Dân chủ, hòa giải, giải phóng

06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 19388)

image003
Nghệ sĩ Lộc Huyền và đốm lửa hoa đăng cầu siêu cho những vị anh hùng hy sinh trên biển Đông. Ảnh LKT

Dân chủ, hòa giải, giải phóng

Tiến sĩ Jonathan London

Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong

BBC - thứ tư, 30 tháng 4, 2014

image004

Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn gốc của những thách thức đó.

Mặt khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của hôm nay luôn luôn tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy nghĩ do chính lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn có những thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng quyền lợi của hiện trạng đó.

Trong dịp ngày 30 tháng 4 năm 2014 tôi xin trân trọng đề nghị để hòa giải dân tộc, nhân dân Việt Nam ở hai bên phải đối mặt lịch sử theo một cách mới. Phải có đủ dũng cảm để thực hiện những bước đi cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phải nhận ra rằng giải phóng thực sự cho toàn quốc Việt Nam sẽ chỉ có nếu toàn dân Việt Nam thực sự thống nhất về một số nguyên tắc thiết yếu do chính người dân Việt Nam và mọi người dân Việt Nam quyết định hay có sự ưng thuận thực sự của họ.

Trong 39 năm qua, đặc biệt là từ đầu thập kỷ 90, người dân Việt Nam ở khắp nơi (kể cả ở ngoài nước) đã thấy những thay đổi sâu sắc trong xã hội của đất nước mình. Từ một mô hình kế hoạch tập trung Việt Nam đã chuyển sang một mô hình dựa vào kinh tế thị trường. Từ một nước đói nghèo, Việt Nam đã lên đường công nghiệp hóa.

Rõ ràng sự phát triển của đất nước có nhiều yếu tố rất hứa hẹn bên cạnh những thách thức rõ nét. Vấn đề hòa giải là một trong những thách thức lớn đó. Cách trả lời câu hỏi này hoàn toàn phù thuộc vào quan điểm của mọi người đối với một câu hỏi lớn hơn nữa: Chúng ta muốn có một Việt Nam như thế nào?

Những lý do để ủng hộ một quá trình hòa giải ở Việt Nam được nói đến nhiều nhất chính là để mở rộng điều kiện của mọi người tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sự thực rằng chúng ta vẫn đang bàn, tranh cãi, và suy ngẫm về hòa giải ở Việt Nam sau gần 40 năm kể từ ngày 30/4/1975 chứng tỏ rằng cách tiếp cận vấn đề hòa giải đến nay vẫn còn nông cạn và hoàn toàn chưa được.

Muốn có một quá trình hòa giải thực sự phải cam kết nỗ lực để đầy mạnh một “xã hội mở,” một “xã hội bao gồm” mà trong đó ai cũng đều có cơ hội để tham gia và không có việc bị loại trừ vì tư duy hay những tin tưởng của mình. Phải có những thể chế và hành vi dân chủ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu trong thông điệp đầu năm.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề hòa giải chưa bao giờ là một chuyện đơn giản và không thể diễn ra theo hướng một chiều. Muốn hòa giải phải có đủ dũng cảm chính trị để tưởng tượng và đấu tranh cho một tương lai khác hẳn với hiện nay.

Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản sẽ gửi lời xin lỗi chính thức tới hàng triệu người ở bên thua cuộc bị xúc phạm hay phân biệt đối xử trong nhiều năm trong thời hậu chiến? (Có người bảo tôi chuyện đó không bao giờ có! Chưa chắc! Có ai dám tưởng tượng Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải ở Nam Phi? )

Có ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam sẽ công nhận những bà mẹ (hay bà má) mất con cái trong chiến tranh ở bên thua cuộc cũng là những bà má anh hùng (nếu nghĩ về quá khứ vì nhiều thập kỷ chiến tranh của Việt Nam là một bi kịch lớn cho cả nước, cả dân tộc), và sẽ chu cấp cho họ một khoản tiền hàng tháng để công nhận cuộc chiến tranh của ngày xưa là một bi kịch cho toàn dân? (Trước khi loại trừ khả năng xin cho biết đã và đang có những nỗ lực ở một số cộng đồng ở miền nam Việt Nam để đề cập chính vấn đề này).

