Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo

15 Tháng Mười 20209:26 SA(Xem: 6456)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ NĂM 15 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Khốn khổ, đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo


VOA 14/11/2019


image015Một đường dây giúp ông Lâm Nguyên Bách lấy visa du lịch Mỹ để đi làm chui, tháng 9/2017


Một người đàn ông trẻ tuổi ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mới đây nói với VOA rằng ông là “nạn nhân” của một đường dây đưa lậu người sang Mỹ làm việc chui, đã quay về Việt Nam và hiện đang bị đường dây này “uy hiếp” buộc phải trả món nợ hàng trăm triệu đồng cho chuyến đi.


Ông Lâm Nguyên Bách, 31 tuổi, cho biết sự việc bắt đầu từ giữa năm 2017, khi một người bạn cùng tuổi tên là Hồ Hoàng Chương từ Mỹ về gặp và “mời” ông Bách đi làm nghề đánh bắt cua ở bang North Carolina với thu nhập từ 4.000 đến 5.000 đô la/tháng.


“Việt kiều” Chương thỏa thuận miệng với ông Bách rằng chi phí để thu xếp cho ông sang Mỹ là 15.000 đô la (khoảng 350 triệu đồng). Số tiền này dùng để dựng lên một bộ hồ sơ giả nhằm xin visa du lịch Mỹ cho ông Bách.


Cơ hội việc làm ở Mỹ rất nhiều, như làm nail, làm phụ hồ, làm nghề biển, nấu ăn, rửa chén, phục vụ. Những việc này chỉ phù hợp với những gia đình có quốc tịch Mỹ chấp nhận bao che, bao bọc cho gia đình họ qua Mỹ theo diện đi bất hợp pháp. Ông Lâm Nguyên Bách



Khi ông bắt đầu đi làm ở Mỹ và đạt được thu nhập như đã hứa hẹn, tiền lương đó sẽ được trừ dần để trả cho số tiền phí 15.000 đô la, theo thỏa thuận, ông Bách kể lại.


Có thể hoàn cảnh của cá nhân ông Bách và điều kiện của gia đình ông đã làm ông trở thành “mục tiêu” của ông Chương. Ông Bách lý giải với VOA:


“Tại vì ông Chương biết tôi lúc này đang là lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định và tôi có 3 con, thì ông Chương nhắm vào tôi. Sau này tôi biết chắc là ông nhắm vào bố mẹ tôi, ông nhìn vào số tài sản của bố mẹ tôi để sau khi đưa tôi qua Mỹ sẽ quay về đòi nợ bố mẹ tôi, chứ không phải là cho tôi một công ăn việc làm ổn định”.


Qua mặt Tổng Lãnh sự quán Mỹ


Việc tạo ra một bộ hồ sơ giả để xin visa có sự tham gia của ít nhất 2 người bên Mỹ và 3 người ở Việt Nam, ông Bách cho VOA biết.


Theo đó, “Việt kiều” Chương và một “Việt kiều” nữa có tên Lâm Nguyên Quang, 66 tuổi, “chế” ra một bức thư trong đó nói ông Quang, quốc tịch Mỹ, sống ở Oakland, bang California, là cha ruột của ông Lâm Nguyên Bách, mời ông Bách sang thăm.


Cùng lúc, đầu đường dây bên Việt Nam “phù phép” biến ông Bách thành một nhân viên có thâm niên 3 năm tại Tập đoàn FPT với thu nhập 1.000 đô la/tháng, sinh sống tại một địa chỉ giả ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như có sổ tiết kiệm650 triệu đồng tại một ngân hàng.

image016

Thông tin giả ông Lâm Nguyên Bách phải học thuộc để đi phỏng vấn visa Mỹ, 2017


Khoảng cuối tháng 8/2017, theo yêu cầu của đường dây, ông Bách tới Tp. HCM và ở đó nhiều ngày để “luyện tập” hỏi đáp về các thông tin giả, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn visa tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ. Ông Bách kể lại:


“Họ đưa tôi các giấy tờ họ làm giả, yêu cầu tôi học thuộc, để khi vào Đại sứ quán Mỹ [nguyên văn] chắc chắn những câu hỏi này người của Đại sứ quán Mỹ sẽ hỏi tôi. Và họ cam kết với tôi là hồ sơ chắc chắn sẽ đậu 100%”.


