàn và quan hệ quân sự giữa hai nước, theo Reuters.

Phía Mỹ cho biết Tổng thống Obama đã ‘nhắc lại mối quan ngại về vùng nhận dạng phòng không (trên Biển Hoa Đông) mà Trung Quốc mới thiết lập’, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo hôm 24/4.

Cũng theo ông Rhodes thì ông Obama ‘đã bày tỏ quan ngại về việc cần phải giảm căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông’ nhưng cũng lưu ý rằng ‘Mỹ không phải là một bên có tranh chấp’.

“Tổng thống nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này,” ông Ben Rhodes cho biết.

“Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên tổng thống đã nhắc lại sự ủng hộ của ông cho an ninh của các nước đồng minh là Nhật Bản và Philippines.”

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20063)
Phát hiện trên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản. Tiến sĩ Hiroshi Tachihara, Chủ tịch danh dự Hiệp hội này và người kế nhiệm, tiến sĩ Tsutomu Honda, Chủ tịch Hiệp hội Hang động núi lửa Nhật Bản, đã đến Việt Nam để cùng hợp tác nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hệ thống hang động ở Đăk Nông. “Điều này khiến chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ban đầu chúng tôi không nghĩ Việt Nam có hoạt động núi lửa”, ông Hiroshi Tachihara nói.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18133)
Đây là di sản thiên nhiên độc đáo của quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Phát hiện chấn động này mở ra tiềm năng du lịch to lớn cho khu vực Tây Nguyên.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16804)
Dân trí - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tham dự lễ khởi công xây dựng công trình hệ thống cung cấp điện phục vụ cho việc thi công Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18173)
Ngày 19/03/2014 vừa qua là cột mốc thời gian lịch sử đối với Ngành Năng lượng Hạt nhân Việt Nam: chiếc lò phản ứng đầu tiên, duy nhất nước ta (tạm gọi Lò Đà Lạt 1) đã hoạt động khai thác tròn 30 năm tuổi, kể cả những quảng thời gian ngắn sửa chữa, khôi phục, mở rộng và thay nạp nhiên liệu mới (Mỹ rút hết nhiên liệu về nước từ 1975).
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17011)
Một báo cáo mới được công bố cho biết hiện Việt Nam có 210 người siêu giàu, tăng 15 người so với năm ngoái. Như vậy, con số người siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng đều đặn mỗi năm. Năm 2011, Việt Nam có 170 triệu phú tiền đôla. Năm 2012, con số này tăng lên 195 người.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18542)
Nhiều ý kiến đã phản đối, nói rằng địa điểm này quan trọng về an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cho dừng một dự án ở đèo Hải Vân sau những phản đối liên quan lý do quốc phòng an ninh. Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuyên bố tỉnh chủ động cho dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế trên đèo Hải Vân.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17313)
Lao Động - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp phép cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, Trung Quốc) xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân có vốn đầu tư lên đến 250 triệu USD. Tuy nhiên, địa điểm này được các nhà nghiên cứu xem là khu vực trọng yếu về quốc phòng nên việc triển khai dự án bị dư luận phản ứng rất gay gắt.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17441)
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18633)
Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội “tại sao có sân golf trong sân bay” chiều 4/11/2014, ông đại tướng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh giải trình: “…Trước hết là sử dụng đất, thì đất ở đây là đất lưu không, đất ở loại khung sườn, tức là không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới…”.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17759)
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24769)
Danlambao nhận được bài viết sau đây từ một cán bộ đảng từng làm việc bên cánh "chính phủ". Xin gửi đến các bạn trong thôn để có thêm thông tin về tình hình nội bộ đảng CSVN đã bắt đầu sôi động cho những chiếc ghế quyền lực sẽ được tranh giành ráo riết trong kỳ đại hội đảng sắp đến.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 20068)
“Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”
22 Tháng Mười 2014(Xem: 17318)
Trong dòng thời sự quốc tế sôi động từ Ebola đến Ukraina, thông qua cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhật báo kinh tế Les Echos đã ghé mắt nhìn sang Việt Nam, với một bài phân tích đề án phát triển cảng Hải Phòng vừa được khởi động, nhằm biến nơi này thành một cửa ngõ thông thương quan trọng của miền Bắc Việt Nam và miền… Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18332)
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu, hôm 18/10, gửi thư xin lỗi Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam vì đã nhầm lẫn khi tuyên bố rằng Tokyo đã cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD để tiến hành dự án Cảng hàng không Long Thành ở tỉnh Đồng Nai.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18509)
Năm 1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của họ.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 20281)
Theo tin của tờ Tuổi Trẻ, ngày 08/10/2014 vừa qua, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đúng hơn đây phải gọi là bùn màu đỏ, màu của đất bazal và tuy bùn đỏ này không nguy hiểm bằng bùn đỏ thật sự, nhưng sự kiện này một lần nữa gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực, ấy là chưa kể những thiệt hại về kinh tế và nguy cơ về an ninh quốc phòng.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17282)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và ông Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội hôm 25/08/2014 Thủ tướng Việt Nam đang có chuyến thăm châu Âu từ ngày 12/10 đến 18/10 nhằm đẩy mạnh hợp tác với các đối tác châu Âu, theo truyền thông trong nước.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21198)
Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.