Có ai ở bên thua cuộc chấp nhận dành thời gian để chia sẻ những bước đầu họ cần làm trong một quá trình hòa giải? Tham gia những bàn tròn trên TV về hòa giải? (YouTube còn hoàn toàn miễn phí.)

Có ai ở cả hai bên thành lập một tạp chí do người đại diện cho các bên cùng biên soạn để đề cập những vấn đề phải đề cập? (Lập một trang blog có gì phức tạp đâu!)

image005

Bao giờ hết hình ảnh người Việt ở Mỹ phản đối chính quyền ở Việt Nam?

Có ai dám thành lập một quỹ chu cấp hòa giải hàng tháng? (Có quỹ Hoàng Sa rồi và nỗ lực đó có vẻ khá thành công)

Có ai dám tưởng tượng sẽ có một lá cờ hòa giải mà những người ủng hộ hòa giải đều có thể treo trước nhà trong những năm tới để bày tỏ tình yêu nước và người anh chị em Việt Nam? (Có bao nhiêu người Việt Nam thật có tài về nghệ thuật, cần chờ gì nữa?)

Có ai trong Đảng Cộng sản Việt Nam dám nghĩ đến một cách công khai những cải cách chính trị mà có thể mang lại dân chủ thực sự ở Việt Nam? (Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất hay rồi, dù chưa thấy bước quyết định nào. Vì sao?)

Nếu câu trả lời là không và những đề nghị này là hoàn toàn vô lý và không khả thi thì chúng ta không nên nói về hòa giải nữa. Hãy để cho những vết thương cứ mãi mãi không lành, duy trì một Việt Nam bất hòa muôn năm. Một kết quả đáng buồn và đáng tiếc.

Tôi hiểu rằng đã qua một năm mà Quốc Hội Việt Nam (tức Đảng Cộng Sản Việt Nam) vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng và vì thế tâm trạng trong và ngoài nước đối với vấn đề hòa giải thì rõ ràng điều này là không được tốt lắm. Thậm chí có người đã khuyên tôi đừng nói đến hòa giải nữa vì đau quá.

Thuyết định mệnh không bao giờ là một con đường hứa hẹn. Mới hôm qua có một cựu bộ trưởng tuyên bố xã hội dân sự phải được chấp nhận và bảo vệ. Đó là một bước đầu hết sức hứa hẹn. Vì không có xã hội dân sự thì không thể nào có một quá trình hòa giải thực sự. Phải hiểu rằng xã hội dân sự của Việt Nam là phức tạp. Nó không chỉ bao gồm những người ngoài bộ máy, mà còn có nhiều người có chân trong và ngoài bộ máy. Những người mà có đầu mà chưa thấy miệng vì những hạn chế và rủi ro cụ thể của họ.

Lịch sử không bao giờ quyết định tương lai. Nhưng những điều kiện của hôm nay – từ vật chất và thể chế cho đến cách suy nghĩ của chúng ta đều là sản phẩm của những quá trình lịch sử. ”Hội chứng chấn thương tâm lý” (PTSD) không chỉ xảy ra với bên thua cuộc mà là ở cả hai bên, từ những người dân thường đến những lãnh đạo các cấp.

Đó là một sự thật nước Việt Nam đã phải chịu đựng gần 40 năm trời nhưng vẫn chưa được công nhận. Những dấu hiệu của hội chứng này không chỉ xuất hiện ở khía cạnh tâm lý cá nhân mà về cả hành vi chính trị. Nhưng, khác so với rối loạn stress sau sang chấn thường loại, trường hợp của Việt Nam bao gồm cả xã hội, điều này đã và đang vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.