Làm theo những chỉ dẫn này, ông Bách được Tổng LSQ Mỹ cấp visa vào cuối tháng 9/2017 và 6 tháng sau, tháng 3/2018, ông Chương về Việt Nam đón và đưa ông Bách sang Mỹ.


“Ông Chương này rất nhiều lần về Việt Nam. Mỗi lần về, ông lại dẫn một người sang Mỹ”, ông Bách nói với VOA.


VOA cố gắng liên lạc với cả 5 nhân vật trong đường dây, gồm ông Chương, ông Quang, và 3 người ở Việt Nam, nhưng tất cả những người này đều không hồi đáp.


Thất vọng, bỏ cuộc


Hạ cánh xuống đất Mỹ, ngày đầu tiên của ông Bách là một chuyến đi dài trên 1 chiếc xe bán tải do ông Chương cầm lái, đi đến “nơi xa xôi hẻo lánh nhất” của North Carolina, ở miền trung Bờ Đông nước Mỹ.


Ông Chương không có sẵn nơi ở tại địa điểm đó và mất 2, 3 ngày “đi loanh quanh” để thuê nơi ở, ông Bách nhớ lại.


Tiếp đến, ông Chương giao ông Bách thu dọn đồ trên một con thuyền. Sau 10 ngày, ông Bách hoàn thành công việc, ông Chương bán hết số đồ đó và mới “nói thật” rằng “nghề cua mất mùa 2 năm nay, không làm được nghề cua nữa”.


Giải pháp được ông Chương đưa ra là ông ta sẽ đưa ông Bách tìm nghề khác mà ông Bách chấp nhận được.


image017Ông Lâm Nguyên Bách có vài ngày vui vẻ khi mới đến Mỹ, 2018


Trong trạng thái hoang mang, xem như “đã bị lừa”, ông Bách phó mặc cho ông Chương “chở đi loanh quanh” cho đến khi được giới thiệu “làm phụ hồ” cho một Việt kiều làm nghề mua nhà cũ, sửa lại để bán.


Tôi không thể nảo làm việc chui ở nước Mỹ trong tình trạng hoảng loạn và lo sợ như vậy được.


Ông Lâm Nguyên Bách



Người chủ thầu này đồng ý thuê ông Bách, cũng như cho ông được thuê chỗ ngủ là phòng khách với giá 300 đô la/tháng. Sau khoảng 25 ngày làm việc, ông Bách bỏ cuộc. Ông nói:


“Tôi quyết định là tôi không thể nào đi làm thế này được. Tại vì đầu tiên là làm không có bảo hiểm, bị tai nạn lao động là tôi phải chịu hết. Thứ hai, nghề này không ổn định vì ông chủ thầu này khi nào ông mua nhà ông mới kêu mình đi làm. Thứ ba, khi police [cảnh sát] tới, ông không bảo đảm cho tôi là police có bắt tôi hay không. Tôi không thể nảo làm việc chui ở nước Mỹ trong tình trạng hoảng loạn và lo sợ như vậy được”.


Để về nước, ông Bách liên lạc với một người bà con xa của vợ, đi xe buýt mười mấy tiếng qua nhiều chặng đến bang Indiana, được đón ở đó rồi mua vé về Việt Nam.


Trong khi có nhiều người ở Việt Nam xem nước Mỹ như một miền đất hứa, ước ao và bằng mọi giá để đến đó, chấp nhận làm những việc phạm pháp, ông Bách lại bỏ về. Ông phân tích thêm vớiVOA vì sao ông lại suy nghĩ, hành động trái ngược nhiều người khác:


“Cơ hội công việc làm ở Mỹ rất nhiều, ví dụ như làm nail, thứ hai là làm phụ hồ như tôi, thứ ba là làm nghề biển, thứ tư là người ta trốn ở những nơi nấu ăn, nhà bếp, làm rửa chén, phục vụ. Những việc này chỉ phù hợp với những gia đình có quốc tịch Mỹ chấp nhận bao che, bao bọc cho gia đình họ qua Mỹ theo diện đi bất hợp pháp. Còn những người như tôi không có gia đình, họ hàng thân thích bên Mỹ sẽ rất dễ và chắc chắn sẽ bị cảnh sát bắt khi lao động chui”.


Những người lao động chui cũng không có bảo hiểm và các quyền lợi như các công dân Mỹ, thậm chí điều xấu nhất có thể xảy ra là “chết ở một nơi nào đó trên đất Mỹ mà không ai biết tới”, đó là điều mọi người cần hiểu, ông Bách nói thêm.


