15/8/2021: Hàng vạn Dân bỏ quê lên phố kiếm sống tháo chạy “đồ mắc dịch”

17 Tháng Tám 20218:34 SA(Xem: 5403)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ BA 17 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image012

15/8/2021: Hàng vạn Dân bỏ quê lên phố kiếm sống tháo chạy “đồ mắc dịch”


Ngày 31/07/2021, chống giặc dịch, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021. Để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”, "Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép", Thủ tướng lưu ý. (theo Vietnamnet 31/7/2021).


Ngày 16/8/2021, một công văn khẩn được Uỷ ban Nhân dân TPHCM ban hành hôm 15/8 cho biết việc giãn cách xã hội toàn thành phố tiếp tục được áp dụng tại đây từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó,” theo trang tin điện tử Đảng bộ Thành Phố Hồ Chí Minh, chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, được đưa ra nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh COVID-19.


image013Hàng nghìn người dân rời bỏ TPHCM khi biết tin thành phố sẽ thực hiện lệnh giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa từ 16/8/2021.  Nguồn VOA (16/8/2021)


image014Dân tình bá tánh hoảng kinh hồn vía vì “đồ mắc dịch” ở thành phố kéo nhau về quê. Nguồn Zing.vn


image015Chốt kiểm dịch Cai Chanh (Đắk R'Lấp, Đắk Nông) nhiều thời điểm bị quá tải vì lượng người đổ về Tây Nguyên đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông - Ảnh: N.G


image016https://danviet.vn/hang-nghin-nguoi-di-xe-may-ve-que-cua-ngo-tay-nguyen-cang-minh-chong-dich-20210725160814129.htm


image017Người dân ngồi vật vã khi không được cho về- Nguồn hình Vietnamnet


image018Quảng Ngãi ra lệnh ngăn dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về. (Hình: Quốc Triều/Dân Trí)


image019Chốt chặn ở Hà Nội ngày 28/7/2021. Ảnh Ngọc Thành. Nguồn: https://vnexpress.net/dich-o-ha-noi-rat-kho-du-doan-4331887.html


image020Sáng ngày 15/8/2021, tại chốt kiểm soát trên Quốc lộ 1 đoạn gần giao lộ với đường Phan Văn Hớn (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) hàng trăm người dân đi xe máy các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên… tập trung trở về quê.


Nhiều người đi xe máy, mang theo hành lý di chuyển qua các cửa ngõ phía đông TP.HCM để về quê. Tuy nhiên, khi tới các chốt kiểm soát tại cầu vượt Linh Xuân, Sóng Thần và khu vực Suối Tiên đều bị lực lượng chức năng chặn lại, yêu cầu tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh.


Một lãng đạo Đội CSGT Rạch Chiếc (PC08) cho biết, từ sáng có rất đông người dân muốn đi về quê, người dân chủ yếu di chuyền từng đoàn bằng xe máy ra các cửa ngõ phía đông.


Nhiều người mang theo cả con nhỏ, vật nuôi và đồ đạc tài sản do đã trả phòng trọ, chuẩn bị tin thần về quê. Trong đó, có nhiều nhóm là bạn bè, đồng hương… cùng hẹn nhau trở về. Tất cả đều bị chốt kiểm soát của Công an, UBND quận 12 chặn lại. (Pháp Luật)


image021Trong sáng ngày 15-8, rất đông người dân tập trung về quê trên Quốc lộ 1. Ảnh NT


image022Ước tính hàng vạn người đi xe máy tháo chạy khỏi Sài Gòn hôm 15/8/2021. Courtesy of VnExpress. Nguồn: https://www.datviet.com/hang-van-dan-nhap-cu-lai-thao-chay-khoi-sai-gon/


image023Trên quốc lộ 50 - một hướng khác từ TP HCM về các tỉnh miền Tây, hơn chục nhân viên y tế, cảnh sát, dân phòng chốt chặn trước cổng chào tỉnh Long An. Từ xa, cảnh sát dựng nhiều bảng thông báo "đề nghị người qua huyện Cần Giuộc phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trong 5 ngày".


Nguồn: VN Kinh hoàng, người dân ùn ùn tháo chạy khỏi "thành phố chết" mang tên HCM https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1485106



image024Tỉnh Bến Tre đã hoàn thành hai đợt đón rước 1.164 công dân từ TP.HCM về quê. Ảnh: ĐÔNG HÀ. Nguồn: https://plo.vn/xa-hoi/ben-tre-don-1164-cong-dan-o-tphcm-ve-que-an-toan-1008835.html

image025image026image027image028

VN: Đề nghị chính phủ cứu trợ vô điều kiện người dân đang ‘tháo chạy’ vì quẫn bách


16/08/2021


Khánh An-VOA


image026Dòng người kéo nhau về quê vào ngày 15/8/2021 sau khi TPHCM quyết định thực hiện giãn cách xã hội thêm một tháng.


Một số trí thức Việt Nam đang kêu gọi chính phủ phải đưa ra các giải pháp thực tế bên cạnh việc áp dụng “thiết quân luật” trong phòng chống dịch COVID-19, trong đó bao gồm cứu trợ khẩn cấp vô điều kiện cho nhiều người dân đang “chết đói trước khi chết vì dịch”.