Đã gần 40 năm rồi. Người dân Việt Nam muốn tạo điều kiện để mọi người tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của đất nước, người Việt Nam phải nỗ lực để thực hiện một quá trình hòa giải cụ thể, không chỉ nói từ hòa giải.

image006
"Tôi nghĩ rằng muốn hòa giải thì phải có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo ra. Tôi nghĩ rằng xã hội dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần thiết để đạt được một quá trình hòa giải thực sự. "

Khác với đất nước Triều Tiên, Việt Nam không còn bị chia cắt nữa. Nhưng cũng khác so với Hàn Quốc hay Đài Loan, toàn dân Việt Nam thực sự chưa được thống nhất đối với những giá trị chính trị và dân sự thiết yếu. Chỉ khi mọi người dân Việt Nam từ mọi phía và mọi quan điểm chính trị đều thống nhất, như thế thì mới có giải phóng thực sự ở Việt Nam.

Có không ít người bảo tôi đặt quá nhiều niềm tin vào Đảng Cộng sản một cách thái quá. Họ bảo: “Khi mà những cuộc biểu tình ôn hòa về vấn đề cướp đất của nông dân, vẫn bị trấn áp một cách thô bạo. Những người bất đồng chính kiến vẫn bị bỏ tù, thì làm sao có hòa giải được?” Vâng, ai đã đọc những bài blog của tôi đều biết tôi đồng ý.

Thực sự tôi nghĩ gì về hòa giải ở Việt Nam? Tôi nghĩ rằng muốn hòa giải thì phải có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo ra. Tôi nghĩ rằng xã hội dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần thiết để đạt được một quá trình hòa giải thực sự. Vì muốn hòa giải thì sẽ phải có sự tham gia của mọi người ở đủ các bên. Và tất nhiên, nếu muốn hòa giải thì nhân quyền sẽ phải được bảo vệ và thúc đẩy từ mọi phía. Đó chỉ là những ý kiến cá nhân của tôi.Sau cùng, để có một quá trình hòa giải và hòa hợp người dân Việt Nam sẽ cần phải có những hành động cụ thể.

Các bạn thân mến, khi viết những bài blog, một khó khăn tôi luôn luôn phải đối phó xuất phát từ việc phải viết cho nhiều đối tượng độc giả và nhiều người trong số họ có khả năng sẽ không đồng ý với nhau. Một dân tộc còn nhiều bất hòa chưa được giải quyết. Tôi biết khi viết về chính trị mình sẽ phải “khéo léo” một chút. Về mặt đó chắc là tôi chưa hoàn thiện. Tôi muốn tiếp tục làm việc ở Việt Nam và đóng một vai trò có tính xây dựng thông qua nghiên cứu và phân tích chính sách. Những bài viết như thế này cũng có chủ định xây dựng mà thôi….

Tôi không muốn mình sẽ phải viết một bài như thế này nữa vào năm sau, đúng dịp 40 năm. 40 năm là đã quá lâu rồi, đúng không ạ? Chỉ khi có hòa giải thực sự Việt Nam mới được giải phóng, các bạn có đồng ý với tôi không?

Tác giả là giáo sư người Mỹ đang dạy ở Đại học Thành Thị Hong Kong. Ông đã nghiên cứu về Việt Nam từ đầu thập niên 1990 về những vấn đề chính trị xã hội và kinh tế, và đặc biệt quan tâm những lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội. Tác giả cho biết đây là bản "dài hơn và có nội dung tranh cãi hơn" bản được đăng ở báo Lao Động tại Việt Nam hôm 29/4.

30 Tháng Mười 2014(Xem: 22513)
Một vài người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về bài phỏng vấn của ông Châu Ngọc Thủy với bà Trần Khải Thanh Thủy đề cập về cá nhân tôi và đảng Việt Tân, một tổ chức mà tôi rất trân quý và hãnh diện là đảng viên trong suốt hơn 3 thập niên qua để thực hiện ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc
26 Tháng Mười 2014(Xem: 23968)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18056)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17886)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17669)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19340)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18193)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17941)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16891)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18521)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19361)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17886)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18985)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19101)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19401)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32522)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21102)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18142)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19684)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.