Côn đồ đòi nợ, nhà chức trách im lặng


Không lâu sau khi ông Bách về đến nhà, ông Chương và những người trong đường dây tìm đến, “đòi nợ” về số tiền làm hồ sơ giả cho chuyến đi Mỹ.


Ông Bách cho rằng thỏa thuận về công việc đã không đạt được như hứa hẹn, đồng thời yêu cẩu ông Chương chứng minh bằng giấy tờ về khoản nợ. Đáp lại, ông Chương “thuê dân xã hội đen’ đến bao vây nhà ông Bách, uy hiếp gia đình, kể cả bố mẹ ông Bách cho đến tận thời điểm hiện nay, tháng 11/2019.


Tôi không thể nào để các thế lực này cứ xuống gia đình mình, uy hiếp gia đình, bố mẹ và con cái mình được. Đó là động lực để tôi tố cáo vụ án này. Tôi chấp nhận sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật.


Ông Lâm Nguyên Bách



Phải chịu cảnh bị đe dọa, quấy rối kéo dài, ông Bách quyết định tố cáo đường dây làm hồ sơ giả với Tổng Lãnh sự quán Mỹ và công an địa phương, cho dù việc này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ông vì ông đã tham gia một hoạt động không đúng luật. Ông đưa ra lý do:


“Hiện tại là bố mẹ tôi đã già, con tôi đang nhỏ, mà những thế lực côn đồ không đi tìm tôi mà quyết định tìm tới những người thân của tôi. Tôi không thể nào để các thế lực này cứ xuống gia đình mình, uy hiếp gia đình, bố mẹ và con cái mình được. Đó là động lực để tôi tố cáo vụ án này. Tôi chấp nhận sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi tố cáo hành động này thì mong pháp luật hãy làm đến nơi đến chốn”.


image018"Dân xã hội đen" bao vây, hăm dọa gia đình ông Lâm Nguyên Bách, 2019


Trong một năm qua, ông Bách cùng gia đình đã trình báo cho nhà chức trách địa phương với đầy đủ các thông tin. Nhưng mãi cho đến ngày 12/11 bộ phận công an kinh tế thành phố Tuy Hòa mới mời mẹ của ông Bách đến hỏi câu chuyện phát sinh ra khoản nợ là như thế nào, chưa có bất cứ động thái gì điều tra về “đường dây làm hồ sơ giả để đi Mỹ”.


Cũng trong thời gian qua, ông Bách và người thân đã gọi điện và nhiều lần gửi email tố cáo đến Tổng LSQ Mỹ, nhưng “chưa thấy phản hồi gì”. Ông cho biết:


“Tôi có gọi điện đến Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam. Người tiếp nhận thông tin của tôi ở LSQ Mỹ thì tôi có cảm giác là người này rất là thờ ơ, và người này nói với tôi là ‘không đủ thông tin’ về ông Chương, người này không chấp nhận và cúp máy”.


VOA liên lạc bằng email đến Tổng LSQ Mỹ ở TP.HCM để tìm hiểu xem cơ quan ngoại giao này xử lý thư tố cáo của ông Bách ra sao, nhưng chưa nhận được câu trả lời của họ


Một cựu nhân viên Tổng LSQ Mỹ có thâm niên lâu năm, am hiểu về việc xét cấp visa Mỹ cho VOA biết có “vô số” các vụ làm giả hồ sơ xin visa Mỹ, và mặc dù Tổng LSQ không ngừng tiến hành điều tra nhưng “không thể” xử lý hết, số vụ bị phát hiện chỉ là “phần nổi của tảng băng”.


Lời tố cáo của ông Bách về đường dây đưa lậu người đi Mỹ làm chui được công khai với báo chí chỉ ít ngày sau khi xảy ra vụ việc đau lòng ở Anh, trong đó 39 di dân lậu người Việt bị phát hiện đã chết trong một xe container đông lạnh.


Ông Bách khẳng định với VOA rằng đi lậu sang Mỹ là một “sai lầm” và khuyên rằng những người muốn đi Mỹ hãy đi “đàng hoàng”, nhờ người thân bảo lãnh đúng luật.

26 Tháng Mười 2014(Xem: 23854)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 17935)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17758)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17582)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19216)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18103)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17849)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16790)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18417)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19244)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17750)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18860)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 18980)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19283)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32440)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 20996)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18035)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19555)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 26593)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.