“Đề nghị chính phủ có biện pháp cứu trợ khẩn cấp vô điều kiện cho đồng bào. Các nước, khi giãn cách, người dân được trợ cấp vô điều kiện từ 60%-80% lương, hoặc hơn nữa. Định hướng XHCN là đây. Không phải tìm ở đâu xa”, Tiến sĩ toán học nổi tiếng Nguyễn Ngọc Chu đưa kiến nghị trên trang Facebook, sau khi nêu ra tình trạng hàng ngàn người dân hôm 15/8 đã phải “tháo chạy” khỏi TPHCM vì không có miếng ăn sau khi có lệnh giãn cách thêm một tháng nữa.


Đề nghị của ông được hàng ngàn người ủng hộ và góp thêm ý kiến, trong đó nhiều ý kiến cho rằng chính quyền phải “quyết nhanh” việc này và số tiền cứu trợ khẩn cấp phải tới tay người dân càng sớm càng tốt khi nhiều người đã “quẫn bách lắm rồi”.


“Ăn mì (gói) gần một tháng rồi”, chị Danh, một công nhân trong nhóm hàng ngàn công nhân bị buộc phải quay trở lại TPHCM sau chuyến “tháo chạy” bất thành vào ngày 15/8, nói với VOA.


Nhóm công nhân mà chị Danh đi cùng có hơn một chục người. Họ bị chặn lại khi đang đi xe máy ra khỏi thành phố theo hướng Củ Chi, Bình Dương. Lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát nói với họ rằng Huế đã không còn nhận người trở về quê nữa và TPHCM đang thực hiện Chỉ thị 16 nên họ không được ra ngoài. Hai vợ chồng chị Danh đã để lại đứa con nhỏ 1,5 tuổi ở Huế để vào TPHCM làm công nhân cho xưởng làm cây thông. Cả hai đều thất nghiệp suốt mấy tháng nay. Thu nhập không có, trợ cấp cũng không tới tay.


“Bây giờ em cũng hết tiền trong người rồi. Em cũng không biết khi nào hết dịch nữa. Mấy anh ở trọ gần có người cho 2, 3 gói mì. Hai vợ chồng đã ăn mì gần một tháng rồi. Bây giờ em cũng không biết làm sao!”, chị Danh cho biết thêm.


Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một nhà tâm lý học hiện đang sống tại TPHCM, nói với VOA rằng người nghèo ở thành phố đang “bị kẹt giữa đôi đường” là Chỉ thị 16 và chết đói.


“Ở trên thì nói rất hay, là ‘Không để người dân nào bị đói ăn thiếu mặc’, ‘Không để người dân nào bị tụt lại phía sau’, nhưng thực tế về đến địa phương thì hỏi ra rất nhiều người không hề được trợ cấp”, TS. Mạc Văn Trang nói.


Hầu hết các công nhân mà VOA hỏi chuyện đều xác nhận thực tế này.


“Chỗ em không thấy gì hết trơn. Có ông tổ trưởng hổm ông đến mình ghi họ tên, rồi thất nghiệp ra sao đưa cho ổng, mà từ hôm giờ mà có thấy khoản tiền hỗ trợ gì đâu”, anh Cường, một công nhân làm từ nghề sắt thép cho đến phụ hồ ở Bình Chánh đã thất nghiệp nhiều tháng cho biết.


Chị Danh cũng cho hay chị đã làm đơn đăng ký xin trợ cấp ngay từ khi mới có thông báo lúc đầu nhưng từ đó đến nay không nhận được gì, hai vợ chồng nản và túng quẫn nên quyết định về quê.


Sau khi làn sóng công nhân nhập cư bị ngăn chặn và buộc phải quay trở lại TPHCM, nhiều trí thức Việt Nam tỏ ra lo ngại về những hệ luỵ xã hội khó lường khi hàng trăm ngàn người đang rơi vào tình cảnh chết đói dần.


Bên cạnh kêu gọi cứu trợ khẩn cấp, nhiều người cho rằng chính phủ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp bên cạnh các chỉ thị, quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt, mà theo TS. Mạc Văn Trang là “không khác gì thiết quân luật”.


Ông đề nghị, trước mắt, chính phủ Việt Nam nên thực hiện ngay một trong hai giải pháp. Thứ nhất, “Tổ chức đưa người ta về địa phương, bởi vì về địa phương thì người ta ở nhà, có bà con lối xóm, về tinh thần nó thoải mái. Thứ hai là người ta có thể kiếm ăn được, sống được. Bây giờ bắt người ta quay lại đây, sống trong nhà trọ như thế, tiền thì không có làm sao người ta sống được?!".


Thứ hai, "Nếu bắt người ta ở lại đây thì chính phủ phải trợ cấp thế nào để đến từng người dân, và trợ cấp đó phải thường xuyên để thay cho thu nhập bình thường để người ta có thể sống được”.


Một ngày sau khi xảy ra làn sóng công nhân tháo chạy khỏi TPHCM, hôm 16/8, chính phủ Việt Nam tiếp tục phát đi công điện của Thủ tướng yêu cầu các địa phương “không để người dân tự ý rời tỉnh, thành phố nơi đang thực hiện giãn cách về quê” và “không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế”.


TPHCM hiện là “tâm dịch” lớn nhất Việt Nam, với hơn 152.000 ca nhiễm COVID-19 trong số gần 280.000 ca trên cả nước tính đến ngày 16/8.